Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 – 2023 môn Mĩ thuật Bản 1, Bản 2.
Bạn đang đọc: Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo (Bản 1, 2)
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Công nghệ, Đạo đức, Giáo dục thể chất 3 sách Chân trời sáng tạo để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo
Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 3 Chân trời sáng tạo – Bản 1
Câu 1: Theo định hướng nội dung và yêu cầu cần đạt của Chương trình Mĩ thuật 2018, SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) được biên soạn gồm mấy chủ đề?
A. SGK Mĩ thuật 3 (CTST – Bản 1) có 5 chủ đề.
B. SGK Mĩ thuật 3 (CTST – Bản 1) có 6 chủ đề.
C. SGK Mĩ thuật 3 (CTST – Bản 1) có 4 chủ đề.
D. SGK Mĩ thuật 3 (CTST – Bản 1) 1 có 8 chủ đề.
Câu 2: SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) có các hoạt động chủ yếu nào?
A. Tìm hiểu, Cách thực hiện, Thực hành, Trưng bày giới thiệu sản phẩm, Vận dụng sáng tạo.
B. Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng
C. Khám phá, Kiến tạo kiến thức – kĩ năng, Luyện tập – sáng tạo, Phân tích – đánh giá, Vận dụng – phát triển.
D. Quan sát – nhận thức, Sáng tạo – ứng dụng, Phân tích – Đánh giá.
Câu 3: Sách giáo khoa Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) chú trọng những yêu cầu gì trong các bài học?
A. Chú trọng đến yếu tố, nguyên lí mĩ thuật chủ yếu trong từng bài học.
B. Chú trọng nội dung, hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình chủ yếu trong bài.
C. Chú trọng hình thức mĩ thuật của bài học.
D. Chú trọng đến nội dung giáo dục và tích hợp với các môn học có liên quan đến mĩ thuật.
Câu 4: Những điểm nổi bật của sách giáo khoa Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) là gì?
A. Các bài học trong chủ đề có tính liên kết, hệ thống; đa dạng các hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình trong mỗi chủ đề.
B. Linh hoạt về phương pháp và tổ chức dạy học, kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống, tạo hứng thú học tập và sáng tạo cho học sinh theo năng lực cá nhân.
C. Ngôn ngữ mạch lạc, khoa học, dễ hiểu, hình ảnh gần gũi, hấp dẫn.
D. Tất cả các điểm trên.
Câu 5: Sách giáo viên Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) có thể sử dụng như thế nào?
A. SGV có thể thay thế giáo án khi giáo viên lên lớp.
B. SGV là tài liệu gợi ý để giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tế
C. SGV định hướng kế hoạch dạy học theo đúng thứ tự chủ đề, bài học.
D. SGV có hệ thống các câu hỏi để giáo viên sử dụng hỏi mọi học sinh trong lớp.
Câu 6: Khi xem bài dạy minh họa cần phân tích các vấn đề gì?
A. Xác định được các hoạt động trong bài học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên, sự tham gia của học sinh.
B. Xác định được các hoạt động trong bài học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên, cách đánh giá của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
C. Xác định tiến trình các hoạt động trong bài học, mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu bài học; cách tổ chức, gợi mở, hỗ trợ học sinh và đánh giá của giáo viên; sự tham gia của học sinh vào hoạt động học tập và kết quả.
D. Xác định được các hoạt động trong chủ đề/ bài học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên.
Câu 7: SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) thể hiện quá trình đánh giá theo Thông tư 27/2000/TT- BG & ĐT như thế nào?
A. Có thể sử dụng các yêu cầu học tập của SGK Mĩ thuật 3 để đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh.
B. Học sinh được tự nhận xét sản phẩm của mình, tham gia nhận xét sản phẩm của bạn và được giáo viên đánh giá nhận xét trong suốt quá trình học tập.
C. Học sinh được tham gia nhận xét sản phẩm của mình, của bạn trong hoạt động Trưng bày sản phẩm.
D. Cha mẹ học sinh cũng được tham gia đánh giá bài trên lớp của con em mình.
Câu 8: Tiến trình hoạt động mỗi bài học trong SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1) được thực hiện như thế nào?
A. Theo trật tự các hoạt động 5 bước (Khám phá, Kiến tạo kiến thức – kĩ năng, Luyện tập – sáng tạo, Phân tích – đánh giá, Vận dụng – phát triển)
B. Tuỳ điều kiện dạy học thực tế để sắp xếp các hoạt động trước, sau.
C. Tuỳ thuộc nội dung bài, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện dạy – học, năng lực học sinh.
D. Khám phá bằng quan sát hình ảnh, hướng dẫn của giáo viên, thực hành, nhận xét, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống.
Câu 9: Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực, phẩm chất như thế nào?
A. Giáo viên là người tổ chức hoạt động, nêu vấn đề, đưa ra thách thức cho học sinh.
B. Giáo viên là người gợi mở nội dung, hướng dẫn, tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động học tập dựa trên năng lực, sở thích, sự sáng tạo và điều kiện thực tế của các em.
C. Giáo viên là người định hướng, dẫn dắt học sinh trong các hoạt động học tập phù hợp với ý tưởng và phương pháp dạy học được chuẩn bị theo kế hoạch có sẵn.
D. Giáo viên là người hỗ trợ để mọi học sinh đều hoàn thành bài tập theo đúng yêu cầu.
Câu 10: Giáo viên cần lưu ý gì khi lập kế hoạch bài dạy theo SGK Mĩ thuật 3 (Chân trời sáng tạo – Bản 1)?
A. Xác định đúng mục tiêu bài học được hướng dẫn cụ thể trong sách giáo viên Mĩ thuật 3 để đảm bảo bài dạy được thực hiện đúng yêu cầu cần đạt với học sinh.
B. Tổ chức các hoạt động cần linh hoạt, không cứng nhắc, hình thức, không tạo áp lực cho học sinh; Khuyến khích học sinh sáng tạo sản phẩm
mĩ thuật theo năng lực, sở thích và điều kiện thực tế.
C. Dựa trên mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, phương tiện dạy học phù hợp với năng lực, điều kiện thực tế.
D. Tất cả các lưu ý trên.
Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 3 Chân trời sáng tạo – Bản 2
Câu 1: Trong SGK Mĩ thuật 3 bộ CTST bản 2 có mấy bài tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật?
a. 2 bài
b. 3 bài
c. 4 bài
d. 5 bài
Câu 2: Trong 1 hoạt động dạy học giáo viên được sử dụng mấy phương pháp?
a. Mỗi hoạt động chỉ được áp dụng 1 phương pháp
b. Mỗi hoạt động sử dụng 2 phương pháp
c. Áp dụng tối đa 3 phương pháp trong 1 hoạt động
d. Giáo viên linh động kết hợp nhiều phương pháp theo từng hoạt động cụ thể của bài.
Câu 3: Trong quá trình giảng dạy giáo viên hướng dẫn học sinh:
a. Bám sát nội dung các hình ảnh trong SGK, SGV
b. Sưu tầm giới thiệu mở rộng thêm thông tin, tranh ảnh liên qua đến bài
c. Chỉ hình ảnh trong SGK, SGV
d. Ý 1 và 2
Câu 4: Cấu trúc 1 bài học trong SGK MT3 bản 2 bộ CTST có mấy hoạt động?
a. 2 hoạt động
b. 3 hoạt động
c. 4 hoạt động
d. 5 hoạt động
Câu 5: Nếu hình ảnh hướng dẫn minh hoạ trong bài là đất nặn thì:
a. Bắt buộc học sinh phải tạo sản phẩm bằng đất nặn
b. Căn cứ tình hình tại địa phương để chọn chất liệu phù hợp
c. Bỏ không dạy bài học đó
d. Tự biên soạn 1 bài khác thay thế
Câu 6: Năng lực đặc thù của môn Mĩ thuật bao gồm:
a. Quan sát nhận thức thẩm mĩ, vận dụng sáng tạo, phân tích đánh giá thẩm mĩ
b. Quan sát nhận thức thẩm mĩ, Thực hành sáng tạo thẩm mĩ, phân tích đánh giá thẩm mĩ.
c. Trưng bày sản phẩm mĩ thuật, Quan sát nhận thức thẩm mĩ, Ứng dụng sáng tạo thẩm mĩ.
d. Quan sát nhận xét, Thực hành sáng tạo, Phân tích đánh giá.
Câu 7: Bài 14 Em làm nhà thiết kế thời trang thuộc thể loại mĩ thuật nào?
a. Mĩ thuật tạo hình
b. Mĩ thuật ứng dụng
c. Thủ công
d. Tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật.
Câu 8: Mĩ thuật ứng dụng được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 3 gồm những lĩnh vực nào?
a. Thiết kế đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc
b. Thiết kế thời trang, điêu khắc, thiết kế đồ hoạ
c. Đồ hoạ, hội hoạ, thời trang
d. Thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế đồ hoạ
Câu 9: Màu thứ cấp là:
a. Màu thứ cấp là màu được tạo ra từ màu cơ bản
b. Màu thứ cấp là màu được tạo ra từ hai màu
c. Màu thứ cấp là màu được pha hai màu nóng với nhau
d. Màu thứ cấp là màu được tạo ra từ hai màu lạnh
Câu 10: Trong hoạt động luyện tập và sáng tạo, các em học sinh đang tập trung làm bài bỗng có 1 em nói chuyện không chịu làm thực hành vì chưa chuẩn bị dụng cụ, vật liệu theo dặn dò của giáo viên. Bạn sẽ xử lí trường hợp này như thế nào?
a. Nhắc nhở, ghi nhận xét vào sổ và báo phụ huynh.
b. Nhắc nhở và cho ngồi im lặng quan sát các bạn làm bài để rút kinh nghiệm.
c. Nhắc nhở và ghép nhóm phân công hỗ trợ làm việc cùng các bạn khác.
d. Giáo viên chuẩn bị dự phòng vật liệu để cung cấp cho học sinh khi quên.