Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn tập, cấu trúc kèm theo các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn luyện.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức, đề cương giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ……….

NHÓM CÔNG NGHỆ 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I

Năm học 2023 – 2024

MÔN CÔNG NGHỆ 8

I. Kiến thức:

1/ Khái niệm bản vẽ kĩ thuật:

Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng hình vẽ và các kí hiệu theo quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỷ lệ.

2/ Các hình chiếu vuông góc:

a) Các mặt phản chiếu:

– Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng.

– Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng.

– Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

b) Các hình chiếu:

– Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

– Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.

– Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

3/ Vị trí các hình chiếu

– Hình chiếu bằng nằm ở dưới hình chiếu đứng.

– Hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng.

4/ Khối đa diện: được bao bởi các hình đa giác phẳng. Các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

5/ Hình hộp chữ nhật: được bao bởi 6 hình chữ nhật.

6/ Hình lăng trụ đều: được bao bởi 2 mặt đáy là hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.

7/ Hình chóp đều: được bao bởi mặt đáy là 1 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

Chú ý: Mỗi 1 hình chiếu thể hiện 2/3 kích thước chiều dài, chiều cao, chiều rộng của 1 khối đa diện.

8/ Khối tròn xoay:

– Khi quay hình chữ nhật 1 vòng quanh 1 cạnh cố định, ta được hình trụ.

– Khi quay hình tam giác vuông 1 vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón.

– Khi quay nửa hình tròn 1 vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.

Khối tròn xoay được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh 1 đường cố định(trục quay) của hình

9/ Phân loại bản vẽ kĩ thuật:

– Bản vẽ cơ khí

– Bản vẽ xây dựng

10/ Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

– Khung tên

– Hình biểu diễn

– Kích thước

– Yêu cầu kĩ thuật

– Tổng hợp

2. Bài tập:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Em hãy chọn đáp án đúng

Câu 1. Trong bản vẽ kĩ thuật có bao nhiêu loại hình chiếu?

A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Năm loại

Câu 2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống là gì?

A. Một phương tiện thông tin dung trong sản xuất và đời sống. Giúp con người sử dụng các sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn.
B. Chỉ giúp việc kiểm tra máy móc dễ dàng hơn.
C. Chỉ giúp việc thi công dễ dàng hơn.
D. Không có vai trò gì đặc biệt.

Câu 3. Hình chiếu của vật thể là

A. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng bản vẽ.
B. Phần thấy của vật đối với người quan sát.
C. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng hình chiếu
D. Phần phía sau vật thể.

Câu 4. Hình hộp chữ nhật được bao bởi những hình gì?

A. Hình tam giác.
B. Hình đa giác phẳng.
C. Hình chữ nhật.
D. Hình bình hành.

Câu 5. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ đâu tới?

A. Trước tới.
B. Trên xuống.
C. Trái sang.
D. Phải sang.

Câu 6. Hình chiếu trên mặt phẳng song song với trục quay của hình trụ là hình gì?

A. Hình bình hàn
B. Hình thang cân.
C. Hình tam giác cân.
D. Hình chữ nhật.

Câu 7. Công dụng của bản vẽ chi tiết là

A. Chế tạo và lắp ráp.
B. Thiết kế, thi công và sử dụng.
C. Thiết kế và sữa chữa.
D. Chế tạo và kiểm tra.

Câu 8. Nếu mặt đáy của hình chóp đều có đáy vuông song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

A. Hình chữ nhật.
B. Hình tròn.
C. Hình tam giác.
D. Hình vuông.

Câu 9. Trong bản vẽ kĩ thuật có ghi tỷ lệ 1: 100 nghĩa là

A. Kích thước trong bản vẽ nhỏ hơn kích thước ngoài 100 lần.
C. Bản vẽ phóng to so với vật thật.
B. Kích thước trong bản vẽ lớn hơn kích thước ngoài 100 lần.
D. Bản vẽ thu nhỏ so với vật thật.

Câu 10. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào về khối tròn xoay là không đúng?

A. Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.
B.Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ.
C.Khi quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón.
D. Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình tròn.

……………

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Công nghệ 8 Kết nối tri thức 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *