Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 11 tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng bài tập ôn luyện.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học 11 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 11 Chân trời sáng tạo.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (Bài 1 đến bài 5)

Ôn tập kiểm tra giữa kì I: Bài 1 đến bài 6

B. MỘT SỐ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  • Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
  • Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
  • Bài 3: Thực hành: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật và trông cây bằng thủy canh, khí canh
  • Bài 4: Quang hợp ở thực vật
  • Bài 6: Hô hấp ở thực vật

C. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?

A. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
B. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
C. Thải các chất ra ngoài môi trường và điều hòa cơ thể
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 2: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
C. Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
D. Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.

Câu 3: Trong cơ thể sinh vật, dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể là

A. hóa năng.
B. cơ năng.
C. nhiệt năng.
D. quang năng.

Câu 4: Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới là?

A. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải; giai đoạn sử dụng
B. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải, giai đoạn huy động năng lượng
C. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn phân giải
D. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn sử dụng

Câu 5: Những chất mà cơ thể sinh vật tiết ra ngoài được gọi là?

A. Chất dinh dưỡng
B. Chất thải, chất độc hại, chất dư thừa
C. Nước
D. Thức ăn

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

(2) Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

(3) Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường gồm hai quá trình đó là lấy vào và thải ra.

(4) Quá trình phân giải glucose trong tế bào có cả sự chuyển hóa các chất và năng lượng.

Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 7: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?

A. Tự dưỡng và dị dưỡng
B. Đồng hóa và dị hóa
C. Đồng hóa và dị dưỡng
D. Dị hóa và tự dưỡng

Câu 8: Đồng hóa là?

A. Phân hủy các chất
B. Tổng hợp chất mới, tích lũy năng lượng
C. Giải phòng năng lượng
D. Biến đổi các chất

Câu 9: Quá trình quang hợp ở thực vật có xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây?

A. Quang năng thành hóa năng.
B. Điện năng thành nhiệt năng.
C. Hóa năng thành nhiệt năng.
D. Điện năng thành cơ năng.

Câu 10: Dị hóa là?

A. Phân giải các chất hấp thụ
B. Giải phóng năng lượng
C. Thải các chất ra ngoài môi trường
D. A và B đúng

Câu 11: Năng lượng của các chất hữu cơ phức tạp thoát ra ngoài dưới dạng…?

A. Nhiệt năng
B. Cơ năng
C. Hóa năng
D. Tất cả đều sai

Câu 12: Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.

Câu 13: Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa

A. NO3-thành NO2-.
B. NO3-thành NH4+.
C. NH4+thành NO2-.
D. NO2-thành NO3-.

Câu 14: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. thẩm thấu.
B. cần tiêu tốn năng lượng.
C. nhờ các bơm ion.
D. chủ động.

Câu 15: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là

A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. lá non có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt lá.
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.

Câu 16: Khi cây bị vàng úa, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng loại nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?

A. Mg2+
B. Ca2+
C. Fe3+
D. Na+

Câu 17: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?

A. Được cung cấp ATP.
B. Có các lực khử mạnh.
C. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
D. Có sự tham gia của enzim nitrogenase.

Câu 18: Một lá cây tươi được đem cân có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút để lá thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,07 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.

A. 0,009 g/dm2/giờ
B. 0,64 g/dm2/giờ
C. 0,56 g/dm2/giờ
D. 0,01 g/dm2/giờ

Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 21: Thực vật C4 được phân bố

A. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
C. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
D. ở vùng sa mạc.

Câu 22: Những cây nào được kể tên thuộc nhóm thực vật C3?

A. Rau dền, kê, các loại rau.
B. Lúa, khoai, sắn, đậu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

Câu 23: Nhóm sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quá trình quang hợp?

A. Diệp lục a.
B. Diệp lục b.
C. Diệp lục a, b.
D. Diệp lục a, b và carôtenôit

Câu 24: Trong pha sáng của quá trình quang hợp, ATP và NADPH được chuyển hóa từ quá trình nào?

A. Hấp thụ năng lượng của nước
B. Hoạt động của chuỗi truyền điện tử trong quang hợp
C. Quang phân li nước
D. Diệp lục hấp thu ánh sáng trở thành trạng thái kích động

Câu 25: Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. màng ngoài.
B. màng trong.
C. tilacôit.
D. chất nền (strôma).

Câu 26: Trong tế bào lá cây, bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh?

A. Không bào
B. Riboxom
C. Lục lạp
D. Ti thể

Câu hỏi tự luận

Câu 1. Nêu vai trò và các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Mô tả tóm tắt các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới?

Câu 2. Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể?

Câu 3. Nêu khái niệm, cho ví dụ về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật? Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới .

Câu 4. Nêu vai trò của nước và chất khoáng đối với cây? Trình bày cơ chế và con đường hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ?

Câu 5. Vai trò của sự thoát hơi nước ở lá? Trình bày sự vận chuyển chất ở thân và sự thoát hơi nước ở lá?

Câu 6. Nêu vai trò của Nitơ và các nguồn cung cấp nitrgen cho cây? Trình bày quá trình hấp thu và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật?

Câu 7. Phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật? Giải thích được sự cân bằng nước, tưới tiêu và bón phân hợp lý đối với năng suất cây trồng?

Câu 8. Nêu cách tiến hành, kết quả, giải thích hiện tượng thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá?

Câu 9. Nêu khái niệm, vai trò của quang hợp và hệ sắc tố quang hợp? So sánh pha sáng và pha tối quang hợp? So sánh quang hợp ở các nhóm thực vật C, C4, CAM? Chứng minh sự thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trường bất lợi.

Câu 10. Tại sao nói quang hợp quết định chủ yếu năng suất cây trồng? Phân tích ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đến quang hợp? Giải thích một số biện pháp kỹ thuật và công nghệ nâng cao năng suất cây trồng?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *