Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng đề minh họa có đáp án và tự luyện.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều
I. Giới hạn nội dung ôn thi giữa kì 1 Văn 7
a. Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)
Nhận biết:
- Nhận biết được từ ngữ, vần, thể thơ, nhịp thơ các và các biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
- Xác định được số từ, phó từ.
Thông hiểu:
- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng.
Vận dụng:
- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài ứng xử cho bản thân.
- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.
Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
b. Phần văn: Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.
II. Đề thi minh họa giữa kì 1 Văn 7
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
– Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
– Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
– Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
– Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
– Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:
A. Giá trị cuộc sống
B. Lòng biết ơn
C. Đức tính trung thực
D. Lòng hiếu thảo
Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Người học trò
B. Người kể chuyện
C. Hòn đá
D. Người thầy
Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?
A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.
Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?
A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
B. Than thở, xem xét, háo hức
C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
D. Xấu xí, than thở, háo hức
Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:
A. Hòn đá
B. Người học trò
C. Người thầy
D. Chủ tiệm đồ cổ
Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?
A. Trạng ngữ
B. Cụm danh từ
C. Cụm động từ
D. Cụm tính từ
Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.
Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Em hãy trình bày ý kiến về việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ÔN TẠP GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
C |
0,5 |
|
5 |
D |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
C |
0,5 |
|
8 |
B |
0,5 |
|
9 |
HS viết đoạn văn 8-10 dòng nêu được cụ thể thông điệp, lí do chọn thông điệp. HS có thể lựa chọn những thông điệp sau: – Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn. – Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận. |
2,0 |
|
II |
|
LÀM VĂN |
4,0 |
a. Hình thức: Viết đúng hình thức bài văn nghị luận, đủ bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, khoa học, diễn đạt lưu loát. |
0,5 |
||
b. Nội dung: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19. * Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến theo một trình tự hợp lí. HS có thể trình bày những ý kiến sau: – Ý kiến 1: Tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay và việc thực hiện 5K của người dân. + Lí lẽ 1.1: Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp Dẫn chứng: (….) + Lí lẽ 1.2: Thực trạng về việc thực hiện 5K của người dân: Giải thích 5K là gì. Dẫn chứng (…) – Ý kiến 2: Tác dụng của việc thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: Thực hiện tốt 5K sẽ giúp phòng tránh dịch bệnh cho bản thân và những người xung quanh. + Dẫn chứng: Phòng tránh dịch bệnh cho bản thân: Phòng tránh dịch bệnh cho những người xung quanh: – Ý kiến 3: Tác hại của việc không thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: gây ra tình trạng dịch bệnh lây lan cho bản thân và những người xung quanh => tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường,… + Dẫn chứng: – Ý kiến 4: Nguyên nhân của việc không thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: Ý thức của mỗi người chưa tốt khi thực hiện theo khuyến cáo của Bộ y tế. + Dẫn chứng: => Bày tỏ suy nghĩ của bản thân. * Kết bài: – Khẳng định lại tầm quan trọng của việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19. – Liên hệ bản thân. |
0,5 2,5 0,5 |
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
…Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
(Trích “Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
* Lựa chọn một đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ |
C. Thơ lục bát |
B. Thơ năm chữ |
D. Thơ tự do |
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ” là:
A. So sánh |
C. Ẩn dụ |
B. Nhân hóa |
D. Hoán dụ |
Câu 3. Cách gieo vần của đoạn thơ dưới đây là:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
A. Vần lưng |
C. Vần lưng, vần liền |
B. Vần chân |
D. Vần chân, vần cách |
Câu 4. Cặp câu thơ nào có sử dụng hình ảnh tương phản:
A. Có bão tháng bảy |
C. Nước như ai nấu |
B. Giọt mồ hôi sa |
D. Cua ngoi lên bờ |
Câu 5. Từ sa trong câu thơ “ Giọt mồ hôi sa” có nghĩa là:
A. Ngã xuống |
C. Đi xuống |
B. Rơi xuống, lao xuống |
D. Đi đến một nơi nào đó |
Câu 6. Tác giả đã tả mẹ đi cấy trong điều kiện thời tiết như thế nào?
A. Mưa tầm tã |
C. Nắng chói chang |
B. Rét căm căm |
D. Gió lồng lộng |
Câu 7. Những giá trị của “hạt gạo làng ta” mà tác giả muốn khẳng định qua đoạn thơ là:
A. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất.
B. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
C. Hạt gạo là sự kết tinh của tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
D. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
* Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ đem lại hiệu quả nghệ thuật gì về mặt nội dung?
………………………………………………………………………………..………………
………………………………………………………………………………..………………
Câu 9. Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ, tình cảm gì với những người làm ra hạt gạo?
………………………………………………………………………………..………………
………………………………………………………………………………..………….…..
Câu 10. Bài học mà em rút ra được qua đoạn trích trên là gì?
………………………………………………………………………………..……….……..
………………………………………………………………………………..………….…..
………………………………………………………………………………..………….…..
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.
ĐỀ SỐ 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MỞ SÁCH RA LÀ THẤY
Bao la và bí ẩn Ẩn hiện sau mặt chữ Có ngày mưa tháng nắng Có địa ngục, thiên đường |
Đôi khi kẻ độc ác Trăm sông dài, biển rộng Lật một trang sách mới Ta “đi” khắp thế gian |
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng:
Câu 1 (0,25đ): Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ tứ tuyệt
C. Thơ năm chữ
D.Thơ ngũ ngôn
Câu 2 (0,25đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D.Nghị luận
Câu 3 (0,25đ): Câu nào sau đây nêu đúng ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
A. Khơi dậy trí tò mò và lòng yêu thích của con người trong việc đọc sách
B. Nhắc nhở con người nên mở sách ra để thấy những điều mới mẻ
C. Khuyến khích con người nên mở sách ra để thấy những điều mới mẻ
D. Thúc đẩy sự yêu thích của con người trong việc đọc sách
Câu 4 (0,25đ): Câu nào sau đây thể hiện chủ đề của bài thơ trên?
A. Sách mở ra cho ta những chân trời mới
B. Sách mở ra cho ta thế giới cổ tích và lịch sử dân tộc
C. Sách mở ra cho ta cả thế giới của loài người
D. Sách là người bạn bên gối của con người.
Câu 5 (0,25đ): Đoạn thơ sau được ngắt nhịp như thế nào?
Trăm sông dài, biển rộng
Nghìn núi cao, vực sâu
Cả bốn biển, năm châu
Mở sách ra là thấy
A. 2/3
B. 3/2
C. 1/4
D.4/1
Câu 6 (0,25đ): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Bao la và bí ẩn
Như biển xa rừng sâu
Mở ra một cuốn sách
Một thế giới bắt đầu
A. Ẩn dụ
B. So sánh
C. Điệp ngữ
D. Liệt kê
Câu 7 (0,25đ): Biện pháp tu từ vừa phát hiện được ở câu 4 có tác dụng gì?
A. Gợi lên hình ảnh bao la và bí ẩn của những trang sách
B. Mở ra hình ảnh một thế giới mới đằng sau những trang sách
C. Mở ra những điều thú vị, tuyệt vời và đầy hấp dẫn đằng sau những trang sách.
D. Gợi lên sự rộng lớn, chứa đựng nhiều điều bí ẩn đang chờ đợi được khám phá đằng sau những trang sách
Câu 8 (0,25đ): Những truyện cổ tích nào được nhắc đến trong bài thơ trên?
A. Thạch Sanh và Lí Thông, Tấm và Cám
B. Thạch Sanh, Tấm Cám
C. Thạch Sanh, Cô Tấm và Cô Cám
D. Chàng Thạch Sanh, Tấm Cám
Câu 9 (0,25đ): Theo em đoạn thơ sau muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
Đôi khi kẻ độc ác
Lại không là cọp beo
Cũng đôi khi đói nghèo
Chưa hẳn người tốt bụng
A. Không nên đánh giá và nhìn nhận con người quá vội vàng qua hoàn cảnh
B. Không nên nhìn nhận và đánh giá con người quá vội vàng qua vẻ bề ngoài
C. Không nên nhìn nhận và đánh giá con người quá vội vàng qua hành động
D. Không nên nhìn nhận và đánh giá con người quá vội vàng qua vẻ bề ngoài và hoàn cảnh.
Câu 10 (0,25đ): Em rút ra được bài học nhận thức và hành động gì từ bài thơ trên?
A. Nên nuôi dưỡng lòng yêu thích đọc sách và cần đọc thêm nhiều sách để mở rộng hiểu biết
B. Cần rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày để mở rộng hiểu biết
C. Nhận thấy được tầm quan trọng của sách và cần rèn thói quen đọc sách
D. Nhận thức được tầm quan trọng của thói quen đọc sách mỗi ngày.
Câu 11 (1,5 điểm): Qua bài thơ, em nhận thấy sách có vai trò gì đối với cuộc sống của con người?
Câu 12 (2 điểm): Em hãy nhận xét về cách dùng 2 từ “đi” và “cận thị” trong đoạn thơ sau:
Ta “đi” khắp thế gian
Chỉ bằng đôi con mắt
Sẽ “cận thị” suốt đời
Những ai không đọc sách
II. Viết (4 điểm)
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em ấn tượng.