Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Vật lí 10 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 10 môn Vật lí năm 2022 – 2023.
Bạn đang đọc: Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Vật lí 10 sách Cánh diều
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Ngữ văn, Hóa học 10 sách Cánh diều để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 10 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Vật lí 10 trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn SGK Vật lí 10 Cánh diều
Câu 1. Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Vật lí 10 góp phần hình thành và phát triển ở học sinh
A. 3 năng lực chung và 4 năng lực đặc thù
B. 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù
C. 6 năng lực chung và 4 năng lực đặc thù
D. 6 năng lực chung và 5 năng lực đặc thù
Câu 2. Theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Vật lí 10 góp phần hình thành và phát triển ở học sinh
A. 3 phẩm chất chủ yếu và 2 năng lực chung
B. 1 phẩm chất chủ yếu và 1 năng lực đặc thù
C. 2 phẩm chất chủ yếu và 2 năng lực chung
D. 5 phẩm chất chủ yếu và 3 năng lực chung
Câu 3. Sách giáo khoa Vật lí 10 bộ sách Cánh Diều gồm
A. 6 chủ đề, 14 bài học
B. 7 chủ đề, 18 bài học
C. 5 chủ đề, 16 bài học
D. 8 chủ đề, 12 bài học
Câu 4. Sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách Cánh Diều gồm
A. 3 chuyên đề, 8 bài học
B. 6 chuyên đề, 14 bài học
C. 7 chuyên đề, 18 bài học
D. 8 chuyên đề, 12 bài học
Câu 5. Số bài học Dự án trong sách giáo khoa Vật lí 10 và Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách Cánh Diều gồm
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Năng lực vật lí gồm ba thành phần: Nhận thức vật lí, Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
B. Phẩm chất và năng lực học sinh được hình thành, phát triển thông qua nội dung dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên.
C. Các yêu cầu cần đạt ở đầu mỗi bài học là mục đích của bài học.
D. Dạy học môn Vật lí giúp HS hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù.
Câu 7. Các hoạt động trong bài học sách Vật lí 10 bộ sách Cánh Diều gồm
A. 4 hoạt động
B. 3 hoạt động
C. 5 hoạt động
D. 6 hoạt động
Câu 8. Chủ đề “Lực và chuyển động” có vai trò gì trong mạch nội dung của môn Vật lí 10?
A. Chủ đề mô tả hiện tượng
B. Chủ đề giải thích và nghiên cứu hiện tượng
C. Chủ đề ứng dụng hiện tượng
D. Chủ đề liên kết
Câu 9. “Giải thích được lực nâng tác dụng lên một vật ở trong nước (hoặc trong không khí)” là yêu cầu cần đạt của bài học nào trong chủ đề 2?
A. Một số lực thường gặp
B. Ba định luật Newton về chuyển động
C. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
D. Tổng hợp và phân tích lực
Câu 10. Trong chủ đề “Lực và chuyển động”, nội dung đã được thay đổi cách tiếp cận, đề cao tính thực tiễn và tránh khuynh hướng thiên về toán học là
A. phân tích chuyển động của vật dưới tác dụng của các lực cân bằng và không cân bằng.
B. mô tả chuyển động của vật rơi trong trường trọng lực đều khi có sức cản của không khí.
C. xây dựng quy tắc tổng hợp lực từ nhận xét về tác dụng của các lực.
D. cả 3 nội dung trên.
Câu 11. Các nội dung về lịch sử hình thành và phát triển của Vật lí học đóng góp cho mục tiêu về định hướng nghề nghiệp của Chuyên đề 1 là vì
A. HS được giới thiệu về lịch sử phát triển nền văn minh của nhân loại.
B. HS được giới thiệu về những mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển vật lí.
C. HS nhận thấy mỗi lĩnh vực nghiên cứu trong vật lí xuất hiện và phát triển là để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của con người.
D. HS thấy được các thành tựu của vật lí được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm ngành nghề HS yêu thích.
Câu 12. Chủ đề 3 “Năng lượng” có vai trò gì trong mạch nội dung của môn Vật lí 10?
A. Chủ đề mô tả hiện tượng
B. Chủ đề giải thích và nghiên cứu hiện tượng
C. Chủ đề ứng dụng hiện tượng
D. Chủ đề liên kết
Câu 13. Chủ đề mở đầu bằng tình huống máy hơi nước – nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Mục đích dạy học của việc đưa ra tình huống này là gì?
A. Kết nối lớp học với thực tiễn, đưa thực tiễn vào lớp học
B. Gợi ra các khái niệm (định tính) về công, công suất, hiệu suất khi mô tả tình huống
C. Minh họa cho nhận định: Vật lí là cơ sở và động lực để phát triển công nghệ
D. Cả 3 ý trên
Câu 14. Sách Vật lí 10 không đưa biểu thức tính công tổng quát A = F.s.cosα ngay từ đầu bài học mà chú ý trọng đến khái niệm và đặc điểm định tính của công: “Thực hiện công là một cách để truyền năng lượng từ vật này sang vật khác. Độ lớn của công mà lực đã thực hiện được bằng phần năng lượng đã được truyền đi”. Tiếp cận này có ưu điểm gì?
A. Tránh khuynh hướng thiên về toán học
B. Chú trọng bản chất, ý nghĩa vật lí của các đối tượng
C. Giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lí
D. Cả 3 ý trên
Câu 15. Phương pháp dạy học nào là phù hợp nhất để tổ chức hoạt động học tập Chuyên đề 3: Vật lí với Giáo dục về bảo vệ môi trường?
A. Phương pháp dạy học dựa trên dự án
B. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
C. Phương pháp dạy học theo góc, theo trạm
D. Phương pháp dạy học trực quan