Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn tập, cấu trúc kèm theo các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 HĐTN, HN 7 sách Chân trời sáng tạo
I. Giới hạn nội dung ôn thi giữa kì 1
– Nội dung ôn tập
Chủ đề 1: Rèn luyện thói quen
- Nắm được những điểm mạnh và những điểm hạn chế của bản thân trong HT, LĐ và trong cuộc sống.
- Biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân trước mọi tình huống.
- Thể hiện rõ được thói quen tốt của thân trong cuộc sống, học tập, lao động.
Chủ đề 2: Rèn luyện sự kiên trì và chăm chỉ
– Hình thức kiểm tra
Kết hợp trắc nghiệm và tự luận.
II. Câu hỏi ôn thi giữa kì 1 lớp 7
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Em đã phát triển mối quan hệ hoà đổng với thầy cô và các bạn bằng cách nào?
A. Cởi mở tâm sự, chia sẻ với thầy cô về những khó khăn của bàn thân.
B. Giữ khoảng cách nhất định và không làm phiẽn thầy cô.
C. Chia sẻ tâm sự với bố mẹ và người thân trong gia đình.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.
Câu 2. Em đã hợp tác với các bạn như thế nào khi giải quyết những nhiệm vụ chung?
A. Chọn những việc phù hợp với sở thích, sức khoẻ của bản thân.
B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn và tin tưởng lẫn nhau.
C. Chỉ quan tầm thực hiện công việc của mình, không quan tâm đến việc chung.
D. Im lặng hoặc lảng tránh khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung.
Câu 3. Em đã làm thế nào để xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân?
A. Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện để bộc lộ điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân.
B. Điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là những điểm có sẵn ở mỗi người nên em không cẩn làm gì cũng xác định được.
C. Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các bạn và những người xung quanh.
D. Kết họp tự đánh giá bản thân dựa trên kết quả giao tiếp,… với nhận xét, đánh giá của mọi người.
Câu 4. Khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, em đã giải toả cảm xúc đó bằng cách nào?
A. Để cảm xúc tiêu cực bộc lộ một cách tự nhiên, không cẩn giải toả.
B. Đi xem phim hay chơi điện tử.
C. Quát hoặc nói thật to với người đối diện cho hả giận.
D. Hít thở sâu hoặc đi dạo.
Câu 5. Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc trong cuộc sống, em đã làm gì?
A. Nhờ bố mẹ tìm cách khắc phục nguyên nhân đó.
B. Cân nhắc xem có nên tiếp tục làm không vì sợ mất thời gian.
C. Tìm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè hoặc người thân đề vượt qua khó khăn.
D. Bỏ qua khó khăn đó, tìm việc khác dễ hơn để làm (dễ làm, khó bỏ).
Câu 6. Nhà Hằng và nhà Nga cách nhau gần 1 km, lại phải đi qua một cánh đổng. Hằng rủ Nga sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối để giúp Hằng học môn Tiếng Anh. Theo em, Nga nên giải quyết vấn đề này thế nào?
A.Vui vẻ nhận lời sang nhà Hằng học nhóm vào các buổi tối.
B. Nói với Hằng là nên chuyển việc học nhóm vào ban ngày để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm khi đi một mình qua cánh đồng vào buổi tối.
C. Từ chối thẳng với Hằng.
D. Cân nhắc xem có nên đồng ý với Hằng không.
Câu 7. Trên đường đi học về, Hưng bị mấy người lạ mặt chặn đường, đòi đưa chiếc xe đạp Hưng đang đi cho họ. Trong trường hợp này, Hưng nên xử lí thế nào đề tự bảo vệ?
A. Đưa xe cho họ để thoát khỏi nguy hiểm.
B. Giữ chặt xe, không cho họ cướp xe của mình,
C.Tìm cách chống cự lại những người đó.
D. Đưa xe cho họ, sau đó gọi cho số cứu trợ khẩn cấp (112, 113) hoặc báo cho công an.
Câu 8. Khi chứng kiến hành động bạo lực hoặc xâm hại cơ thể, em cần làm gì?
A. Gọi ngay đến số 115.
B. Báo ngay sự việc với người có trách nhiệm (thầy cô, cảnh sát, bảo vệ,…).
C. Không nên xen vào chuyện người khác..
D. Quay video clip để tố cáo hành động đó trên mạng.
Câu 9. Để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em cần làm gì?
A. Nhờ người giúp việc sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
B. Khi nào thích thì em sắp xếp, lau dọn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
C. Để đổ dùng cá nhân, sách vở ở những chỗ tiện sử dụng.
D.Thường xuyên tự giác lau dọn, sắp xếp đồ dùng trong nhà, lớp học sao cho ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Câu 10. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập như thế nào?
A. Đi học chuyên cần, tập trung vào việc học tập trên lớp và ở nhà.
B. Chỉ cần làm bài tập đầy đủ, trình bày sạch, đẹp .
C. Chỉ học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi kiểm tra.
D. Khi gặp bài tập khó em nhờ anh chị, người thân làm giúp.
Câu 11. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?
A. Thường xuyên tham gia tập thể dục giữa giờ.
B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
C. Làm những công việc hơi nặng nhọc, vất vả một chút.
D. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc đã nhận.
Câu 12. Em đã kiểm soát việc chi tiêu và tiết kiệm tiền như thế nào?
A. Em chưa biết cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền.
B. Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân.
C. Không cần tiết kiệm vì bố mẹ có thu nhập cao.
D. Gặp những thứ mình thích, nếu có tiền là em mua luôn, không cần cần nhắc.
B. TỰ LUẬN
Câu 1: Chỉ ra những biểu hiện của tính kiên trì và sự chăm chỉ trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: H. dành 30 phút mỗi ngày học từ mới và rèn luyện nghe tiếng Anh để có thể tự tin giao tiếp.
Trường hợp 2: Để có sức khỏe tốt. M. duy trì thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng.
Trường hợp 3: Hằng ngày, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký rèn luyện từng nét chữ bằng đôi chân của mình.
Trường hợp 4: Thomas Edison đã tìm ra cách tạo bóng đèn tròn sau 10000 lần nghiên cứu, thử nghiệm thất bại.
Câu 2: Em có những biểu hiện nào của tính kiên trì và sự chăm chỉ trong những biểu hiện sau:
– Theo đuổi mục tiêu trong thời gian dài.
– Nỗ lực tìm cách để đạt mục tiêu.
– Cố gắng vượt qua khó khăn để đi đến đích.
– Làm/thử nghiệm nhiều lần không nản chí.
Câu 3:
Chia sẻ ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ thông qua tình huống trong học tập, cuộc sống mà em đã trải qua.
Gợi ý:
Ý nghĩa của tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống:
– Tạo nên sự thành thục của kĩ năng.
– Đảm bảo sự thành công cho mục tiêu đặt ra.
– Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, cơ hội mới của cuộc sống.
– Tạo nên sự tự tin, lạc quan.
Câu 4:
Thực hiện những việc làm sau để rèn luyện sự chăm chỉ và chia sẻ kết quả rèn luyện của em.
1. Lập kế hoạch cho học tập và các hoạt động khác.
2. Cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra,
3. Tìm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn để kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian và chất lượng.
4. Tự thưởng cho bản thân khi hoàn thành được mỗi phần việc trong kế hoạch.
5. Thực hiện liên tục các công việc theo kế hoạch đến khi trở thành thói quen làm việc chăm chỉ.
Câu 5:
Nhận xét về hành động của mỗi bạn trong các tình huống sau và chỉ ra những điều chưa đúng khi rèn luyện sự chăm chỉ.
Tình huống 1: Quyết tâm rèn luyện trở thành người chăm chỉ trong học tập, M. lập thời gian biểu cho các môn học, hoạt động ở trường và cố gắng thực hiện theo kế hoạch đề ra. Tuần đầu tuân thủ tốt, M. vui lắm. Tuy nhiên, bước sang tuần thứ 2, M. không ngồi vào bàn học đúng giờ vì còn cố xem hết phim, đọc hết phần truyện hoặc đôi lúc mải nói chuyện với bạn qua điện thoại,…Vì vậy, M. chưa hoàn thành bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Tình huống 2: Đi học về, T. lấy chổi quét nhà và lau nhà. Mẹ thấy vậy liền nói: “Thôi con nghỉ đi, vừa đi học về mệt, để mẹ làm cho”. T. cảm ơn mẹ và đi vào trong phòng. Tối ăn cơm xong, T. dọn mâm bát đi rửa, bố lại bảo : “Thôi, có mấy cái bát, để bố rửa cho, con nghỉ ngơi rồi chuẩn bị học bài đi”. T. cảm ơn bố và ra phòng khách và xem ti vi.
Câu 6:
Đóng vai các bạn trong những tình huống trên và thể hiện sự chăm chỉ trong học tập, cuộc sống.
Câu 7:
Chia sẻ một số việc làm khác của em để rèn luyện sự chăm chỉ và cảm nhận của em sau khi rèn luyện.
Câu 8:
Thực hiện những việc làm sau để rèn luyện tính kiên trì và chia sẻ kết quả rèn luyện của em.
1. Xác định rõ mục tiêu của bản thân.
2. Xác định rõ việc cần làm, cách thức thực hiện từng công việc để đạt được mục tiêu.
3. Sắp xếp thời gian hoàn thành các công việc đặt ra với tinh thần quyết tâm cao.
4. Tìm cách đứng lên khi thất bại.
5. Luôn đặt ra mục tiêu cao hơn để hoàn thiện bản thân.
Câu 9:
Đóng vai các bạn trong mỗi tình huống sau và thể hiện tính kiên trì trong học tập.
Tình huống 1: Tối nay, T. có kế hoạch xem đá bóng cùng bố. Chỉ 10 phút nữa là trận bóng bắt đầu nhưng T. vẫn còn một bài toán chưa giải được, T. phân vân không biết nên làm thế nào vì cô giáo yêu cầu sáng hôm sau phải nộp đủ bài tập.
Tình huống 2: Có lần, B. Sang nhà A. học cùng thì thấy A. cứ đọc đề bài xong là mở phần lời giải, B. bảo bạn: “Cậu phải nghĩ đã chứ”. A, nói: “Tại mình thấy khó nên xem lời giải để hiểu cho nhanh”
Câu 10: Rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống thông qua hình thành/từ bỏ thói quen theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Lựa chọn một thói quen tốt em muốn hình thành/một thói quen chưa tốt em muốn từ bỏ.
Bước 2: Dự kiến những khó khăn trong quá trình rèn luyện và đề xuất cách khắc phục.
Bước 3: Rèn luyện để hình thành thói quen tốt/từ bỏ thói quen chưa tốt và chia sẻ kết quả thực hiện.
Câu 11:Chỉ ra một số điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống.
Gợi ý:
Điểm mạnh:
– Biết cách giải quyết vấn đề.
– Có khả năng thuyết trình.
– Có năng khiếu nghệ thuật.
– Thành thạo công nghệ thông tin.
– Tính kỉ luật cao.
Điểm hạn chế:
– Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh.
– Ngại giao tiếp.
– Giao tiếp tiếng Anh chưa tốt.
– Hay lo lắng thái quá.
– Không tự tin trước đám đông.
Câu 12
Nêu điểm mạnh mà em tự hào nhất và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục nhất.
Câu 13
Chia sẻ cách em đã phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.
Gợi ý:
– Điểm mạnh của N. là học tốt môn Tiếng Anh. N. quyết định sẽ rèn luyện để phát huy điểm mạnh của mình bằng cách:
+ Học thêm từ mới tiếng Anh mỗi ngày.
+ Luyện phát âm và tích cực giao tiếp với người nước ngoài.
– K. đặt mục tiêu khắc phục điểm hạn chế của mình là thiếu tự tin trong giao tiếp bằng cách:
+ Chủ động nói chuyện với người thân, bạn bè về các vấn đề trong cuộc sống.
+ Chăm đọc sách để nâng cao kiến thức.
Câu 14
Chỉ ra cách em kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Nghe bạn thân nói không đúng về mình
Tình huống 2: Bị bố mẹ mắng nặng lời.
Tình huống 3: Bị các bạn trong nhóm phản bác ý kiến khi tranh luận.
Câu 15
Trao đổi về các biện pháp kiểm soát cảm xúc
Gợi ý:
– Hít thở đều và tập trung vào hơi thở.
– Lấy 1 cốc nước uống từng ngụm nhỏ.
– Đếm 1,2,3,… và tập trung vào việc đếm.
– Suy nghĩ về những điều tích cực.
– Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.
Câu 16
Chia sẻ những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của em ở gia đình và ở trường