Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lí 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 10 sách Cánh diều

Đề cương giữa kì 2 Địa lí 10 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Địa lí 10 các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Cánh diều, đề cương giữa kì 2 môn Hóa học 10 Cánh diều, đề cương giữa kì 2 môn Vật lí 10 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lý 10 Cánh diều

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG THPT …….

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM 2023 – 2024

MÔN : LỊCH SỬ LỚP 10

I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Địa 10

Chương 7: Địa lí dân cư

  • Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số
  • Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Chương 8: Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế

  • Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
  • Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Chương 9: Địa lý các ngành kinh tế

  • Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
  • Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
  • Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

II. Bài tập

+ Kỹ năng nhận biết, vẽ và nhận xét các loại biểu đồ

III. Một số câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khu vực nào sau đây ở châu Phi có mật độ thấp nhất hiện nay?

A. Bắc Phi.
B. Tây Phi.
C. Đông Phi.
D. Nam Phi.

Câu 2: Khu vực nào sau đây ở châu Phi có mật độ cao nhất hiện nay?

A. Bắc Phi.
B. Tây Phi.
C. Đông Phi.
D. Nam Phi

Câu 3: Khu vực nào sau đây ở châu Âu có mật độ dân số cao nhất hiện nay?

A. Bắc Âu.
B. Đông Âu.
C. Nam Âu.
D. Tây Âu.

Câu 4: Châu Á có dân số đông nhất thé giới là do

A. có tốc độ gia tăng tự nhiên cao.
B. dân từ châu Âu di cư sang.
C. tăng trưởng kinh tế cao.
D. dân cư chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị.

Câu 5: Dân số châu Phi giảm mạnh trong giai đoạn 1650 đến 1850 là do

A. các dòng di cư sang châu Mĩ.
B. gia tăng tự nhiên giảm.
C. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
D. nghèo đói, bệnh tật.

Câu 6: Khu vực nào sau đây ở châu Âu có mật độ dân số thấp nhất hiện nay?

A. Bắc Âu.
B. Đông Âu.
C. Nam Âu.
D. Tây Âu.

Câu 7: Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân số cao nhất hiện nay?

A. Bắc Mĩ.
B. Ca-ri-bê.
C. Nam Mĩ.
D. Trung Mĩ.

Câu 8: Khu vực nào sau đây ở châu Mĩ có mật độ dân sổ thấp nhất hiện nay?

A. Bắc Mĩ.
B. Ca-ri-bê.
c. Nam Mĩ.
D. Trung Mĩ.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của đô thị hoá?

A. Là một quá trình về văn hoá – xã hội.
B. Quy mô và số lượng đô thị tăng nhanh,
C. Tăng nhanh sự tập trung dân thành thị.
D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây đúng với quá trình đô thị hoá đang diễn ra trên thế giới hiện nay?

A. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.
B. Tỉ lệ dân nông thôn giảm nhanh,
C. Tỉ lệ dân thành thị giảm nhanh.
D. Tỉ lệ dân nông thôn tăng nhanh.

Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?

A. Tỷ lệ dân thành thị tăng.
B. Tỷ lệ dân nông thôn tăng.
C. Dân cư tâp trung vào các thành lớn và cực lớn
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa?

A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch.
C. Thay đổi quá trình sinh, tử.
D. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực

Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?

A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực.
C. Thiếu việc làm.
D. Môi trường bị ô nhiễm.

Câu 14: Trong các nguồn lực kinh tế – xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?

A. Chính sách và xu thế phát triển.
B. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.
C. Thị trường tiêu thụ.
D. Dân số và nguồn lao động.

Câu 15: Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?

A. Không quan trọng đến sự phát triển của một đất nước.
B. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
C. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế ở một đất nước.
D. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.

Câu 16: Nguồn lực kinh tế – xã hội nào sau đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?

A. Con người.
B. Nguồn vốn.
C. Thị trường.
D. Công nghệ.

Câu 17: Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên?

A. Vị trí địa lí.
B. Khí hậu.
C. Nguồn nước.
D. Đất đai.

Câu 18: Nhận định nào dưới đây không đúng về nguồn lực tự nhiên?

A. Có vai trò quyết định đến trình độ phát triển kinh tế – xã hội mỗi quốc gia.
B. Gồm các yếu tố về đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
C. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
D. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.

Câu 19: Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?

A. Người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn.
B. Tham gia tạo ra các cầu lớn cho nền kinh tế.
C. Là yếu tố đầu vào, góp phần tạo ra sản phẩm.
D. Thị trường tiêu thụ, khai thác các tài nguyên.

Câu 20: Dựa vào căn cứ nào để phân chia thành các nguồn lực vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội?

A. Vai trò của nguồn lực.
B. Nguồn gốc.
C. Phạm vi lãnh thổ.
D. Tính chất nguồn lực.

Câu 21: Hiện nay, nước ta được phân thành mấy vùng nông nghiệp?

A. 5 vùng
B. 4 vùng
C. 7 vùng
D. 8 vùng

Câu 22: Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động:

A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.
B. Giảm bớt tình trạng độc canh.
C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Câu 23: Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Bắc Trung Bộ
D. Tây Nguyên

Câu 24: Loại hình trang trại có số lượng lớn nhất ở nước ta hiện nay là:

A. Trồng cây hằng năm.
B. Trồng cây lâu năm.
C. Chăn nuôi.
D. Nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 25: Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập mặn hơn các vùng khác

A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng

Câu 26: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế – xã hội của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có mật độ dân số
B. Người dân có kinh nghiệm sau nả xuất lâm nghiệp
C. Chưa có cơ sở chế biến nông sản
D. Giao thông ở vùng núi thuận lợi

Câu 27: Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 28: Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là:

A. Trình độ thâm canh.
B. Điều kiện về địa hình.
C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
D. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 29: Đây là điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:

A. Địa hình.
B. Đất đai.
C. Khí hậu.
D. Nguồn nước.

Câu 30: Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng:

A. Tăng cường tình trạng độc canh.
B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.
D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Câu 31: Cây bông cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.
B. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.
C. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
D. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.

Câu 32: Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là

A. chăn nuôi chuồng trại.
B. chăn nuôi công nghiệp.
C. chăn nuôi nửa chuồng trại.
D. chăn thả tự nhiên.

Câu 33: Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm nào sau đây?

A. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây cận nhiệt.
B. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây nhiệt đới.
C. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ôn đới.
D. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Câu 34: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào

A. thị trường tiêu thụ.
B. hình thức chăn nuôi.
C. cơ sở thức ăn.
D. con giống.

Câu 35: Vai trò nào sau đây không phải của ngành chăn nuôi?

A. Cung cấp cho con người các sản phẩm có dinh dưỡng.
B. Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.
C. Làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
D. Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho con người.

Câu 36: Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?

A. Củ cải đường.
B. Cao su.
C. Mía.
D. Cà phê.

Câu 37: Loại cây nào sau đây được xem là cây trồng của miền nhiệt đới?

A. Cà phê.
B. Bông.
C. Chè.
D. Đậu tương.

Câu 38: Cây cao su thích hợp nhất với loại đất nào sau đây?

A. Đất ba dan.
B. Đất đen.
C. Phù sa cổ.
D. Phù sa mới.

Câu 39: Lợn thường được nuôi nhiều ở các vùng

A. trung du và miền núi, các vùng có dân số thưa.
B. trọng điểm công nghiệp, các khu vực ven biển.
C. thâm canh lương thực và vùng ngoại thành.
D. xung quanh nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

Câu 40: Loài vật nuôi quan trọng nhất trong nhóm gia cầm là

A. gà.
B. vịt.
C. ngan.
D. chim cút.

Câu 41: Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp không phải là do

A. cơ sở thức ăn không ổn định.
B. cơ sở vật chất – kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế.
C. công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.
D. thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng.

Câu 42: Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
C. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế.
D. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.

Câu 43: Loài gia súc được nuôi phổ biến để lấy thịt và lấy sữa trên thế giới là

A. lợn.
B. bò.
C. dê.
D. trâu.

Câu 44: Loại cây nào sau đây trồng ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa?

A. Chè.
B. Củ cải đường.
C. Cao su.
D. Bông.

Câu 45: Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi

A. sản phẩm của ngành trồng cây công nghiệp.
B. sản phẩm của ngành trồng cây lương thực.
C. sản phẩm của ngành thuỷ sản.
D. các đồng cỏ tự nhiên.

Câu 46: Cây lương thực bao gồm có những loại cây nào?

A. Lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.
B. Lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.
C. Lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.
D. Lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.

Câu 47: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ vào

A. điều kiện khí hậu, nguồn nước.
B. kinh nghiệm trong sản xuất.
C. giống cây trồng, vật nuôi nhiều.
D. công nghiệp chế biến thức ăn.

Câu 48: Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ nào?

A. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.
B. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.
C. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.
D. Nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.

Câu 49: Cây chè cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.
B. Nhiệt ẩm rất cao và theo mùa.
C. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.
D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.

Câu 50: Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa dạng khí hậu như thế nào?

A. Ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
B. Nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
C. Nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
D. Nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *