Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn luyện.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tin học 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn tham khảo đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức, đề cương giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THCS ……….
|
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2023 – 2024 MÔN TIN HỌC 8 |
I. Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau
Câu 1. Các phép tính đầu tiên được con người thực hiện bằng cách?
A. Sử dụng máy tính để bàn
B. Sử dụng máy tính cầm tay
C. Sử dụng 10 ngón tay
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 2. Cách ghi số phổ biến từ xưa đến nay là?
A. Hệ thống ghi số La Mã
B. Hệ thống ghi số thập phân
C. Hệ thống ghi số nguyên
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3. Con người đã biết làm các phép tính số học từ bao giờ?
A. Hơn 1000 năm trước Công nguyên
B. Hơn 1000 năm sau Công nguyên
C. Hơn 2000 năm sau Công nguyên
D. Hơn 2000 năm trước Công nguyên
Câu 4. Chiếc máy tính cơ học Pascal do ai sáng tạo ra?
A. Charles Babbage
B. John Mauchly
C. Blaise Pascal
D. J. Presper Eckert
Câu 5. Sau Pascal, Gottfried Leibniz đã cải tiến và thêm vào phép tính gì để máy tính của Pascal thực hiện cả bốn phép tính số học?
A. Phép chia và phép trừ
B. Phép nhân và phép cộng
C. Phép nhân và phép chia
D. Phép nhân và phép trừ
Câu 6. Ai được coi là chả đẻ của công nghệ máy tính?
A. Charles Babbage
B. Gottfried Leibniz
C. John Mauchly
D. Blaise Pascal
Câu 7. Ý tưởng nào đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của máy tính?
A. Cơ giới hóa việc lao động
B. Trí óc hóa việc tính toán
C. Cơ giới hóa việc tính toán
D. Đáp án khác
Câu 8. Nền tảng cho việc thiết kế các máy tính kĩ thuật số hiện đại là?
A. Cơ giới hóa việc tính toán
B. Claude Shannon có thể sử dụng các rơ le để thực hiện các tính toán trên dãu các bit
C. Sáng tạo ra chiếc máy tính cơ học Pascal
D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 9. Thời kì đầu các máy tính được thiết kế dựa trên các rơ le được gọi là?
A. Máy tính thông minh
B. Máy tính hiện đại
C. Máy tính khoa học
D. Máy tính điện cơ
Câu 10. Năm 1943, Howard Aiken đã chế tạo thành công?
A. Máy tính cơ giới hó
B. Máy tính cơ học Pascal
C. Máy tính điều khiển tuần tự tự động
D. Đáp án khác
Câu 11. Đâu là đặc điểm của máy tính điện – cơ đa năng?
A. Có thể hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của con người
B. Thực hiện phép tính cộng mất gần một giây
C. Thực hiện phép tính nhân mất khoảng 6 giây
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 12. Nguyên lí hoạt động của máy tính với khái niệm “chương trình được lưu trữ” có nội dung nào dưới đây?
A. Các lệnh của chương trình được lưu trữ trong bộ nhớ giống như dữ liệu
B. Để thực hiện nhiệm vụ nào chỉ cần tải chương trình tương ứng vào bộ nhớ
C. Chương trình được nạp từ bộ nhớ vào bộ xử lí từng lệnh một và thực hiện xong mới nạp lệnh tiếp theo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 13. Theo nguyên lý “chương trình được lưu trữ” thì cấu tạo của máy tính không có?
A. Thiết bị ra
B. Bộ xử lý
C. Bộ nhớ
D. Con chuột
Câu 14. Theo nguyên lý “chương trình được lưu trữ” thì cấu tạo của máy tính gồm?
A. Bộ xử lý, bộ nhớ
B. Các cổng kết nối với thiết bị vào-ra
C. Đường truyền giữa các bộ phận đó
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15. Công nghệ nào thay thế rơ le điện cơ?
A. Công nghệ cơ giới hóa
B. Công nghệ tự động hóa
C. Công nghệ đèn điện tử
D. Đáp án khác
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức