Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, giúp các em học sinh ôn thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đồng thời, đề cương giữa kì 1 HĐTN, HN 6 cũng giúp thầy cô tham khảo để hướng dẫn các em ôn tập giữa học kì 1 thật tốt theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách KNTT. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề cương giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 KNTT
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HKI
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 6
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Chọn một đáp án đúng cho mỗi câu sau:
Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?
A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.
B. Trường có nhiều phòng học hơn.
C. Trường có nhiều cô giáo hơn.
D. Trường có nhiều môn học mới, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.
Câu 2: Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?
A. Thường xuyên xem điện thoại.
B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 3: Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?
A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 4: Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?
A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.
B. Nghe nhạc bằng tai nghe.
C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vỡ.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.
Câu 5: Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:
A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.
B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.
C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.
D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.
Câu 6: Hôm nay cô giáo cho về nhà làm một đề văn, nhưng các bạn lại rũ đi đá bóng (môn thể
thao em rất thích) vậy em sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
A. Cứ đi đá bóng rồi tính tiếp.
B. Hôm sau nói với cô giáo là để quên bài ở nhà.
C. Căn cứ vào lượng bài tập của các môn học và lên thời gian biểu phù hợp nhất.
D. Xin cô cho lùi thời gian nộp bài kiểm tra.
Câu 7: Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?
A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngũ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.
D. Ngũ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.
Câu 8. Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:
A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.
Câu 9: Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?
A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.
Câu 10: Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?
A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn.
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức.
Câu 11: Khi em gặp chuyện buồn em cần:
A. Dấu kín trong lòng không cho ai biết.
B. Mạnh dạn chia sẻ nỗi buồn với bạn bè và những người thân yêu.
C. Chịu đựng một mình.
D. Rủ bạn đi đánh điện tử.
Câu 12: Gần đến kì thi, một số bạn tỏ ra rất lo lắng và căng thẳng. Vậy em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?
A. Cho các bạn mượn sách để học.
B. Khuyên bạn nên đọc truyện cười để bớt căng thẳng.
C. Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn, khuyên các bạn phải có phương pháp học tập phù hợp để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
D. Rủ các bạn đi chơi đá bóng cho bớt căng thẳng
Câu 13: Bắt đầu lên lớp 6 em có nhiều môn học, môn nào cũng có bài tập phải làm khiến em không có thời gian đi đá bóng. Em nên làm thế nào để có thể hoàn thành hết các bài tập mà vẫn có thời gian dành cho sở thích bóng đá?
A. Lập thời gian biểu để quản lý thời gian.
B. Nhờ bạn làm bài tập hộ.
C. Đi đá bóng không làm bài tập nữa.
D. Không tham gia đá bóng nữa để tập trung học
Câu 14: Để rèn luyện sự tập trung khi học tập trên lớp, học sinh cần làm gì?
A. Làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học.
B. Luôn kết hợp lắng nghe với quan sát những hành động, việc làm, hình ảnh được thầy cô giới
thiệu trong bài học,…đồng thời ghi chép đầy đủ những điều cần thiết.
C. Bỏ qua các nhiệm vụ học tập
D. Tự ti, giấu dốt.
Câu 15: Nếu em chưa hiểu những điều cô giáo vừa giảng, em nên làm gì?
A. Tự tìm hiểu lại.
B. Không nói ra vì sợ các bạn chê cười.
C. Nói với các bạn rằng cô dạy chán nên không hiểu.
D. Hỏi lại để cô giải thích.
Câu 16: Với các môn học mới, em cần có thái độ học tập như thế nào?
A. Không quan tâm.
B. Tích cực, nghiêm túc.
C. Vui vẻ, hoạt náo.
D. Lo lắng, sợ hãi.
Câu 17: Những ý nào đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.
A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…
B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.
C. Ý thức trách nhiệm đối với cuộc sống.
D. Tất cả những ý trên.
Câu 18: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô
A. Không lắng nghe thầy cô.
B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô.
D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
Câu 19: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành, thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với ban.
Câu 21: Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.
A. Tự giác học tập.
B. Nhường em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 22: Những giá trị sau có đúng với bản thân em không?
A. Trung thực.
B. Nhân ái.
C. Trách nhiệm.
D Tất cả các ý trên.
Câu 23: Để nhận biết được tính cách của mỗi người ta nhìn vào?
A. cách sống, hành động của họ làm với những người xung quanh.
B. dáng đi.
C. yêu thích màu sắc.
D. yêu thích môn học.
Câu 24: Xác định giá trị của một con người?
A. ngoại hình.
B. phẩm chất, tính cách, đạo đức.
C. dáng đi.
D. tất cả các ý trên.
Câu 25: Những biện pháp phù hợp để phát triển vóc dáng của bản thân là:
A. Tập thể dục, thể thao thường xuyên
C. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
B. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lí
D. Tất cả đều đúng
Câu 26: Những biện pháp nào để giúp mọi người đều vui vẻ là:
A. Luôn tươi cười với bạn, biết khen và động viên bạn, đối xử công bằng với tất cả mọi người
B. Hoà đồng với tất cả các bạn, hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ bạn
C. Sẵn sàng tha thứ, khoan dung với bạn. Yêu thương bạn và không bắt nạt
D. Tất cả đều đúng.
Câu 27: Đức tính đặc trưng của bản thân?
A. hòa đồng, thân thiên, thương người, tư giác, trung thực.
B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.
C. Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lí
D. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
Câu 28: Hà là một bạn gái giàu tình cảm, dễ xúc động. Hà luôn quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người xung quanh. Đức tính của Hà?
A. là người thẳng thắn và trung thực.
B. là người giàu tình cảm, hay quan tâm, giúp đỡ người khác, thương người.
C. là người hòa đồng biết lắng nghe và chia sẻ
D. là người hoạt động thể thao.
Câu 29: Tiết học toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa hiểu rõ về nội dung đã học. Tình huống nào hợp lí?
A. Nếu em là Hưng em sẽ lại gần làm quen.
B. Nếu em là Hưng em sẽ trò chuyện với các bạn vào những giờ ra chơi
C. Nếu là Hưng, vào giờ ra chơi em sẽ lên hỏi thầy, cô giáo dạy Toán giải thích lại cho mình bài học đó.
D. Nếu là Hưng, em sẽ kết nối bạn với những thành viên còn lại ở lớp.
Câu 30: Tiến không bao giờ nói dối và chưa từng quay cóp trong học tập. Tiến từ chối nhận những gì mà tự cảm thấy mình không xứng đáng? Tiến là người có đức tính?
A. là người hòa đồng biết lắng nghe và chia sẻ, có tấm lòng thương người.
B. là người giàu tình cảm, hay quan tâm, giúp đỡ người khác, thương người.
C. là người siêng năng.
D. là người thẳng thắn và trung thực.
Câu 31: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô:
A. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô.
B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
C. Không lắng nghe thầy cô.
D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
Câu 32: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành , thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.
Câu 33: Những việc em nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới:
A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.
B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.
C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp học các môn học mới.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 34: Ở mỗi trường học mới chúng ta cần phải:
A. không nên giao tiếp với bạn bè bè mới.
B. luôn thân thiện với bạn bè và thầy cô
C. chơi một mình không cần chào hỏi thầy cô giáo.
D. không tham gia hoạt động cùng bạn bè.
Câu 35: Những ý nào đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.
A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…
B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.
C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.
D.Tất cả các ý trên.
Câu 36: Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.
A.Tự giác học tập.
B. Nhường em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 37: Những giá trị sau có đúng với bản thân em không?
A. Trung thực.
B. Nhân ái.
C. Trách nhiệm.
D Tất cả các ý trên.
Câu 38: Em thấy mình cao hơn, vóc dáng thon hơn,… là sự thay đổi về:
A. Diện mạo cơ thể
B. Ý thức trách nhiệm
C. Cảm xúc trong tình bạn
D. Tình cảm bạn bè
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 9. (3,0 điểm) Em hãy nêu một số việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới?
Câu 10. (2,0 điểm) Em hãy nêu một số sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học?
Cậu 11. (1,0 điểm) Tình huống: Tiết học Toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa thấy rõ về nội dung đã học. Nếu là Hưng, em sẽ làm gì để hiểu rõ bài hơn?