Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức, Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức
LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
Câu 1. Nội dung nào sau đây là hiện thực lịch sử?
A. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam giành thắng lợi.
B. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do nhiều yếu tố khách quan.
C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do có sự ủng hộ của bạn bè thế giới.
D. Yếu tố quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là do sự chuẩn bị chu đáo.
Câu 2. Nội dung nào sau đây là lịch sử được con người nhận thức?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
B. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
C. Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa.
D. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam.
Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự.
B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.
C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại.
D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay.
Câu 4. Ý nào sau đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Sử học?
A. Ghi chép, miêu tả đời sống.
B. Dự báo tương lai.
C. Tổng kết bài học từ quá khứ
D. Giáo dục, nêu gương.
Câu 5. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bồ sung thường xuyên.
C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện tại.
Câu hỏi 6. Hiện thực lịch sử là gì?
A. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ
B. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ của loài người
C. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ
Câu hỏi 7. Nhận thức lịch sử là gì?
A. Những mô tả của con người về quá khứ
B. Những công trình nghiên cứu lịch sử
C. Tất cả những gì diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
D. Những lễ hội, văn hóa… trong quá khứ được con người phục dựng.
Câu 8. Lịch sử được hiểu theo những nghĩa nào sau đây?
A. Là việc tái hiện lại lịch sử và học tập lịch sử suốt đời.
B. Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức.
C. Lịch sử được con người nhận thức và hiểu biết lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử và trí thức của con người về lịch sử.
Câu 9. Khái niệm nào sau đây là đúng về Sử học?
A. Sử học là khoa học nghiên cứu về hoạt động của con người.
B. Sử học là khoa học nghiên cứu về văn hóa của con người.
C. Sử học là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
D. Sử học là khoa học nghiên cứu về tiến hóa của con người.
Câu 10. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. quá trình phát triển của loài người.
B. những hoạt động của loài người.
C. quá trình tiến hóa của loài người.
D. toàn bộ quá khứ của loài người.
Câu 11. Sử học có chức năng nào sau đây?
A. Khoa học và nghiên cứu.
B. Khoa học và xã hội.
C. Khoa học và giáo dục.
D. Khoa học và nhân văn.
Câu 12. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ của Sử học?
A. Nhận thức, giáo dục và dự báo.
B. Nghiên cứu, học tập và dự báo.
C. Giáo dục, khoa học và dự báo.
D. Nhận thức, khoa học và giáo dục.
Câu 13. Thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm là nhiệm vụ nào sau đây của Sử học?
A. Nhận biết.
B. Dự báo.
C. Phục dựng.
D. Tuyên truyền.
Câu 14. Nội dung nào không phải là hình thức tìm hiểu và học tập lịch sử bằng hoạt động thực tế?
A. Nghe kể những câu chuyện lịch sử.
B. Tham quan các khu tưởng niệm.
C. Tham quan các di tích lịch sử.
D. Tham quan các bảo tàng lịch sử.
Câu hỏi 15. So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
A. Nhận thức lịch sử luôn phản ánh đúng hiện thực lịch sử.
B. Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
C. Nhận thức lịch sử thường lạc hậu hơn hiện thực lịch sử.
D. Nhận thức lịch sử độc lập, khách quan với hiện thực lịch sử.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 10 Kết nối tri thức