Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng đề minh họa có đáp án kèm theo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 10 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 10 sách Cánh diều năm 2023 – 2024

    I. Nội dung ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10

    1. Văn bản thơ (tương đương thể thơ, đề tài với các văn bản ở Bài 2 trong SGK)

    Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,…) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,…) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau.

    2. Viết được văn bản nghị luận xã hội về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc một vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học.

    – Mức độ đánh giá: chia làm 3 mức độ theo yêu cầu về KTĐG của CT Ngữ văn 2018 (biết, hiểu, vận dụng)

    – Các chuẩn / tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động đọc hiểu: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của đọc hiểu văn bản thơ trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Cánh Diều (Bài 2).

    – Các tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động viết: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của hoạt động viết trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Cánh Diều (Bài 1).

    II. Đề minh họa giữa học kì 1 môn Ngữ văn 10

    ĐỀ SỐ 1

    Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

    TỰ TRÀO

    Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
    Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
    Cờ đương dở cuộc không còn nước(),
    Bạc chửa thâu canh đã chạy làng().
    Mở miệng nói ra gàn bát sách(),
    Mềm môi chén mãi tít cung thang().
    Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
    Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!

    (Nguyễn Khuyến

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

    Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì?

    A. Vần lưng
    B. Vần chân
    C. Vần liền
    D. Vần cách

    Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?

    A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình”
    B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”
    C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng
    D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp

    Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?

    A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)
    B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)
    C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)
    D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

    Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

    A. 1 – 2 và 3 – 4
    B. 3 – 4 và 5 – 6
    C. 5 – 6 và 10 – 8
    D. 1 – 2 và 10 – 8

    Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì?

    A. Tự kể về mình
    B. Tự viết về mình
    C. Tự nói về mình
    D. Tự cười mình

    Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì?

    A. Cái nghèo của mình
    B. Cái dốt nát của mình
    C. Cái vô tích sự của mình
    D. Cái khôn ngoan của mình

    Câu 10. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”?

    A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu
    B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng
    C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng
    D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng

    Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

    A. Lòng yêu nước
    B. Sự hiếu học
    C. Lòng tự trọng
    D. Tính hài hước

    Câu 9. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5 – 10 dòng.

    Câu 10. Anh / chị có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5 – 10 dòng.

    Phần II. Viết (5,0 điểm)

    Theo anh / chị, mỗi người chúng ta có cần phải biết “tự trào” không? Vì sao? Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này.

    III. Đáp án đề minh họa giữa kì 1 Văn 10

    Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

    Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

    Đáp án: 1 – B, 2 – A, 3 – B, 4 – B, 5 – D, 6 – C, 10 – D, 8 – C.

    Câu 9. HS nêu suy nghĩ của cá nhân, viết đúng dung lượng.

    Cần thấy được Nguyễn Khuyến vốn là một người thành công trên con đường học vấn nhưng nhà thơ luôn cảm thấy băn khoăn, day dứt vì mình không làm được điều gì có ích cho dân, cho nước. Điều duy nhất mà ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác, lui về quê ở ẩn nhằm giữ gìn danh tiết, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt, đớn đau. Do đó, viết về mình, ông thường cười cái danh vọng và sự vô tích sự của mình. Đó là cái cười của con người có lương tâm, có ý thức liêm sỉ (bản tính trong sạch, biết tránh không làm những việc khiến mình phải xấu hổ), thâm thuý và thấm đẫm nước mắt bởi chua xót và bất lực.

    Câu 10. HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân, có lí giải hợp lí, viết đúng dung lượng.

    Phần II. Viết (5,0 điểm)

    * Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội. Bài viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài nghị luận; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

    * Yêu cầu cụ thể:

    Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    – Có bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng. (0,5 điểm)

    – Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận (mỗi người cần biết “tự trào”). (0,25 điểm)

    – Thân bài:

    + Giải thích “tự trào” và các biểu hiện của “tự trào”. (1,0 điểm)

    + Bàn luận: cần hay không cần biết “tự trào” và có lí giải hợp lí; có ví dụ minh hoạ. (1,5 điểm)

    + Liên hệ bản thân và rút ra bài học về nhận thức và hành động. (0,5 điểm)

    – Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận. (0,25 điểm)

    – Diễn đạt độc đáo và sáng tạo (dùng từ, đặt câu). (0,5 điểm)

    – Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. (0,5 điểm)

    ĐỀ SỐ 2

    I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm)

    Đọc văn bản:

    NỮ OA TẠO RA LOÀI NGƯỜI

    Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cây cỏ, muôn thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên đầm nước, lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.

    Lạ thay, vừa đặt xuống mặt đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy gọi là “Người”. “Người” được bàn tay nữ thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hòa nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui vẻ hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa.

    Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc không ngừng nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn trống trải quá. Bà bèn nghỉ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người.

    (Trích “Nữ Oa” (Thần thoại Trung Quốc), Dương Tuấn Anh (sưu tầm, tuyển chọn) NXB Giáo dục Việt Nam, 2009).

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:

    A. Cổ tích
    B. Truyền thuyết
    C. Thần thoại
    D. Sử thi

    Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

    A. Nghị luận
    B. Tự sự
    C. Miêu tả
    D. Biểu cảm

    Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào?

    A. Trời đất mới sinh, đã có loài người nhưng chưa có cỏ cây muôn thú.
    B. Trời đất mới sinh, đã có cỏ cây muôn thú, mà chưa có loài người.
    C. Trời đất mới sinh, chỉ có Nữ Oa cũng một số vị thần như thần Lửa, thần Nước.
    D. Trời đất mới sinh, có cỏ cây muôn thú và các vị thần Lửa, thần Nước.

    Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa?

    A. Nữ Oa tạo ra loài người.
    B. Nữ Oa bênh vực loài người, Nữ Oa trừng phạt thần Lửa và thần Nước.
    C. Nữ Oa yêu thương con người, Nữ Oa tạo ra loài người.
    D. Nữ Oa luyện đá vá trời, giúp đỡ loài người.

    Câu 5: Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây?

    A. Biết ơn người có công với cộng đồng.
    B. Tôn vinh người anh hùng.
    C. Thương xót con người bé nhỏ.
    D. Biết ơn thần linh và con người.

    Câu 6: Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa?

    A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo
    B. Kết thúc truyện có hậu
    C. Nhân vật có khả năng phi thường
    D. Truyện được kể theo lời nhân vật

    Câu 10: Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì?

    A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc
    B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ
    C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm
    D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ

    Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

    Câu 8: Về phương diện thể loại, đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích nào đã học, và hãy chỉ những điểm giống nhau đó?

    Câu 9: “Niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn” là một trong những vẻ đẹp của thần thoại. Theo anh/chị, niềm tin ấy còn có sức hấp dẫn với con người hiện đại không?

    Câu 10: Anh chị rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?

    II. VIẾT (4 điểm)

    Đọc bài thơ:

    CHÂN QUÊ (Nguyễn Bính)

    Hôm qua em đi tỉnh về,
    Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
    Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
    Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
    Nào đâu cái yếm lụa sồi?
    Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
    Nào đâu cái áo tứ thân?
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

    Nói ra sợ mất lòng em,
    Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
    Như hôm em đi lễ chùa,
    Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
    Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
    Thầy u mình với chúng mình chân quê.
    Hôm qua em đi tỉnh về,
    Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

    (Nguyễn Bính Hồng Cầu, Nguyễn Bính toàn tập (tập 1), NXB Hội Nhà văn, 20110)

    Thực hiện yêu cầu:

    Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Anh/ Chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ).

    Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 10

    Phần Câu Nội dung Điểm
    I ĐỌC HIỂU 6,0
    1 C 0,5
    2 B 0,5
    3 A 0,5
    4 A 0,5
    5 A 0,5
    6 D 0,5
    10 D 0,5

    8

    Đoạn trích Nữ Oa giống đoạn trích “Thần Trụ Trời” đã học.

    Điểm giống nhau: đều nói về nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo.

    Hướng dẫn chấm:

    – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm

    – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm

    – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

    *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

    0,5

    9

    – Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại, thể hiện qua các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông,. . . Có thể nói, người Việt ta vẫn có một niềm tin vô hình vào những vị thần chế ngự thiên nhiên, đặc biệt đối với những gia đình làm nông nghiệp.

    – Tin vào sự tồn tại ở thế giới khác không phải là điều xấu, nếu điều đó làm cho bản thân chúng ta tốt hơn. Chỉ những kẻ dựa vào đó để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người khác mới đáng lên án.

    Hướng dẫn chấm:

    – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

    – Học sinh trả lời đúng một ý: 0,5 điểm

    – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm

    – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

    *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

    1,0

    10

    Thông điệp tích cực thông qua văn bản:

    – Các bị thần linh đã có công tạo ra vũ trụ, con người, giúp con người vượt qua mọi thiên tai bằng tất cả tình yêu thương và tâm trí của mình.

    Chính vì vậy, mọi người hãy biết ơn, bảo vệ, giữ gìn để nó xứng đáng cới công lao của các vị thần linh.

    Hướng dẫn chấm:

    -Học sinh trả lời tương đương với một ý đã gợi trong đáp án: 1,0 điểm

    – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,105 điểm

    – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm

    *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

    0,25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

    Tình cảm của chàng trai đối với quê hương qua bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính.

    Hướng dẫn chấm:

    – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

    – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

    0,25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

    2,0

    – Muốn gìn giữ vẻ đẹp truyền thống tốt đẹp của quê hương

    – Lo âu, băn khoăn, day dứt, dự cảm về những thay đổi nhanh chóng của những giá trị mang bản sắc văn hóa dân tộc.

    -. Hướng dẫn chấm:

    – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm.

    – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 0,105 điểm – 1,0 điểm.

    – Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,5 điểm.

    1,5

    – Đánh giá chung:

    + Thể thơ lục bát, ngôn ngữ, hình ảnh đậm tính dân tộc.

    + Tình cảm chân thành, thiết tha, giàu suy tư…

    Hướng dẫn chấm:

    – Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

    – Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

    0,5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    0,5

    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    0,5

    I+II

    10

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *