Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Lịch sử 11 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Đề cương giữa học kì 2 Lịch sử 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 – 2024
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THPT ………… MÔN: LỊCH SỬ |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ III NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ, KHỐI 11 |
I. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II.
CHỦ ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA ÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1. Tóm tắt nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á Hải Đảo và Đông Nam Á lục địa?
2. Nêu các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
3. Nêu ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
4. Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á
CHỦ ĐỀ 4. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (Trước cách mạng tháng Tám năm 1945)
Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
1. Nêu vị trí chiến lược của Việt Nam. Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
2. Trình bày nội dung chính của các cuộc kháng chiến sau:
– Chống quân Nam Hán (938)
– Chống quân Tống (981)
– Chống quân Tống ( 1075 – 1077)
– Ba lần chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288)
– Chống quân Xiêm (1785)
– Chống quân Thanh (1789)
3. Nêu nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
4. Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà thế kỉ II TCN.
5. Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ XV).
6. Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa cuối thế kỉ XIX).
7. Giải thích nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc.
8. Trên cơ sở kiến thức đã học, rút ra bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. Những bài học lịch sử đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP
PhẦN 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?
A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.
Câu 2: Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về
A. Phong Châu (Phú Thọ)
B. Tây Đô (Thanh Hóa).
C. Phú Xuân (Huế).
D. Thiên Trường (Nam Định).
Câu 4: Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (năm 938)?
A. Cửa sông Tô Lịch.
B. Cửa sông Bạch Đằng.
C. Hoan Châu (Nghệ An).
D. Đường Lâm (Hà Nội).
Câu 5: Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của
A. nhà Hán.
B. nhà Ngô.
C. nhà Lương.
D. nhà Đường.
Câu 6: Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là
A. Lê Lợi.
B. Lê Hoàn.
C. Nguyễn Huệ.
D. Nguyễn Nhạc.
Câu 7: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là
A. quân điền.
B. lộc điền.
C. phúc điền.
D. thọ điền.
Câu 8: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”
A. Nguyễn Huệ.
B. Trần Bình Trọng.
C. Bùi Thị Xuân.
D. Trần Quốc Toản.
……………
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều
I. NỘI DUNG ÔN TẬP:
Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:
– Những nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân ở một số nước Đông Nam Á lục địa và hải đảo.
– Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
– Những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với thuộc địa, liên hệ Việt Nam.
– Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á sau khi giành độc lập.
Bài 7: Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam:
– Vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Phân tích vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
– Nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi và không thành công của các cuộc kháng chiến chống xâm lược.
Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ TK III TCN đến cuối TK XIX):
– Nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc và ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó.
– Bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn, phong trào Tây Sơn.
– Những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam.
II. HÌNH THỨC THI
TRẮC NGHIỆM : 60 %
TỰ LUẬN : 40 %
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Nhằm tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã tiến hành
A. cải cách văn hoá, xã hội, giáo dục.
B. xây dựng toà thành Tây Đô kiên cố.
C. buộc vua Trần nhường ngôi cho mình.
D. ban hành chính sách hạn điền, hạn nô.
Câu 2. Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi và lập ra triều đại
A. nhà Lê sơ.
B. nhà Nguyễn
C. nhà Hồ.
D. nhà Lý.
Câu 3. Sau khi lên ngôi và lập ra nhà Hồ, Hồ Quý Ly đã
A. tổ chức kháng chiến chống quân Xiêm.
B. tạo ra cục diện chiến tranh Nam-Bắc triều.
C. mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
D. tiến hành cuộc cải cách sâu rộng.
Câu 4. Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều đại nhà Hồ không đề cập đến lĩnh vực nào sau đây?
A. Văn hoá – giáo dục.
B. Chính trị – quân sự.
C. Kinh tế – xã hội.
D. Thể thao – du lịch.
Câu 5. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A. Nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhà Trần đang giai đoạn phát triển thịnh đạt.
C. Giặc Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất.
D. Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đỉnh cao.
Câu 6. Trong cải cách về văn hoá, Hồ Quý Ly khuyến khích và đề cao chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Hán.
C. Chữ Latinh.
D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 7. Về kinh tế – xã hội, nhằm hạn chế sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất lớn trong các điền trang, thái ấp của quý tộc, Hồ Quý Ly đã
A. cho phát hành tiền giấy.
B. ban hành chính sách hạn điền.
C. cải cách chế độ giáo dục.
D. thống nhất đơn vị đo lường.
Câu 8. Trong cải cách của Hồ Quý Ly, việc quy định số lượng gia nô được sở hữu của các vương hầu, quý tộc, quan lại được gọi là
A. phép hạn gia nô.
B. chính sách hạn điền.
C. chính sách quân điền.
D. bình quân gia nô.
Câu 9. Xây dựng nhiều thành luỹ kiên cố, chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến là nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
A. kinh tế.
B. văn hoá.
C. quân sự.
D. xã hội.
Câu 10. Hạn chế sự phát triển của Phật giáo, chấn chỉnh lại chế độ thi cử, đề cao chữ Nôm là nội dung cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ về
A. kinh tế, xã hội.
B. văn hoá, giáo dục.
C. chính trị, quân sự.
D. hành chính, pháp luật.
Câu 11. Các biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ đã đề cao tư tưởng, tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Thiên chúa giáo.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của triều đại nhà Trần ở nửa sau thế kỉ XIV?
A. Giặc Minh lăm le sang xâm lược, quân Chăm-pa tấn công.
B. Nhà nước không quan tâm sản xuất, quan lại ăn chơi hưởng lạc.
C. Chu Văn An dâng sớ chém gian thần không được chấp thuận.
D. Nhà Trần tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tốn kém.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là khó khăn của triều đại nhà Trần ở nửa sau thế kỉ XIV?
A. Giặc Minh lăm le sang xâm lược, quân Chăm-pa tấn công.
B. Hồ Quý Ly đã tiến hành cuộc cải cách trên nhiều lĩnh vực.
C. Hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đói kém xảy ra ở nhiều địa phương.
D. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra chống lại triều đình.
Câu 3. Sự suy yếu của triều đại nhà Trần cuối thế kỉ XIV đã dẫn đến nguy cơ nào sau đây?
A. Đánh mất dần bản sắc văn hoá dân tộc.
B. Mất độc lập bởi sự xâm lược của phương Tây.
C. Không còn khả năng bảo vệ sự an toàn của đất nước.
D. Các khởi nghĩa nông dân sẽ lật đổ được triều đình.
Câu 4. Trong bối cảnh đời sống sa sút nghiêm trọng, nhân dân Đại Việt cuối thế kỉ XIV đã
A. đồng loạt suy tôn Hồ Quý Ly lên ngôi vua.
B. bán ruộng đất cho quý tộc, biến mình thành nô tì.
C. nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi trong cả nước.
D. bất lực trước thực trạng, không phản kháng.
Câu 5. Để khuyến khích và đề cao chữ Nôm, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Dịch nhiều sách chữ Hán sang chữ Nôm.
B. Chính thức đưa văn thơ Nôm vào nội dung thi cử.
C. Bắt buộc tất cả sách biên soạn bằng chữ Nôm.
D. Mở trường dạy học hoàn toàn bằng chữ Nôm.
Câu 6. Năm 1397, Hồ Quý Ly đã đặt phép hạn điền nhằm mục đích nào sau đây?
A. Quy định số lượng gia nô được sở hữu của vương hầu, quý tộc.
B. Thể hiện sự quan tâm đến sản xuất, giúp nông nghiệp phát triển.
C. Giải quyết nhu cầu về ruộng đất cho những nông dân nghèo.
D. Hạn chế sở hữu ruộng tư, đánh mạnh vào chế độ điền trang.
Câu 7. Về kinh tế – xã hội, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
B. Hạn chế sở hữu ruộng tư của quý tộc.
C. Thống nhất đơn vị đo lường cả nước.
D. Chế tạo vũ khí, đóng thuyền chiến.
Câu 8. Về văn hóa-giáo dục, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Bắt tất cả các nhà sư phải hoàn tục.
B. Chú trọng việc tổ chức các kì thi.
C. Khuyến khích sử dụng chữ Nôm.
D. Mở trường học ở các lộ, phủ, châu.
Câu 9. Để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Gả các công chúa cho các tù trưởng miền núi
B. Thi hành chính sách thần phục nhà Minh.
C. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy.
D. Quan hệ hoà hiếu với Chăm-pa, Chân Lạp.
Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải yêu cầu đặt ra cho Đại Việt cuối thế kỉ XIV?
A. Giải quyết khủng hoảng kinh tế – xã hội
B. Thiết lập vương triều mới thay nhà Trần.
C. Thủ tiêu yếu tố các cứ của quý tộc nhà Trần.
D. Xây dựng, củng cố đất nước về mọi mặt.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chính sách hạn điền, hạn nô ở cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Làm suy yếu tầng lớp quý tộc triều Trần.
B. Tăng nguồn thu nhập cho Nhà nước.
C. Tăng cường quyền lực của Nhà nước.
D. Xác lập thể chế quân chủ trung ương tập quyền.
Câu 12. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến cải cách của Hồ Quý Ly đầu thế kỉ XV không thành công?
A. Lòng dân không thuận theo nhà Hồ.
B. Sự uy hiếp của các thế lực ngoại xâm.
C. Sự chống đối của thế lực phong kiến cũ.
D. Tiềm lực đất nước hoàn toàn suy sụp.
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Bước đầu ổn định tình hình xã hội, củng cố tiềm lực đất nước
B. Là cuộc cải cách triệt để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng.
C. Góp phần xây dựng nền văn hoá, giáo dục mang bản sắc dân tộc.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng kết quả cuộc cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV?
A. Góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng.
B. Giúp nông dân có thêm ruộng đất để sản xuất.
C. Văn hoá dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao.
D. Giữ vững nền độc lập dài lâu cho dân tộc.
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương giữa kì 2 Lịch sử 11 năm 2023 – 2024