Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn tập, cấu trúc kèm theo các dạng câu hỏi trắc nghiệm và đề thi minh họa.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Kết nối tri thức, đề cương giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 7 Kết nối tri thức (Có đáp án)

    I. Giới hạn nội dung ôn tập giữa kì 1 GDCD 7

    Ôn tập 3 bài đầu môn GDCD 7

    1. Tự hào về truyền thống quê hương

    Nhận biết:

    • Nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương.
    • Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

    – Thông hiểu: Hiểu về những việc làm thể hiện tự hào truyền thống quê hương

    Vận dụng:

    • Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
    • Xác định được những việc làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

    – Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương

    Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

    – Nhận biết: Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

    – Thông hiểu: Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm,cảm thông và chia sẻ với nhau.

    Vận dụng:

    • Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
    • Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

    – Vận dụng cao: Thường xuyên có những lời nói. Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

    Bài 3. Học tập tự giác, tích cực

    – Nhận biết: Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

    – Thông hiểu: Giải thích được vì sao phải hoc tập tự giác, tích cực

    – Vận dụng: Góp ý nhắc nhở những bạn bè chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

    – Vận dụng cao: Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

    II. Bài tập ôn thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 7

    Câu 1: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

    A. Uống nước nhớ nguồn.
    B. Yêu nước chống ngoại xâm.
    C. Hiếu thảo.
    D. Tôn sư trọng đạo.

    Câu 2: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

    A. Bắc Bộ.
    B. Tây Nguyên.
    C. Nam Bộ.
    D. Tây Bắc.

    Câu 3: Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ

    A. thế hệ này sang thế hệ khác.
    B. địa phương này sang địa phương khác.
    C. đất nước này sang đất nước khác.
    D. người vùng này sang người vùng khác.

    Câu 4: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương.

    A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm
    B. Cần cù lao động

    C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc
    D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày
    E. Yêu thích ẩm thực truyền thống của địa phương

    Câu 5: “Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây?

    A. Truyền thống quê hương.
    B. Phong tục tập quán.
    C. Truyền thống gia đình.
    D. Nét đẹp bản địa.

    Câu 6: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

    A. Hiếu thảo.
    B. Yêu nước.
    C. Dũng cảm.
    D. Trung thực.

    Câu 7: Phương án nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp quê hương?

    A. Yêu nước.
    B. Hà tiện, ích kỉ.
    C. Làm đồ thủ công mĩ nghệ.
    D. Cần cù lao động.

    Câu 8: Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương?

    A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường.
    B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất.
    C. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ.
    D. Lười biếng, kiên cường, vị tha.

    Câu 9: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

    A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.
    B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại.
    C. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương.
    D. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.
    E. Ngày lễ tốt nghiệp, mẹ rất muốn H mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ nhưng bạn lại không thích vì cho rằng trang phục đó rất cũ kĩ, không hợp với thời hiện đại nữa.
    G. Thấy chú thương binh chân thấp, chân cao đi qua, nhóm bạn cười cợt, trêu chọc chú.
    E. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học tập, còn giữ gìn truyền thống quê hương là việc của người lớn.

    Tán thành: A, C, D

    Không tán thành: B, E, G, H

    Câu 10: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?

    A. Tương thân, tương ái.
    B. Đoàn kết, dũng cảm.
    C. Cần cù lao động.
    D. Yêu nước chống ngoại xâm.

    Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? (Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

    A. Thương người như thể thương thân
    B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
    C. Chị ngã em nâng
    D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
    E. Chia ngọt sẻ bùi
    G. Nhường cơm sẻ áo
    H. Yêu nên tốt, ghét nên xấu

    Câu 12: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ là những người

    A. luôn đặt lợi ích của bản thân lên vị trí hàng đầu.
    B. thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người.
    C. bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích của bản thân.
    D. thường xuyên động viên, an ủi người khác khi họ gặp khó khăn.

    Câu 13: Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

    A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.
    B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.
    C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.
    D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

    Câu 14: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ

    A. bị mọi người xa lánh, khinh rẻ.
    B. luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
    C. được mọi người yêu mến, kính trọng.
    D. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.

    Câu 15: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

    A. Chỉ những người giàu có mới có thể chia sẻ.
    B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
    C. Chia sẻ là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ.
    D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

    Câu 16: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

    A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
    B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
    C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.
    D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vò vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ.

    Câu 17: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

    A. Quan tâm.
    B. Cảm thông.
    C. Kiên trì.
    D. Đồng cảm.

    Câu 18: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự chia sẻ?

    A. Chia ngọt sẻ bùi.
    B. Uống nước nhớ nguồn.
    C. Con nhà lính, tính nhà quan.
    D. Thắng không kiêu, bại không nản.

    Câu 19: Sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

    A. Chia sẻ.
    B. Cảm thông.
    C. Đồng cảm.
    D. Quan tâm.

    Câu 20. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:

    A. chăm chỉ.
    B. chây lười, ỷ lại.
    C. khiêm tốn.
    D. tự tỉ.

    Câu 21. Học tập tự giác, tích cực là:

    A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.
    B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.
    C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.
    D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.

    Câu 22. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây?

    A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.
    B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.
    C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
    D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.

    Câu 23. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

    A. Có thêm nhiều kiến thức.
    B. Đạt kết quả cao trong học tập.
    C. Sự vất vả.
    D. Sự xa lánh của bạn bà.

    Câu 24: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

    A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
    B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
    C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
    D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.

    III. Đề thi minh họa giữa kì 1 GDCD 7

    Câu 1: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương cần lên án việc làm nào sau đây?

