Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 10 Kết nối tri thức là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm lý thuyết và các dạng câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 10 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Tin học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức, Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 10 Kết nối tri thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin
Câu 1. Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
A. Văn bản.
B. Âm thanh
C. Hình ảnh.
D. Dãy bit.
Câu 2. Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?
A. Tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
B. Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, đưa ra kết quả.
C. Tiếp nhận thông tin, chuyển thành dữ liệu, tính toán dữ liệu, đưa ra kết quả.
D. Cả ba đáp án đều sai.
Câu 3. Thông tin là gì?
A. Các văn bản và số liệu.
B. Tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.
C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
D. Hình ảnh, âm thanh.
Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. 1MB = 1024KB.
B. 1PB = 1024 GB.
C. 1ZB = 1024PB.
D. 1Bit = 1024B.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?
A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.
B. Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu.
C. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối.
D. Thông tin không có tính toàn vẹn.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit?
A. Chính chữ số 1.
B. Một số có 1 chữ số.
C. Đơn vị đo khối lượng kiến thức.
D. Đơn vị đo lượng thông tin.
Câu 7. Mã hoá thông tin có mục đích gì?
A. Để thay đổi lượng thông tin.
B. Để chuyển thông tin về dạng câu lệnh của ngôn ngữ máy.
C. Làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8. Đơn vị đo lượng thông tin cơ sở là:
A. Bit.
B. GHz.
C. GB.
D. Byte.
Câu 9. Bản chất quá trình mã hóa thông tin?
A. Chuyển dãy hệ nhị phân về hệ đếm khác
B. Đưa thông tin vào máy tính.
C. Chuyển thông tin về bit nhị phân.
D. Nhận dạng thông tin.
Câu 10. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:
A. Dữ liệu là thông tin.
B. RAM là bộ nhớ ngoài.
C. Đĩa mềm là bộ nhớ trong.
D. Một byte có 8 bits.
Câu 11. 1 byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau:
A. 65536.
B. 256.
C. 255.
D. 8.
Câu 12. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?
A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào trong máy tính.
B. CPU là vùng nhớ đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi.
C. Đĩa cứng là bộ nhớ trong.
D. 8 bytes = 1 bit.
Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Câu 1. Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với…… và ……máy tính điện tử.
A. Tiêu thụ, sự phát triển.
B. Sự phát triển, tiêu thụ.
C. Sử dụng, tiêu thụ.
D. Sự phát triển, sử dụng.
Câu 2. Loại công cụ nào gắn liền với nền văn minh thông tin?
A. Máy phát điện.
B. Máy tính điện tử.
C. Đồng hồ.
D. Động cơ hơi nước.
Câu 3. Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?
A. Khi dịch một tài liệu.
B. Khi thực hiện một phép toán phức tạp.
C. Khi chuẩn đoán bệnh.
D. Khi phân tích tâm lí một con người.
Câu 4. Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?
A. Lập trình và soạn thảo văn bản.
B. Công cụ xử lí thông tin.
C. Giải trí.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 5. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành:
A. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.
B. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin.
C. Sử dụng máy tính điện tử.
D. Nghiên cứu máy tính điện tử.
Câu 6. Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là gì?
A. Sự ra đời của máy cơ khí.
B. Sự ra đời của máy tính điện tử.
C. Sự ra đời của máy bay.
D. Cả A, B, C.
Câu 7. Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khả năng tính toán nhanh của nó.
B. Giá thành ngày càng rẻ.
C. Khả năng và sự hiểu biết của con người.
D. Khả năng lưu trữ lớn.
Câu 8. Theo em, hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là gì?
A. Khả năng lưu trữ còn thấp so với nhu cầu.
B. Giá thành vẫn còn đắt so với đời sống hiện nay.
C. Kết nối mạng internet còn chậm.
D. Không có khả năng tư duy toàn diện như con người.
Câu 9. Thiết bị nào dưới đây là thiết bị thông minh:
A. Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth
B. Cân.
C. Ổ cắm.
D. Khóa đa năng.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Máy tính là sản phẩm trí tuệ duy nhất của con người.
B. Học tin học là học sử dụng máy tính.
C. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong việc xử lý thông tin.
D. Con người phát triển toàn diện của xã hội hiện đại là con người phải có hiểu biết về tin học.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 10 Kết nối tri thức