Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7
Đề cương ôn thi giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi giữa học kì 1 GDĐP 7 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7
Câu 1. Trình bày khái quát về thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế giai đoạn từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX và một số tác giả tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này?
– Thơ ca trung đại Thừa Thiên Huế giai đoạn từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX chia ra ba giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn từ giữa thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVII: thơ ca Thừa Thiên Huế được biết đến với các sáng tác bằng chữ Nôm của Đào Duy Từ (1572 – 1634).
+ Thế kỉ XVIII:
· Nhiều thành tựu nổi bật, phát triển song song cả thơ ca chữ Hán và thơ ca chữ Nôm.
· Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Cư Trinh và Ngô Thế Lân.
+ Giai đoạn thế kỉ XIX:
– Nhiều thành tựu phong phú, xuất sắc với sáng tác của các vị hoàng đế, hoàng thân và quan lại nhà Nguyễn
– Tác giả tiêu biểu: Thiệu Trị (1807 – 1847), Tự Đức (1829 – 1883), Miên Thẩm (1819 – 1870), Đặng Huy Trứ (1825 – 1874),…
Câu 2. Cảm nhận cảnh thiên nhiên trên dòng sông Hương qua bài Hương Giang hiểu phiếm (Buổi sáng đi thuyền trên sông Hương) của vua Thiệu Trị?
– Thời gian: buổi sáng sớm
– Địa điểm: dòng sông Hương
– Cảnh vật: dòng sông vào một sớm mùa xuân
– Khung cảnh thiên nhiên trên sông: Sáng sớm vua dùng thuyền ngự ngược dòng sông Hương dạo chơi lên phía thượng nguồn. Nước sông rất xanh, và trên mặt nước sông ban mai có nhiều bọt sóng trôi xuôi. Gió sông mát, khiến con người cảm nhận được hơi lạnh của sương sớm. Đây là vẻ đẹp bình yên, dịu dàng của dòng sông Hương.
– Hình ảnh con người: tiếng chèo thuyền trong gió sớm. Đây là hình ảnh lặng lẽ, cần mẫn trong công việc
– Tâm trạng của tác giả: ung dung, thư thái thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên
Câu 3. Trình bày đặc điểm địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế?
– Khá đa dạng và phức tạp, bao gồm: vùng núi (núi trung bình, núi thấp); vùng đồi (đồi thấp, đồi cao); vùng đồng bằng và đầm phá ven biển. Địa hình thấp dần từ tây sang đông. Hướng địa hình phổ biến là tây bắc – đông nam.
– Vùng núi nằm ở phía tây và phía nam của Thừa Thiên Huế, gồm núi trung bình
và núi thấp. Trong đó, núi thấp chiếm ưu thế.
– Vùng đồi của Thừa Thiên Huế nằm ở dải chuyển tiếp giữa khu vực núi thấp và
đồng bằng duyên hải hoặc phân bố dọc các thung lũng sông suối.
– Địa hình đồng bằng ven biển phân bố ở địa bàn huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thuỷ, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang, huyệnPhú Lộc. Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 15 – 10 m trở xuống,trải dài theo hướng hướng tây bắc – đông nam, hẹp ngang – trung bình khoảng14 – 16 km.
– Đầm phá là nét đặc trưng của dải ven biển Thừa Thiên Huế, gồm hệ đầm pháTam Giang – Cầu Hai và đầm biệt lập An Cư (Lập An).
Câu 4. Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế?
– Địa hình đa dạng: Cơ cấu kinh tế đa dạng, dân cư phân bố không đều.
– Vùng núi của Thừa Thiên Huế thuận lợi phát triển nghề rừng, du lịch sinh thái, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, thuỷ điện; dân cư thưa thớt hơn.
– Vùng đồi thuận lợi phát triển nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
– Vùng đồng bằng lợi thế trồng cây lương thực, phát triển kinh tế biển, dân cư tập trung đông.
Câu 5. Nêu đặc điểm khoáng sản của tỉnh Thừa Thiên Huế?
– Nguồn khoáng sản của Thừa Thiên Huế không giàu, các mỏ và điểm quặng có
trữ lượng không lớn, phân bố đều khắp, các loại khoáng sản có nguồn gốc ngoại
sinh chiếm ưu thế.
– Một số loại khoáng sản chính gồm: than bùn, cát thuỷ tinh – titan, sắt, vàng, đá
vôi, đất sét, đá xây dựng (cát, đá granit), nước khoáng, kaolin, pyrit,…