    A. Đi ngược với sở thích của bản thân.
    B. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương.
    C. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
    D. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.

    Câu 2: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?

    A. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
    B. Tổ chức ma chay cưới hỏi linh đình.
    C. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
    D. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu.

    Câu 3: Quê hương Hải Dương có truyền thống làm bánh đậu xanh, bánh gai đó là truyền thống tốt đẹp về

    A. ẩm thực.
    B. lễ hội.
    C. nghệ thuật.
    D. văn hóa.

    Câu 4. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự biết ơn đối với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?

    A. Hiếu thảo.
    B. Hiếu học.
    C. Cần cù.
    D. Trung thực.

    Câu 5 : Biểu hiện nào dưới đây không đúng của việc quan tâm, cảm thông chia sẻ?

    A. Khích lệ, động viên bạn cố gắng học tập.
    D. Hỏi thăm, chăm sóc, quan tâm khi bạn bị ốm.
    B. Thấy bạn có chuyện buồn thì động viên chia sẻ.
    C. Thể hiện sự quan tâm chia sẻ thì chỉ cần tặng quà là đủ.

    Câu 6: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?

    D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.
    C. Ghen ghét, đố kị với người khác.
    A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
    B. Chế giễu, trêu trọc người kém may mắn.

    Câu 7. Chia sẻ là

    B. cảm thông, đồng tình với người khác khi họ cần đến mình.
    D. sẵn sàng cho hoặc tặng người khác khi mình cảm thấy thích.
    C. không tặng, không cho đối với những người mình không thích.
    A. giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

    Câu 8: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ

    B. luôn phải chịu thiệt thòi về mình.
    C. được mọi người yêu mến, kính trọng.
    D. phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống.
    A. được người khác yêu thương, chiều chuộng.

    Câu 9 : Biểu hiện của việc học tự giác, tích cực là gì?

    A. Thường xuyên học bài, làm bài trước khi đến lớp.
    C. Trao đổi với bạn trong khi cô giáo đang giảng bài.
    D. Nhờ bạn làm hộ mình khi gặp những bài tập khó.
    B. Mua sách giải bài tập để trả lời câu hỏi của thầy cô trên lớp.

    10. Biểu hiện nào không thể hiện sự tự giác trong học tập?

    D. Luôn cố gắng vượt khó, vươn lên trong học tập.
    A. Công việc nhà khi đợi người lớn nhắc nhở mới làm.
    C. Không làm bài tập ở nhà mà lại chờ chép bài của bạn.
    B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

    Câu 11: Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là

    A. học thì ít còn chơi thì nhiều.
    B. tích cực lướt Facebook, zalo.
    D. tích cực tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.
    C. dành nhiều thời gian tìm kiếm bạn mới.

    Câu 12: Học tập tích cực, tự giác là

    C. phải có người giám sát, theo dõi mỗi khi học bài.
    A. chủ động có trách nhiệm, hăng say trong học tập.
    D. lười biếng, tị nạnh bạn khác khi thảo luận bài học.
    B. chỉ cần đến lớp là được, không cần quan tâm bài học.

    Phần II: Tự luận (7điểm)

    Câu 1. ( 3 điểm).

    a. Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông chia sẻ như thế nào với các bạn trong lớp?

    b. Theo em, con người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau sẽ đem đến ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

    Câu 2. ( 3 điểm).

    Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Sau lễ dâng hương, các bạn tập trung nghe kế về những tấm gương hi sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì H lại đùa nghịch, trêu chọc khiến các bạn xung quanh mất tập trung.

    a. Em có đồng tình với hành động của H không? Vì sao?

    b. Em sẽ khuyên H như thế nào trong trường hợp trên?

    Câu 3. (1 điểm)

    Mỗi buổi tối N thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục kiểm tra.

    ? Nếu là bạn của N, em sẽ nói như thế nào với bạn ấy?

    Đáp án đề kiểm tra

    I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm)

    Câu

    Câu 1

    Câu 2

    Câu 3

    Câu 4

    Câu 5

    Câu 6

    Câu 7

    Câu 8

    Câu 9

    Câu 10

    Câu 11

    Câu 12

    Đáp án

    B

    C

    A

    A

    C

    A

    A

    C

    A

    C

    D

    A

    II. Phần tự luận:(7,0 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    Câu 1

    a. Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm cảm thông chia sẻ như thế nào với các bạn trong lớp bằng những lời nói và việc làm như sau:

    – Lời nói: + Hỏi thăm, động viên bạn bè khi bạn bè bị ốm, gặp phải chuyện buồn;

    + Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng với bạn bè;…

    – Việc làm: + Khi bạn bè gặp khó khăn trong học tập thì giúp bạn bằng cách kiên nhẫn giảng bài cho bạn;

    + Khi bạn bị ốm thì đến thăm và động viên bạn;…

    Lưu ý: HS kể được một số việc làm khác vẫn được tính điểm tối đa

    b.Hiểu được vì sao phải quan tâm, cảm thông, chia sẻ với nhau

    + Nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách.

    + Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

    + Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc; các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp

    1,5

    1,5

    Câu 2

    a.Em không đồng ý với hành động của H.

    – Hs tự giải thích

    b. Khuyên với H rằng học sinh cần nghe và hiểu lịch sử để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, phấn đấu học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới

    0,5

    1

    1,5

    Câu 3

    Nếu là bạn của N, em sẽ khuyên bạn: Cần tự giác, tích cực trong học tập để ngày càng tiến bộ, được mọi người yêu mến, giúp ta rèn luyện được tính tự lập,

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *