Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 11 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

CHƯƠNG I: CÂN BẰNG HÓA HỌC

Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
B. có phương trình hoá
học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch ?

A. N2+ 3H2⇌ 2NH3.
B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.
C. H2+ Cl2⟶ 2HCl.
D. 2H2 + O2 ⟶ 2H2O.

Câu 3: Cho các phản ứng :

(1) NaOH + HCl ⟶ NaCl + H2O (2) H2 + I2 ⇌ 2HI

(3) CaCO3 ⇌ CaO + CO2 (4) 2KClO3 ⟶ 2KCl + 3O2

Các phản ứng thuận nghịch là :

A. (1), (2).
B. (2), (3).
C. (1), (4).
D. (3), (4)

Câu 4. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

A. vt = 2vn.
B. vt = vn¹0.
C. vt = 0,5vn.
D. vt = vn = 0.

Câu 5. Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng,

A. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi.
B. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi.
C. phản ứng hoá học không xảy ra.
D. tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần.

Câu 6. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng khi một hệ ở trạng thái cân bằng?

A. Phản ứng thuận đã dừng.
B. Phản ứng nghịch đã dừng.
C. Nồng độ chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.
D. Nồng độ của các chất trong hệ không đổi.

Câu 7. Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là

A. cân bằng tĩnh.
B. cân bằng động.
C. cân bằng bền
D. cân bằng không bền.

Câu 8 : Cho các nhận xét sau:

(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.

(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ các chất đầu.

(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.

Các nhận xét đúng là

A. (a) và (b).
B.(b) và (c).
C. (a) và (c).
D. (a) và (d).

Câu 9: Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do

A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng
B .tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
C. tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng.
D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.

………..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *