Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi ôn luyện kèm theo các dạng bài tập trọng tâm.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 7 sách Cánh diều

Đề cương ôn thi giữa kì 2 GDCD 7 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 GDCD 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Toán 7 Cánh diều, bộ đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 GDCD 7 Cánh diều

    TRƯỜNG THCS ………….

    Tổ Văn- Sử

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: GDCD 7 Cánh diều

    I. Phạm vi ôn thi giữa kì 2 GDCD 7

    Ôn tập trọng tâm kiến thức các bài sau:

    • Bài 7. Ứng phó với tâm lí căng thẳng
    • Bài 8. Bạo lực học đường
    • Bài 9. Ứng phó với bạo lực học đường
    • Bài 10. Tệ nạn xã hội

    II. Câu hỏi ôn thi giữa kì 2 GDCD 7

    Câu 1: Những tình huống nào sau đây có thể gây căng thẳng?

    A. Bị bạn bè chê bai, nói xấu vì ngoài hình.
    B. Đạt giấy khen.
    C. Được thầy cô khen ngợi.
    D. Đi chơi công viên.

    Câu 2: Nội dung nào dưới đây là cách ứng phó tích cực khi bị căng thẳng?

    A. Đối mặt và suy nghĩ tích cực.
    B. Vấn đề thể chất, tập trung vào hơi thở.
    C. Yêu thương bản thân.
    D. Tất cả các phương án đều đúng

    Câu 3: Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy phải chịu áp lực về:

    A. Tinh thần, thể chất.
    B. Tiền bạc.
    C. Gia đình.
    D. Bạn bè.

    Câu 4: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến tâm lí căng thẳng là:

    A. Tâm lí tự ti.
    B. Bạo lực gia đình.
    C. Vấn đề sức khỏe của bản thân.
    D. Sự kì vọng quá lớn của gia đình.

    Câu 5: Một trong những nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng là:

    A. Lo lắng thái quá.
    B. Áp lực học tập.
    C. Sự kì vọng quá lớn của gia đình.
    D. Các mối quan hệ bạn bè.

    Câu 6: K chuẩn bị thi học sinh giỏi. Tuy nhiên, K cảm thấy bị căng thẳng rất nhiều. Nếu là bạn K, em sẽ làm gì để giúp bạn?

    A. Mặc kệ bạn vì nó không liên quan đến mình.
    B. Đưa bạn đi chơi.
    C. Bảo bạn ôn bài kỹ.
    D. Ngồi động viên, trò chuyện vui để bạn đỡ căng thẳng, bảo bạn coi nó như một bài kiểm tra nhỏ thường làm.

    Câu 7: Khi thấy bạn thân của mình bị tâm lí căng thẳng về học tập. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

    A. Động viên bạn suy nghĩ tích cực sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
    B. Làm bài cho bạn để bạn không phải căng thẳng.
    C. Kệ bạn, bạn thân – thân ai người ấy lo.
    D. Cho bạn chép bài khi đến giờ kiểm tra.

    Câu 8: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào gây căng thẳng cho người khác?

    A. Được khen thưởng.
    B. Đi du lịch với gia đình.
    C. Đi chơi công viên.
    D. Bị điểm kém hơn kỳ trước.

    Câu 9: Trong những tình huống dưới đây, tình huống nào không gây căng bẳng với người khác?

    A. Bố mẹ mắng vì điểm kém.
    B. Bạo lực mạng.
    C. Được điểm cao.
    D. Bị bạn bè xa lánh.

    Câu 10: Đâu không phải là biện pháp hiệu quả và tích cực khi ứng phó với tâm lí căng thẳng?

    A. Thường xuyên tập thể dục thể thao.
    B. Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc.
    C. Thường xuyên đọc sách thư dãn.
    D. Mắng chửi người khác để giải tỏa.

    Câu 11: Khi phát hiện bạo lực học đường, em cần làm gì?

    A. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí kịp thời.
    B. Mặc kệ không quan tâm đến.
    C. Tham gia, cổ vũ bạo lực học đường.
    D. Quay video đăng mạng xã hội câu view.

    Câu 12: Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

    A. Bạo lực học đường.
    B. Bạo lực gia đình.
    C. Bạo lực cộng đồng.
    D. Bạo lực xã hội.

    Câu 13: Theo em, hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

    A. Cô lập một bạn học trong lớp.
    B. Giúp bạn học tập.
    C. Giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn.
    D. Tích cực tham gia các hoạt động của trường.

    Câu 14: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

    A. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
    B. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
    C. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
    D. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.

    Câu 15: Nhận định nào sau đây là sai?

    A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
    B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.
    C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
    D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.

    Câu 16: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bạo lực học đường.

    A. Xúc phạm nhân phẩm và danh dự của bạn khác.
    B. Đánh bạn.
    C. Giúp đỡ bạn học tập.
    D. Cô lập bạn.

    Câu 17: Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến bạo lực học đường?

    A. T rất ngang ngược và thường xuyên nói xấu một số bạn trong lớp. Điều này khiến rất nhiều bạn khó chịu và quyết định cô lập T.
    B. Do hoàn cảnh khó khăn mà L bị bạn bè coi thường cho ra rìa.
    C. Do học kém mà G thường bị bắt nạt.
    D. Do béo và xấu mà D bị bạn bè chế nhạo rất nhiều.

    Câu 18: Theo em, chúng ta cần làm gì để tránh trở thành nạn nhân của bạo lực học đường?

    A. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè, lớp.
    B. Xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè.
    C. Ít nói, lầm lì, không quan tâm đến mối quan hệ của mình với người khác.
    D. Học tập tốt, năng động trong học tập, thể thao.

    Câu 19: Trong các ý dưới đây, ý nào là biểu hiện của bạo lực học đường?

    A. Tụ tập, hẹn gặp đánh nhau sau giờ học.
    B. Đến thư viện học sau giờ học.
    C. Giúp đỡ bạn học khuyết tật.
    D. Ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô.

    Câu 20: K có ngoại hình không mấy ưa nhìn, điều này dẫn đến việc bị bạn bè cô lập, sau lại có một số bạn bắt đầu đánh đập K. Phát hiện K bị đánh, anh trai K rủ một vài người khác chặn trên đường đi về của bọn bắt nạt, định giáo huấn. Nếu em gặp phải cảnh này, em sẽ làm gì?

    A. Báo với người lớn.
    B. Quay video đăng mạng.
    C. Mặc kệ.
    D. Xông vào can ngăn.

    Câu 21: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội mà em cho là đúng nhất?

    A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động
    B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú
    C. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ cho con vi phạm
    D. Tạo công ăn việc làm

    Câu 22: Tác hại của tệ nạn xã hội là?

    A. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người.
    B. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
    C. Rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc.
    D. Cả A, B, C.

    Câu 23: Ý nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội?

    A. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội.
    B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
    C. Sống giản dị, lành mạnh.
    D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn việc giáo dục con cái.

    Câu 24: Các loại tệ nạn xã hội là?

    A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.
    B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.
    C. Ma túy, mại dâm.
    D. Cả A, B, C.

    Câu 25: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS?

    A. Ma túy, mại dâm
    B. Cờ bạc, rượu chè.
    C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình.
    D. Cả A, B, C.

    Câu 26: Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

    A. Tệ nạn xã hội.
    B. Vi phạm pháp luật.
    C. Vi phạm đạo đức.
    D. Vi phạm quy chế.

    Câu 27: Những ai cần phải phòng chống tệ nạn xã hội ?

    A. Bản thân cá nhân
    B. Gia đình
    C. Xã hội
    D. Tất cả các đáp án trên

    Câu 28: Hình thức cao nhất xử phạt vi phạm pháp luật là?

    A. Tử hình.
    B. Chung thân.
    C. Phạt tù.
    D. Cảnh cáo.

    Câu 29: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

    A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
    B. Cảnh cáo.
    C. Phạt tù.
    D. Khuyên răn.

    Câu 30: Khoản 1 trong Điều 4 của Luật phòng chống ma túy là

    A. Phòng chống ma túy là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội
    B. Nhà nước có chính sách khuyến khích bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong phòng chống tệ nạn xã hội
    C. Nghiêm cấm trồng cây chứa chất ma túy
    D. Cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, sản xuất, sử dụng chất ma túy

    Câu 31: Tệ nạn nguy hiểm nhất là?

    A. Cờ bạc.
    B. Ma túy.
    C. Mại dâm.
    D. Cả A, B, C.

    Câu 32: Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm chiếm đoạt chất ma túy thì bị phạt bao nhiêu năm?

    A. Từ 1 năm đến 3 năm.
    B. Từ 3 năm đến 5 năm.
    C. Từ 2 năm đến 7 năm.
    D. Từ 2 năm đến 5 năm.

    Câu 33: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

    A. 12 năm.
    B. 13 năm.
    C. 14 năm.
    D. 15 năm.

    Câu 34: Đâu không phải là tác hại của tệ nạn xã hội:

    A. Làm rối loạn trật tự xã hội
    B. Là nguyên nhân lây truyền HIV-AIDS
    C. Giữ gìn an ninh trật tự xã hội
    D. Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình

    Câu 35: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

    A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
    B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
    C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
    D. Từ đủ 20 tuổi trở lên.

    Câu 36: Căng thẳng là gì?

    A. Là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.
    B. Là việc bạn cần để cho tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi.
    C. Là sự thúc đẩy con người ta cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất.
    D. Là trạng thái chán nản, không muốn làm một việc gì.

    Câu 37: Trong cuộc sống, những tình huống nào dẫn đến căng thẳng?

    A. Đi du lịch cùng cơ quan.
    B. Học tiếng anh.
    C. Bị bạn bè bắt nạt.
    D. Đọc sách trong thư viện.

    Câu 38: Tình huống nào khiến em bị căng thẳng?

    A. Chơi cùng bạn bè.
    B. Làm bài kiểm tra khi chưa ôn bài.
    C. Đi du lịch cùng gia đình hoặc bạn bè.
    D. Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng câu lạc bộ.

    Câu 39: Nguyên nhân chủ quan gây ra tâm lí căng thẳng?

    A. Suy nghĩ tiêu cực của bản thân.
    B. Bạo lực gia đình.
    C. Hoàn cảnh gia đình.
    D. Kỳ vọng của thầy cô, bố mẹ.

    Câu 40: Gia đình T có hoàn cảnh khó khăn trong xã. T thường xuyên không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các buổi đi chơi cùng các bạn được. Đó là lí do, Y thường xuyên bị bạn bè cô lập, bắt nạt. Mỗi lần như vậy, em khóc rất nhiều nhưng không chia sẻ được với ai. Lâu dần, T cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc cùng người khác, em sẽ bị căng thẳng đến mức nói lắp không thành câu. Nếu là bạn của T, em sẽ làm gì?

    A. Thường xuyên động viên, trò chuyện, giúp đỡ T. Đồng thời, nhắc nhở các bạn khác không nên có hành vi ứng xử thiếu tôn trọng với T nếu không sẽ báo giáo viên.
    B. Mặc kệ không quan tâm.
    C. Thường xuyên nói chuyện với T nhiều hơn để bạn bớt cô đơn khi ở trường.
    D. Tham gia cùng các bạn khác bắt nạt T.

    Câu 41: Khi bị căng thẳng em nên làm gì?

    A. Học tập thật tốt.
    B. Nghỉ ngơi, thư giãn.
    C. Tiếp tục làm việc.
    D. Mắng chửi người khác.

    Câu 42 Khi bị căng thẳng em không nên làm gì?

    A. Nghe nhạc thư giãn.
    B. Đọc sách thư giãn.
    C. Mắng chửi người khác.
    D. Ngủ đủ giấc.

    Câu 43: D thường xuyên bị căng thẳng trước giờ đi thi dù ôn bài rất kỹ. Nếu là D, em sẽ làm gì để bớt căng thẳng?

    A. Không nghĩ gì hết, mặc kệ.
    B. Đọc lại thật nhiều lần bài học.
    C. Chơi game cho thư dãn đầu óc.
    D. Tự nhủ coi nó như một bài kiểm tra bình thường mình vẫn làm.

    Câu 44: Biện pháp nào giúp giải tỏa căng thẳng?

    A. Điên cuồng làm bài tập.
    B. Làm thật nhiều việc.
    C. Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp.
    D. Nói xấu người khác.

    Câu 45: Đâu là biểu hiện của căng thẳng?

    A. Tinh thần phấn khởi, vui tươi.
    B. Cảm thấy chán nản, lo lắng, khó chịu, buồn bã…
    C. Luôn thực hiện đúng những gì mình đã hứa.
    D. Đến đúng hẹn, không để người khác chờ đợi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *