Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 11 môn HĐTN, HN năm 2023 – 2024.
Bạn đang đọc: Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Toán, Ngữ văn, Vật lí, Tin học, Công nghệ, Địa lí 11 KNTT để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 – 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Đáp án tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1. Hãy xác định đâu không phải là đặc điểm, bản chất của HĐTN, HN.
A. Trong HĐTN, HN có sự chuyển hoá từ kinh nghiệm cũ sang kinh nghiệm mới.
B. HĐTN, HN được tổ chức theo phương thức trải nghiệm và khai thác cảm xúc của HS.
C. HĐTN, HN được thiết kế theo quy trình các bước tương tự các môn học nên GV có thể triển khai HĐTN, HN giống như môn học.
D. HĐTN, HN tạo cơ hội cho mọi HS tham gia trải nghiệm, phát huy tính tích cực, sáng tạo.
Câu 2. Cấu trúc SGK HĐTN, HN 11 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
A. SGK HĐTN, HN 11 dựa vào các tiểu mạch nội dung trong chương trình HĐTN, HN được cấu trúc thành 10 chủ đề. Mỗi chủ đề bao gồm cả 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Ba loại hình hoạt động này mang tính độc lập riêng.
B. SGK HĐTN, HN 11 có 10 chủ đề. Nội dung của mỗi chủ đề phản ánh một trong các tiểu mạch thuộc 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên, Hướng nghiệp trong chương trình HĐTN, HN.
C. SGK HĐTN, HN 11 có 10 chủ đề thể hiện yêu cầu cần đạt của 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên và Hướng nghiệp và thời lượng cho từng mạch nội dung được phân bổ như nhau.
D. SGK HĐTN, HN 11 được cấu trúc thành 10 chủ đề. Mỗi chủ đề được thiết kế dựa vào yêu cầu cần đạt quy định trong từng tiểu mạch nội dung chương trình HĐTN, HN 11. Nội dung của 3 loại hình hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hướng đến yêu cầu cần đạt của chủ đề.
Câu 3. Cấu trúc từng chủ đề trong SGK HĐTN, HN 11 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
A. Bắt đầu mỗi chủ đề là trang giới thiệu khái quát về chủ đề bao gồm: mục tiêu của chủ đề bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình HĐTN, HN 11 và định hướng nội dung Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp.
B. Nội dung Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp ở mỗi chủ đề có quan hệ chặt chẽ với Hoạt động giáo dục theo chủ đề. Trong đó, Sinh hoạt dưới cờ định hướng cho Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tuần; Hoạt động giáo dục theo chủ đề là loại hình hoạt động trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình, còn Sinh hoạt lớp tạo cơ hội cho HS chia sẻ kết quả và kinh nghiệm vận dụng của chủ đề.
C. Hoạt động giáo dục theo chủ đề theo quy trình trải nghiệm gồm các bước: Khám phá – Kết nối; Rèn luyện và Vận dụng. Cuối chủ để là các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4. Nhiệm vụ của bước nào trong quy trình trải nghiệm ở loại hình Hoạt động giáo dục theo chủ đề không tương tự các bước trong bài học của các môn học khác?
A. Khám phá: Khám phá xem HS đã có những kinh nghiệm nào, hiểu biết gì về vấn đề đặt ra.
B. Kết nối: Dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết đã có của HS kết nối với kinh nghiệm mới mà các em cần nắm được (có sự chuyển hoá từ kinh nghiệm cũ sang kinh nghiệm mới).
C. Rèn luyện: Yêu cầu HS vận dụng kinh nghiệm mới đã thu được ở bước kết nối vào giải quyết các nhiệm vụ, tình huống, vấn đề để hình thành kĩ năng mới.
D. Vận dụng: Tiếp tục củng cố kinh nghiệm và kĩ năng mới và phát triển phẩm chất năng lực qua việc yêu cầu HS giải quyết các nhiệm vụ, tình huống trong thực tiễn trong cuộc sống.
Câu 5. Trong video clip tiết minh hoạ, HS được rèn luyện thông qua những hoạt đông nào?
A. Hoạt động (1) và (2)
B. Hoạt động (2) và (3)
C. Hoạt động (2) và (4)
D. Hoạt động (3) và (4)
Câu 6. Những phương pháp tổ chức hoạt động nào được dùng nhiều trong SGK HĐTN, HN 11?
A. Thảo luận; Dự án; động não
B. Thảo luận; Kịch tương tác; xử lí tình huống
C. Thảo luận ; Xử lí tình huống; Lập kế hoạch
D. Động não, Xử lí tình huống; Tạo sản phẩm
Câu 7. Trong video tiết HĐTN, HN minh hoạ, GV đã sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học nào?
A. Thuyết trình, thảo luận.
B. Trò chơi, thảo luận, thuyết trình
C. Trò chơi, thảo luận, dự án
D. Trò chơi, thảo luận, nghiên cứu khảo sát phân tích.
Câu 8. Đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm của HS như thế nào?
Tùy chọn 1
Câu 9. Yếu tố nào trong số những yếu tố dưới đây gây ảnh hưởng đến chất lượng HĐTN, HN 11 của HS?
A. GV có thói quen triển khai tổ chức HĐTN như dạy các môn học.
B. GV chưa biết cách kết nối vốn kinh nghiệm đã có của HS với kinh nghiệm mới mà thường áp đặt những kết luận đã chuẩn bị sẵn.
C. GV chưa quan tâm khai thác hết trải nghiệm của HS, đến tương tác giữa HS với nhau và không khai thác cảm xúc của HS qua trải nghiệm.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 10. Những điều nào GV cần lưu ý trong từng bước khi thiết kế HĐTN, HN 11 cho HS?
A. Xác định được Làm gì và làm thế nào để khai thác tối đa những trải nghiệm, kinh nghiệm đã có của HS về vấn đề được đặt ra trong chủ đề; Những kinh nghiệm nào của HS có thể kết nối với kinh nghiêm mới? Chuyển hoá kinh nghiệm đã có của HS thành kinh nghiệm mới như thế nào?
B. Lựa chọn được những nhiệm vụ phù hợp, mang tính thực tiễn để HS có thể áp dụng kinh nghiệm mới để hình thành kĩ năng theo kinh nghiệm mới. Sử dụng hình thức, phương pháp nào để tăng tính trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS?
C. Yêu cầu và hướng dẫn HS vận dụng kinh nghiệm mới, kĩ năng mới như thế nào để phát triển năng lực và phẩm chất mong đợi cho HS.
D. Tất cả những điều trên.