Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo mang tới các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận trong chương trình Lịch sử – Địa lí 6 giữa học kì 1, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024:

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Sử Địa lớp 6

    Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

    ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
    NĂM HỌC: 2023 – 2024
    Môn: Lịch sử và Địa lý Lớp:6

    I. Trắc nghiệm

    Hãy tô vào tờ phiếu trả lời trắc nghiệm đáp án mà em cho là đúng:

    Câu 1: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu thuộc loại

    A. Tư liệu chữ viết
    B. Tư liệu hiện vật
    C. Tư liệu truyền miệng
    D. Không thuộc tư liệu nào

    Câu 2: Nguyên tắc đầu tiên trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là

    A. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện
    B. Xác định nơi xảy ra sự kiện
    C. Xác định nhân vật lịch sử
    D. Xác định nội dung cơ bản của sự kiện

    Câu 3: Người phương Đông cổ đại làm ra lịch dựa vào cơ sở:

    A. Sự di chuyển của các vì sao
    B. Sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất
    C. Sự di chuyển của mặt trời quanh trái đất
    D. Sự di chuyển của mặt trời

    Câu 4: Bằng tính toán chính xác người ta tính được một năm có:

    A. 360 ngày 6 giờ
    B. 361 ngày 6 giờ
    C. 365 ngày 6 giờ
    D. 366 ngày 6 giờ

    Câu 5: Hiện nay thế giới sử dụng một thứ lịch chung đó là:

    A. Dương lịch và âm lịch
    B. Dương Lịch
    C Âm lịch
    D. Công lịch

    Câu 6: Cách đây khoảng 3-4 triệu năm trên trái đất đã xuất hiện:

    A. Loài vượn cổ
    B. Người tối cổ
    C. Người tinh khôn
    D. Người nguyên thủy

    Câu 7: Những hài cốt của người tối cổ được tìm thấy ở:

    A.Đông Phi
    B. Trên bán đảo Java
    C. Gần Bắc Kinh
    D. Cả 3 nơi trên

    Câu 8: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở các đặc điểm:

    A.Đã là người
    B. Đã bỏ hết dấu tích loài vượn
    C. Đã biết chế tạo công cụ lao động
    D. Câu A và C đúng

    Câu 9: Người tối cổ đã sống

    A. Theo bầy
    B. Đơn lẻ
    C. Theo thị tộc
    D. Theo bộ lạc

    Câu 10: Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng:

    A. Ăn tươi nuốt sống
    B. Ăn lông ở lỗ
    C. Còn sơ khai như vượn cổ
    D. Tất cả các tình trạng trên

    Câu 11: Đời sống của người tinh khôn tiến bộ hơn so với người nguyên thủy vì

    A. Họ biết chăn nuôi, trồng trọt
    B. Họ biết làm đồ gốm, đồ trang sức
    C. Họ sống thành thị tộc
    D. Tất cả các đáp án trên

    Câu 12: Kim loại được loài người sử dụng đầu tiên là:

    A. Sắt
    B. Đồng
    C. Vàng
    D. Bạc

    Câu 13: Các quốc gia cổ đại xuất hiện ở phương đông vì

    A.Nhờ đất đai màu mỡ
    B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi
    C. Sớm sử dụng công cụ bằng sắt
    D. Khí hậu thuận lợi

    Câu 14: Các quốc gia cổ đại trong lịch sử xuất hiện sớm nhất ở:

    A. Châu Phi và châu Âu
    B. Phương Đông và Bắc Phi
    C. Phương tây và Bắc Phi
    D. Phương Đông và phương Tây

    Câu 15: Đặc điểm của các quốc gia cổ đại phương Đông là:

    A. Hình thành trên các bán đảo
    B. Hình thành trên lưu vực các con sông lớn
    C. Lấy nông nghiệp làm cơ sở kinh tế
    D. Câu B và C đúng

    Câu 16: Ngành sản xuất phát triển sớm nhất của các quốc gia cổ phương Đông là

    A. Nông nghiệp
    B. Công nghiệp
    C. Thủ công nghiệp
    D. Thương nghiệp

    Câu 17: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng:

    A. Thiên niên kỉ IV-III TCN
    B. Thiên niên kỉ IV TCN
    C. Thiên niên kỉ III-IV TCN
    D. Thiên niên kỉ V-IV TCN

    Câu 18: Quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành sớm nhất đó là:

    A. Ấn độ
    B. Ai Cập, Lưỡng Hà
    C. Trung Quốc
    D. Ai Cập, Ấn Độ

    Câu 19: Ai Cập được hình thành ở lưu vực sông:

    A. Sông Nin
    B. Sông Hằng
    C. Sông Hồng
    D. Sông Trường Giang

    Câu 20: Đứng đầu nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông là:

    A. Vua chuyên chế
    B. Quan lại
    C. Chủ ruộng đất
    D. Nông dân

    Câu 21: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:

    A. Hai tầng Lớp
    B. Ba tầng Lớp
    C. Bốn tầng lớp
    D. Năm tầng lớp

    Câu 22: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông gồm:

    A. Chủ nô
    B. Qúi tộc
    C. Nông dân
    D. Nô lệ

    Câu 23: Các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện vào khoảng:

    A. Đầu thiên niên kỉ I TCN
    B. Cuối thiên niên kỉ I TCN
    C. Đầu thiên niên kỉ II TCN
    D. Cuối thiên niên kỉ II TCN

    Câu 24: Kể tên các quốc gia cổ đại phương Tây:

    A. Ai Cập và Lưỡng Hà
    B. Hi Lạp và Rô-ma
    B. Hi Lạp và Lưỡng Hà
    D. Rô-ma và Ai Cập

    Câu 25: Nền tảng kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây là:

    A. Nông nghiệp
    B. Thủ công nghiệp
    C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
    D. Thương nghiệp

    Câu 26: Cư dân Địa Trung Hải thường tập trung ở đâu:

    A.Nông thôn
    B. Thành thị
    C. Trung du
    D. Thành thị

    Câu 27: Người Ai Cập cổ đã tính được số pi bằng:

    A. 3,12
    B.3,14
    C. 3,15
    D. 3,16

    Câu 28: Người phương Đông cổ đại đều sở dụng loại chữ:

    A.Chữ nôm
    B. Chữ Hán
    C. Chữ tượng hình
    D. Hệ chữ cái a, b, c….

    Câu 29: Người Hi Lạp hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời nhờ:

    A. Canh tác nông nghiệp
    B. Đi biển
    C. Buôn bán giữa các thị quốc
    D. Khoa học kĩ thuật phát triển

    Câu 30: Hệ thống chữ cái A, B, C là hệ thống chữ cái của:

    A. Ai Cập
    B. Lưỡng Hà
    C. Hi Lạp và Rô-ma
    D. Trung

    II. Tự luận

    Câu 1. Em hãy cho biết nhà nước của người Ai Cập cổ đại được thành lập như thế nào?.

    Câu 2. Sông Nin đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập cổ đại?

    Câu 3: Vì sao có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất ?

    Câu 4:

    – Vận dụng kiến thức đã học, dựa vào hình 1.4. Vị trí của các điểm A, B, C, D trên bản đồ thế giới. Hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D

    – Vận dụng kiến thức đã học, dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 6cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

    – Vận dụng kiến thức đã học, dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:400.000, 5cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa?

    Câu 5. Quan sát sơ đồ dưới đây em hãy:

    a) Xác định từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thế kỉ.?

    b) Hãy xây dựng trục thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em ( năm sinh, năm vào mẫu giáo, năm vào cấp 1, năm vào cấp 2)

    Đáp án đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 6

    I. Trắc nghiệm

    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
    A A B C D B D D A B D B A B D
    16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
    A A B A A B C A B C D D C B C

    II. Tự luận

    Câu 1. Nhà nước của người Ai Cập cổ đại được thành lập

    • Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin. Họ sống theo công xã gọi là Nôm.
    • Từ thế kỉ IV TCN , các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành thượng Ai Cập
    • Khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ (Namer), hay vua Mê-nét (Menes) theo huyền thoại đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời.

    Câu 2. Những thuận lợi mà Sông Nin đem lại cho người Ai Cập cổ đại

    • Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc Châu Phi , là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin
    • Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.
    • Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đên bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu hàng hóa từ thượng Ai Cập xuống hạ Ai Cập.

    Câu 3: Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do:

    • Trái Đất có dạng hình cầu nên ánh sáng Mặt trời chỉ chiếu được một nửa Trái Đất. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.
    • Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.

    Câu 4: Tọa độ địa lí của điểm A: 30 o B,150 o T

    – Khoảng cách trên thực địa = Khoảng cách trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ.

    Đổi ra đơn vị ki-lô-mét (km).

    Câu 5. Quan sát sơ đồ dưới đây em hãy:

    a) Từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ đến hiện tại là

    • Tính từ năm 179 TCN đến năm 2022 là: 2.200 năm, hơn 22 thế kỉ.
    • Tính từ năm 111 TCN đến năm 2022 là: 2.132 năm, hơn 21 thế kỉ.
    • Tính từ năm 1 đến năm 2022 là: 2023 năm, hơn 20 thế kỉ.
    • Tính từ năm 544 đến năm 2022 là: 1478 năm, hơn 14 thế kỉ.
    • Tính từ năm 938 đến năm 2022 là: 1084 năm, hơn 10 thế kỉ.

    b) HS tự làm

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *