Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương giữa kì 1 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
– Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất.
– Hoạt động phân phối trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối trao đổi.
– Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng.
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
– Chủ thể sản xuất
– Chủ thể trung gian
– Chủ thể tiêu dùng
Bài 3: Thị trường
– Khái niệm thị trường
– Các loại thị trường
– Chức năng của thị trường.
Bài 4: Cơ chế thị trường
– Khái niệm cơ chế thị trường.
– Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường.
– Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường.
Bài 5: Ngân sách nhà nước
– Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước.
– Vai trò của ngân sách nhà nước.
– Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách.
Bài 6: Thuế
– Thuế và vai trò của thuế
– Một số loại thuế phổ biến.
– Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật thuế.
B. LUYỆN TẬP
Phần I – Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế là tạo ra
A.sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.
B.các sản phẩm hữu hình phục vụ con người.
C.các sản phẩm vô hình phục vụ con người.
D.các giá trị về mặt tinh thần và vật chất
Câu 2: Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia được gọi là
A. nền văn hóa.
B. nền kinh tế.
C. trao đổi, phân phối.
D. phương thức sản xuất.
Câu 3: Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây?
A. Sản xuất.
B. Phân phối – trao đổi.
C. Tiêu dùng.
D. Nghiên cứu.
Câu 4: Các hoạt động kinh tế có mối quan hệ như thế nào với nhau?
A. Thống nhất, tác động qua lại với nhau.
B. Mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau.
C. Tách rời, không liên quan tới nhau.
D. Rời rạc, bài xích lẫn nhau.
Câu 5: Hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt) được gọi là
A. phân phối.
B. điều tiết.
C. trao đổi.
D. tiêu thụ.
Câu 6: Phân phối – trao đổi đóng vai trò như thế nào với tiêu dùng?
A. Chất xúc tác.
B. Cầu nối, trung gian.
C. Quyết định.
D. Chi phối toàn bộ.
Câu 7: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào dưới đây đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?
A. Hoạt động phân phối – trao đổi.
B. Hoạt động sản xuất – vận chuyển.
C. Hoạt động vận chuyển – tiêu dùng.
D. Hoạt động sản xuất – tiêu thụ.
Câu 8: Hoạt động kinh tế nào dưới đây đóng vai trò là các hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và xã hội?
A. Hoạt động phân phối.
B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 9: Những người tham gia vào các hoạt động của nền kinh tế được gọi là
A. chủ thể của nền kinh tế.
B. người kinh doanh.
C. chủ thể sản xuất.
D. người tiêu dùng.
Câu 10: Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 11: Những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là
A. chủ thể tiêu dùng.
B. chủ thể sản xuất.
C. chủ thể trung gian.
D. Nhà nước.
Câu 12: Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà
A. đầu tư.
B. sản xuất.
C. kinh doanh.
D. tiêu dùng.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương giữa kì 1 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo