Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024:

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

    Luyện tập 1: Phân loại các vật dưới đây vào hai cột phù hợp: Vật sống, vật không sống: Cây lúa, trái đất, cây cầu, con voi, cái bàn, con người.

    Luyện tập 2: Ghép các hiện tượng dưới đây với lĩnh vực KHTN tương ứng.

    • Nam châm hút các vụn sắt
    • Đường cháy thành màu đen và mùi khét
    • Cây không phát triển được khi đặt trong hộp kín

    Luyện tập 3: Cho biết các biển báo sau có ý nghĩa gì.

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Luyện tập 4: Điền số thích hợp vào các chỗ trống sau:

    1 m = …..cm.
    20 cm = ….m.

    5 cm =….. mm.
    1,2 km =….. m.

    Luyện tập 5: Chọn các đơn vị thích hợp để đo các độ dài sau.

    Độ dài cần đo Hình minh họa Đơn vị đo
    Độ cao cửa sổ trong phòng học Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
    Độ sâu của một hồ bơi Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
    Chu vi của một quả cam Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
    Độ dày của cuốn sách Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
    Khoảng cách giữa Hà Nội và Huế Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Luyện tập 6: Quan sát chiếc thước kẻ học sinh dưới đây.

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Giới hạn đo của thước là ……cm. Độ chia nhỏ nhất của thước là …… mm.

    Luyện tập 7: Chiếc bút chì dưới đây dài bao nhiêu?

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Luyện tập 8: Độ chia nhỏ nhất của chiếc cân dưới đây là bao nhiêu?

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Luyện tập 9: Các thao tác dưới đây là đúng hay sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử?

    Đúng Sai Sai
    Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.
    Đọc kết quả khi cân ổn định.
    Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.
    Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.
    Để vật lệch một bên trên đĩa cân.

    Luyện tập10: Các đồng hồ sau đây chỉ mấy giờ?

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    …..

    Đề ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

    Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

    Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:

    Câu 1: Trong các vật sau đây thì vật nào là vật sống:
    A. Cây cầu.
    B. Cây mía.
    C. Cái bàn.
    D. Cái bàn

    Câu 2: Đâu là hành động không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành:

    A. Cẩn thận khi cầm dụng cụ thủy tinh, dao, .. sắc nhọn.
    B. Ngửi hoặc nếm để xem hóa chất có mùi, vị lạ không.
    C. Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc mẫu vật.
    D. Dùng nhiệt kế để kiểm tra độ nóng của vật đang đun.

    Câu 3: Kính lúp cầm tay trong phòng thực hành có tác dụng:

    A. Chụp lại hình ảnh mẫu vật.
    B. Phóng to hình ảnh mẫu vật.
    C. Đảm bảo an toàn khi quan sát.
    D. Tăng màu sắc cho mẫu vật.

    Câu 4: Các mẫu vật nào sau đây không thể quan sát bằng kính lúp mà phải dùng kính hiển vi quang học:

    A. Côn trùng.
    B. Tép cam, tép bưởi.
    C. Giun đất, sán dây.
    D. Tế bào.

    Câu 5: Bình đựng nước 1m3 là bằng bao nhiêu lít:

    A. 10 lít
    B. 100 lít
    C. 1000 lít
    D. 10000 lít

    Câu 6: Để so sánh vật A nặng hay nhẹ hơn vật B trong một lần cân duy nhất ta có thể dùng:

    A. Cân Rô-béc-van.
    B. Cân đồng hồ.
    C. Cân đòn.
    D. Cân y tế.

    Câu 7: Để đo thời gian người ta sử dụng thiết bị nào sau đây”

    A. Cốc đong.
    B. Cân điện tử.
    C. Nhiệt kế.
    D. Đồng hồ.

    Câu 8: Để kiểm tra xem bệnh nhân có bị sốt hay không bác sĩ sử dụng thiết bị nào sau đây:

    A. Cốc đong.
    B. Cân điện tử.
    C. Nhiệt kế.
    D. Đồng hồ.

    Câu 9: “Sự biến đổi của một chất tạo ra chất mới thể hiện tính chất ____ của chất đó.” Chọn từ thích hợp để điền vào phần “___” còn thiếu trong câu trên:

    A. vật lý.
    B. sinh học.
    C. hóa học.
    D. không bền.

    Câu 10: Ở những ngày rất lạnh, nhiều khu vực ở nước ta như Sapa, Mẫu sơn … nước có thể bị đóng băng. Hiện tượng này thể hiện sự chuyển thể nào của chất:

    A. Sự nóng chảy.
    B. Sự đông đặc.
    C. Sự hóa hơi.
    D. Sự ngưng tụ.

    Câu 11: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây do hơi nước ngưng tụ:

    A. Tạo thành mây.
    B. Gió thổi.
    C. Mưa rơi.
    D. Lốc xoáy.

    Câu 12: Một số chất khí có mùi thơm từ bông hoa hồng mà tỏa ra mà ta có thể ngửi thấy được. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí:

    A. Dễ dàng nén được trong không khí.
    B. Dễ dàng nén được khi có thiết bị.
    C. Có thể lan tỏa trong không khí.
    D. Không có nhiệt độ nóng chảy.

    Phần II. Tự luận (6 điểm)

    Bài 1: (1,75 điểm) Trường THCS Nghĩa Hùng có 11 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ hết khoảng 120 lít nước (chưa qua hệ thống lọc). Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/1 m3.

    a) Hãy tính số tiền nước mà nhà trường phải trả trong 1 tháng (30 ngày)?
    b) Nếu khóa nước trong trường rò rỉ cứ 2 giọt 1 giây và 20 giọt nước là 1cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do rò rỉ nước trong 1 tháng?

    Bài 2: (1 điểm) Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hóa học của sắt có trong đoạn văn sau: “Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa., dao, … ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”.

    Bài 3: (1 điểm) Trong nhiệt kế rượu chất sử dụng để đo nhiệt nhờ sự giãn nở nhiệt là kim loại thủy ngân. Biết nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C.

    a) Làm lạnh thủy ngân đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc?
    b) Ở nhiệt độ phòng thì thủy ngân ở thể gì?

    ….

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều

    Ôn tập giữa kì 1 lý thuyết Khoa học tự nhiên 6

    1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên

    • Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật và hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.
    • Khoa học tự nhiên có vai trò cung cấp thông tin mới và nâng cao hiểu biết của con người.
    • Khoa học tự nhiên góp phần mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
    • Khoa học tự nhiên bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
    • Khoa học tự nhiên bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
    • Các lĩnh vực nghiên cứu của khoa học tự nhiên:
      • Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
      • Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao, …).
      • Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất
      • Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
    • Vật sống gồm các dạng sống đơn giản (ví dụ virus) và sinh vật. Chúng mang những đặc điểm của sự sống.
    • Vật không sống là những vật không mang những đặc điểm của sự sống.

    2. Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

    • Dụng cụ đo chiều dài là thước
    • Dụng cụ đo khối lượng là cân
    • Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là cố, ống đong,…
    • Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ
    • Dụng cụ đo nhiệt độ là nhiệt kế
    • Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
    • Quy định an toàn trong phòng thực hành
    • Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành

    3. Các phép đo

    – Các bước đo chiều dài bằng thước:

    • Bước 1: Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.
    • Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.
    • Bước 3: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
    • Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

    – Các bước đo khối lượng bằng cân đồng hồ:

    • Bước 1: Ước lượng khối lượng vật đem cân để chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
    • Bước 2: Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
    • Bước 3: Đặt vật lên đĩa cân.
    • Bước 4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.
    • Bước 5: Đọc và ghi số chỉ của kim cân theo vạch chia gần nhất

    4. Oxygen và không khí

    • Oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị và ít tan trong nước.
    • Oxygen với sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu
    • Không khí là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên Trái Đất. Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên.
    • Ô nhiễm không khí là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói, bụi hoặc các khí lạ khác.
    • Không khí bị ô nhiễm có thể xuất hiện mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và sức khỏe sinh vật.

    5. Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu

    • Các vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Các vật liệu được tạo nên từ một hoặc nhiều chất.
    • Một số vật liệu thông dụng như: nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh, gốm, gỗ,….
    • Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại:
      • Nhiên liệu rắn: than, củi …
      • Nhiên liệu lỏng: xăng, dầu …
      • Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu …
    • Một số nhiên liệu thông dụng như: than, xăng, dầu,….
    • Phần lớn các năng lượng mà chúng ta sử dụng ngày nay đều đến từ loại nhiên liệu như than, dầu mỏ …. Với tốc độ khai thác và tiêu thụ như hiện nay, các nhiên liệu này đang có nguy cơ cạn kiệt.
    • An ninh năng lượng là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió …
    • Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững
    • Con người khai thác và chế biến các nguyên liệu để tạo nên sản phẩm.

    Ví dụ:

    • Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm
    • Quặng apatite được dùng để sản xuất phân lân;

    6. Tế bào

    – Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.

    – Tế bào có nhiều loại, từng loại tế bào lại có các hình dạng khác nhau (hình que, hình cầu, hình sao…).

    – Tế bào có kích thước rất nhỏ, đa số đều không thể quan sát bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi để quan sát.

    – So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật

    + Giống: Tế bào thực vật và tế bào động vật đều được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:

    • Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.
    • Tế bào chất: là chất keo lỏng chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.
    • Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển hầu hết mọi hoạt động của tế bào.

    + Khác: Tế bào thực vật có lục lạp còn tế bào động vật thì không

    Bài tập ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6

    I. Trắc nghiệm

    Câu 1: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?

    A. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
    B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
    C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
    D. Cả 3 phương án trên.

    Câu 2: Vật nào sau đây là vật sống?

    A. Xe đạp
    B. Quả bưởi ở trên cây
    C. Robot
    D. Máy bay

    Câu 3: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

    A. Thước kẻ
    B. Nhiệt kế rượu
    C. Chai lọ bất kì
    D. Bình chia độ

    Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?

    A. Mét (m)
    B. Inch (in)
    C. Dặm (mile)
    D. Cả 3 phương án trên

    Câu 5: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi – ớt sang thang Ken – vin?

    A. T(K) = t(0C) + 273
    B. t0C = (t – 273)0K
    C. t0C = (t + 32)0K
    D. t0C = (t.1,8)0F + 320F

    Câu 6: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?

    A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
    B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
    C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
    D. A hoặc B

    Câu 7: Vật thể tự nhiên là

    A. Vật thể không có các đặc trưng sống.
    B. Vật thể có các đặc trưng sống.
    C. Vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
    D. Vật thể có sẵn trong tự nhiên.

    Câu 8: Có các vật thể sau: quả chuối, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật thể tự nhiên là

    A. 5
    B. 4
    C. 3
    D. 2.

    Câu 9: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

    A. Hòa tan đường mía vào nước.
    B. Cô cạn nước muối thành muối.
    C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.
    D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.

    Câu 10: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là?

    A. 4 tế bào con.
    B. 6 tế bào con.
    C. 2 tế bào con.
    D. 3 tế bào con.

    II. Tự luận

    Bài 1: Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt. Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.

    STT

    Phép đo

    Tên dụng cụ đo

    1

    Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể)

    2

    Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày

    3

    Đo khối lượng cơ thể

    4

    Đo diện tích lớp học

    5

    Đo thời gian đun sôi một lít nước

    6

    Đo chiều dài của quyển sách

    Bài 2:

    a. Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?

    b. Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?

    c. Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?

    Bài 3: Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.

    Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.

    Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?

    ĐÁP ÁN

    I. Trắc nghiệm

    Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
    Đáp án D B D D A C D C C C

    Tự luận

    Bài 1: Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo

    STT Phép đo Tên dụng cụ đo
    1 Đo thân nhiệt(nhiệt cơ thể) Nhiệt kế y tế
    2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày Cốc đong
    3 Đo khối lượng cơ thể Cân khối lượng
    4 Đo diện tích lớp học Thước dây
    5 Đo thời gian đun sôi một lít nước Đồng hồ bấm giây
    6 Đo chiều dài của quyển sách Thước kẻ

    Bài 2:

    a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:

    Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định.

    Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.

    Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

    Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

    Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào.

    b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp.

    c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững.

    Bài 3:

    Đặc điểm sinh vật Khả năng di chuyển Môi trường sống Số chân
    Cây khế không Cạn
    Con gà Cạn Hai chân
    Con thỏ Cạn Bốn chân
    Con cá Nước

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

    Câu hỏi lý thuyết

    Câu 1: Thế nào là Khoa học tự nhiên? Nêu vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống?

    • Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường.
    • Hoạt động nghiên cứu khoa học.
    • Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
    • Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất và kinh doanh.
    • Chăm sóc sức khỏe con người.
    • Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

    Câu 2: Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên

    Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính sau: Vật lý học, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất, Thiên văn học

    Câu 3: Thế nào là Vật sống và vật không sống

    – Vật sống: có sự trao đổi chất giữa môi trường bên trong với ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

    – Vật không sống: không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

    Câu 4: Các ký hiệu cảnh báo trong phòng thí nghiệm.

    Câu 5: Em hãy giới thiệu một số dụng cụ đo mà em biết? Ví dụ? Thế nào là ĐCNN và GHĐ

    Dụng cụ đo khối lượng, thể tích, khối lượng, nhiệt độ… được gọi là dụng cụ đo.

    Vd: Thước dây, cân, nhiệt kế, cốc chia độ….

    Giới hạn đo (GHĐ): Giới trị lớn nhất trên dụng cụ đo.

    Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN): Hiệu giá trị giữa 2 vạch chia liên tiếp.

    Câu 6: Giới thiệu về kính lúp và kính hiển vi quang học

    a, Kính lúp

    Cấu tạo: khung kính, tay cầm, mặt kính

    Cách sử dụng: Tay cầm kính, điều chỉnh khoảng cách giữa kính và vật cho đến khi nhìn rõ vật.

    Tác dụng: Quan sát rõ vật có kích thước nhỏ mà mắt thường khó quan sát.

    b, Kính hiển vi quang học

    Cấu tạo: Hệ thống giá đỡ; Hệ thống phóng đại; Hệ thống chiếu sáng; Hệ thống điều chỉnh

    Cách sử dụng:

    Bước 1: Chuẩn bị kính

    Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng

    Bước 3: Quan sát mẫu vật

    Câu 7: Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước nào?

    Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước

    • Ước lượng chiều dài của vật cần đo.
    • Chọn thước đo phù hợp.
    • Đặt thước đo đúng cách.
    • Đặt mắt đúng cách, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia trên quy định thước gần nhất với đầu kia của vật.
    • Ghi lại kết quả mỗi lần đo.

    Câu 8: Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước nào?

    Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:

    • Ước lượng khối lượng vật cần đo.
    • Chọn cân phù hợp.
    • Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
    • Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào cân.
    • Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

    Câu 9: Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước nào?

    Khi đo thời gian của một hoạt động, ta cần thực hiện các bước sau:

    • Ước lượng khoảng thời gian cần đo.
    • Chọn đồng hồ phù hợp.
    • Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo.
    • Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ.
    • Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

    Câu 10: Nhiệt độ và nhiệt kế

    a) Thế nào là nhiệt độ? Đơn vị của nhiệt độ là?

    Nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật. Vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn. Vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn. Đơn vị đo nhiệt độ là độ C (ký hiệu oC)

    b) Thực hành đo nhiệt độ

    Khi đo nhiệt độ của 1 vật, ta cần thực hiện các bước sau:

    – Bước 1: Ước lượng nhiệt độ cần đo.

    – Bước 2: Lựa chọn nhiệt kế phù hợp.

    – Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

    – Bước 4: Thực hiện phép đo.

    – Bước 5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

    Câu 11: Thế nào là vật thể. Em hãy kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó?

    Là những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể.

    Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

    Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

    Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.

    Vật vô sinh (vật không sống) và là vật thể không có các đặc trưng sống.

    Câu 12: Hãy kể tên các thể cơ bản của chất? Mỗi thể của chất đều có tính chất gì khác nhau?

    Chất có thể tồn tại ở 3 thể cơ bản khác nhau: rắn, lỏng, khí. Mỗi thể của chất đều có tính chất vật lí và hóa học khác nhau.

    Câu 13: Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

    Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể của lỏng của chất.

    Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.

    Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.

    Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng.Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.

    Sự ngưng tụ là quá trình chuyển đổi từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.

    Câu 14: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như:

    + Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh, …);

    + Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu, …); sơ lược về an ninh năng lượng;

    + Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi, …);

    + Một số lương thực – thực phẩm.

    Câu hỏi bài tập

    CHỦ ĐỀ 1: MỞ ĐẦU

    Câu 1: Bạn Vỵ cùng bạn Khang chơi thả diều.

    a) Hoạt động chơi thả diều có phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên không?

    b) Theo em, người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tao ra con diều trong trò chơi?

    Đáp án: a) Hoạt động thả diều chỉ là một hoạt động vui chơi, thể thao bình thường; không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học.

    b) Người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết về quá trình bay lượn của chim và sức đẩy của gió để sáng tạo nên trò chơi thả diều.

    CHỦ ĐỀ 2: CÁC PHÉP ĐO

    Câu 1: Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao đựng 10 kg gạo khi trên bàn chỉ có một cân đĩa và một quả cân 4 kg.

    Đáp án: Cân 2 lần, mỗi lần lấy ra 4 kg, còn lại 2 kg gạo chia đều cho 2 đĩa cân. Khi nào cân thăng bằng thì gạo trên mỗi đĩa là 1 kg.

    Câu 2: Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm hộp quả cân a.

    Đáp án: Đặt vật cần cân lên đĩa và ghi số chỉ của kim cân. Sau đó thay vật bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim chỉ đúng giá trị cũ.Tính tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa, đó chính là khối lượng của vật

    Câu 3: Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em.

    Đáp án: Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, nên để chính xác nên để thực hiện đo thời gian khi đi từcổng trường vào lớp học, em dùng loại đổng hổ bấm giây

    Câu 4: An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế y tế của người khác cần phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng.”. Nói như thế có đúng không?

    Đáp án: Không đúng, nhiệt kế ỵ tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa 42°c, nếu nhúng vào nước sôi 100°c nhiệt kế sẽ bị hư.

    Câu 5: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của một số vùng như sau:

    – Hà Nội: Nhiệt độ từ 19°c đến 28°c.

    – Nghệ An: Nhiệt độ từ 20°c đến 29°c.

    Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?

    Đáp án: – Hà Nội: Nhiệt độ từ 292 K đến 301 K.

    Nghệ An: Nhiệt độ từ 293 K đến 302K

    ……

    >> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 – 2024

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *