Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 4 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 4 môn Công nghệ năm 2023 – 2024.
Bạn đang đọc: Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Công nghệ 4 sách Chân trời sáng tạo
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Tiếng Việt, Tin học, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức, Lịch sử – Địa lí 4, Âm nhạc, Giáo dục thể chất để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 – 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn SGK Công nghệ 4 Chân trời sáng tạo
Câu 1. Điểm mới nổi bật của chương trình giáo dục môn Công nghệ 4?
A. Chương trình phù hợp điều kiện dạy học.
B. Chương trình dễ dạy cho giáo viên, dễ học cho học sinh.
C. Chương trình chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
D. Chương trình đa dạng nội dung.
Câu 2. Điểm mới nổi bật của SGK công nghệ 4 Chân trời sáng tạo là gì?
A. Sách được biên soạn với nhiều hình ảnh đẹp.
B. Sách chú trọng phát triển năng lực học sinh theo tiếp cận giáo dục STEM.
C. Sách có nội dung phù hợp với điều kiện dạy học ở địa phương.
D. Sách được biên soạn bám sát chương trình GDPT 2018.
Câu 3. Bản chất kĩ thuật, công nghệ được chú trọng trong SGK công nghệ 4 được thể hiện qua những điểm nào?
A. Sách chú trọng hình ảnh thật.
B. Sách có tỉ lệ kênh hình và kênh chữ cân đối, phù hợp lứa tuổi học sinh .
C. Sách có nội dung phù hợp với điều kiện dạy học ở địa phương.
D. Sách chú trọng cấu trúc, ứng dụng, quy trình sử dụng, chế tạo sản phẩm công nghệ
Câu 4. Cấu trúc của SGK công nghệ 4 gồm những phần nào?
A. Công nghệ và đời sống.
B. Thủ công kỹ thuật.
C. Đồ chơi dân gian.
D. Công nghệ và đời sống; Thủ công kỹ thuật.
Câu 5. Cấu trúc mỗi bài học của SGK công nghệ 4 được tích hợp các hoạt động sau:
A. Tạo động cơ học tập, khám phá kiến thức mới; củng cố đánh giá.
B. Tạo động cơ học tập, khám phá kiến thức mới; rèn luyện phát triển kỹ năng.
C. Tạo động cơ học tập, khám phá kiến thức mới, thực hành phát triển kỹ năng, luyện tập, vận dụng và ghi nhớ.
D. Tạo động cơ học tập, khám phá kiến thức mới; luyện tập; ghi nhớ.
Câu 6. Mục đích chính của hoạt động khởi động trong SGK công nghệ 4 là gì?
A. Tạo động cơ và nhu cầu học tập tốt cho học sinh.
B. Khám phá kiến thức khoa học cho học sinh.
C. Phát triển kỹ năng vận dụng cho học sinh.
D. Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.
Câu 7. Mục đích chính của hoạt động vận dụng trong SGK công nghệ 4 là gì?
A. Tạo động cơ học tập tốt cho học sinh.
B. Khám phá kiến thức mới cho học sinh.
C. Phát triển kỹ năng cho học sinh.
D. Phát triển năng lực cho học sinh.
Câu 8. Mục đích chính của hoạt động thực hành trong SGK Công nghệ 4 là gì?
A. Cung cấp kiến thức mới cho học sinh.
B. Rèn luyện phát triển kĩ năng cho học sinh.
C. Phát triển phẩm chất chủ yếu cho học sinh.
D. Phát triển năng lực công nghệ cho học sinh.
Câu 9. Khi sử dụng SGK công nghệ 4, giáo viên có thể thay đổi thứ tự mạch nội dung trong mỗi bài không? Vì sao?
A. Có thể thay đổi. Vì sách giáo khoa được biên soạn theo hướng mở.
B. Không thể thay đổi. Vì nội dung sách giáo khoa là pháp lệnh, bắt buộc phải theo.
C. Không thể thay đổi. Vì sẽ ảnh hưởng đến logic của mạch kiến thức và tiến trình phát triển năng lực cho học sinh.
D. Không thể thay đổi. Vì các hoạt động trong bài học của sách đã được biên soạn phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Câu 10. Những đối tượng nào có thể sử dụng SGK công nghệ 4?
A. Giáo viên, học sinh.
B. Giáo viên, phụ huynh.
C. Phụ huynh, học sinh.
D. Giáo viên, phụ huynh và học sinh.