Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2023 – 2024 tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 – 2024:
Đề cương giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách mới
1. Đề cương giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.1. Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 6
I. Phần trắc nghiệm I: Em hãy khoanh vào ý đúng nhất và điền vào chỗ trống cho phù hợp
Câu 1: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang và Âu Lạc thuộc khu vực nào của nước Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ
D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Câu 2: Người đứng đầu một Bộ là?
A. Lạc hầu
B. Vua Hùng
C. Lạc tướng
D. Lạc dân
Câu 3: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở?
A. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay)
C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay)
B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay)
D. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)
Câu 4: Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?
A. 208 TCN
B. 207 TCN
C. 218 TCN
D. 179 TCN
Câu 5: Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra?
A. Hùng Vương
B. Thục Phán
C. Bà Triệu
D. Hai Bà Trưng
Câu 6: Dưới thời Bác thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?
A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý
B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo
C. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối
D. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
Câu 7: Phong tục tập quán nào của người Việt, đến ngày nay vẫn còn được giữ gìn?
A. Tục nhuộm tóc vàng
B. Tục nối mi
C. Tục xăm mình
D. Tục làm bánh chưng, bánh giầy
Câu 8: Mai Thúc Loan, từng chiến thắng quân giặc nào
A. Quân nhà Đường
B. Quân nhà Lương
C. Quân nhà Ngô
D. Quân nhà Hán
II. Phần tự luận
Câu 1: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Mai Thúc Loan?
* GỢI Ý TRẢ LỜI:
+ Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Đường, năm 713, nhân dân Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) vùng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan.
+ khởi nghĩa lan rộng ra khắp cả nước + Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc đánh đuổi chính quyền đô hộ làm chủ thành Tống Bình, giải phóng đất nước
+ Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.
+ Năm 722, nhà Đường đàn áp, khởi nghĩa bị dập tắt.
+ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 – 722).
Câu 2: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
* GỢI Ý TRẢ LỜI:
– Nguyên nhân: Chống lại sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc, khôi phục lại nền độc lập, tự chủ nước ta.
– Diễn biến:
- Tháng 3 – 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. + nghĩa quân tiến đánh Mê Linh và Cổ Loa
- Hai Bà chiếm được Luy Lâu, + Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại.
– Ý nghĩa
- Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt.
- Tạo tiền đề cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này.
Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?
* GỢI Ý TRẢ LỜI:
* Giống nhau:Cùng nổ ra vào mùa xuân, cùng chống lại chính quyền đô hộ phương Bắc; cùng giành được thắng lợi ban đầu và thành lập được chính quyền tự chủ một thời gian.
* Khác nhau:
- Hai Bà Trưng mới xưng vương còn Lý Bí đã xưng đế; Hai Bà Trưng mới xây dựng được chính quyền tự chủ sơ khai còn Lý Bí đã xây dựng quốc hiệu riêng với chính quyền có hai ban văn, võ.
- Chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng chỉ tồn tại được ba năm, trong khi chính quyền của nhà nước Vạn Xuân tồn tại lâu hơn (58 năm).
1.2. Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 6
A. Lí thuyết:
1. Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
a. Cấu tạo bên trong của Trái Đất: gồm 3 lớp (Lớp vỏ, Lớp man-ti, Lớp nhân)
Đặc điểm | Lớp vỏ | Lớp man-ti | Lớp nhân |
Độ dày | Dày từ 5-70 km | Dày 2900 km, | Dày khoảng 3400 km. |
Trạng thái | Trạng thái rắn chắc | trạng thái từ quánh dẻo đến rắn. | Trạng thái lỏng đến rắn |
Nhiệt độ. | Nhiệt độ tối đa 10000C. | Nhiệt độ khoảng 1500-37000C. | Nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C. |
b. Các địa mảng (mảng kiến tạo)
– Có 7 địa mảng lớn của lớp vỏ Trái Đất.
- Mảng Âu – Á
- Mảng Thái Bình Dương
- Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a
- Mảng Phi
- Mảng Bắc Mỹ
- Mảng Nam Mỹ
- Mảng Nam Cực
Lưu ý: Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á.
2. Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
a. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh
– Một số ví dụ về tác động của quá trình nội sinh: hiện tượng động đất, núi lửa,… – Một số ví dụ về tác động của quá trình ngoại sinh: địa hình trong hang động do nước hoà tan đá vôi, đá bị nứt vỡ do thay đổi nhiệt độ, xói mòn do dòng chảy tạm thời, đá bị rạn nứt do rễ cây,…
b. Hiện tượng tạo núi
– Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi, ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh. Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,…) làm thay đổi hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt dốc, độ cao giảm xuống,…
3. Bài 12: Núi lửa và động đất
a. Núi lửa:
– Nguyên nhân sinh ra núi lửa là do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.
– Các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun.
– Hậu quả do núi lửa gây ra (tính mạng con người, môi trường, đời sống và sản xuất của con người)
- Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương,… gây thiệt hại vế tài sản lẫn tính mạng con người.
- Tro bụi gầy biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dịch bệnh,…).
- Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất nông nghiệp,…
b. Động đất:
– Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.
– Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
– Hậu quả:
- Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.
- Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
….
2. Đề cương giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc
I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
1. Tổ chức bộ máy cai trị
- Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam), gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu, thủ phủ đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ phương Bắc cai trị đến cấp huyện.
- Nhà Tuỳ, Đường thi hành chính sách cai trị hà khắc. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ với 59 huyện, 12 châu.
2. Chính sách bóc lột về kinh tế
- Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật quý, hương liệu, vàng bạc,… Những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đô hộ giữ độc quyền.
- Nhà Ngô và nhà Lương siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.
- Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.
3. Chính sách đồng hoá
- Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang nước ta sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt; tìm cách xoá bỏ những tập quán lâu đời của người Việt, ép buộc dân ta theo phong tục, tập quán của họ.
- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền vào Việt Nam.
- Chữ Hán được du nhập nhằm phục vụ cho công cuộc đồng hóa.
II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội
1. Những chuyển biến về kinh tế
- Trồng lúa nước vẫn là ngành chính, một năm trồng hai vụ. Ngoài ra, người dân còn chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông.
- Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền,… Kĩ thuật đúc đồng thời Đông Sơn tiếp tục được kế thừa và phát triển.
- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi, buôn bán trong các chợ làng, chợ phiên.
- Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng.
- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.
2. Những chuyển biến về xã hội
- Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đô hộ chèn ép.
- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người bị phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.
Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
* Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Thời gian: Mùa Xuân năm 40 (Tháng 3 dương lịch).
- Tên cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Địa điểm: Hát Môn (Hà Nội).
- Người lãnh đạo: Trưng Trắc, Trưng Nhị.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
* Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
- Thời gian: Năm 248.
- Tên cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Bà Triệu.
- Địa điểm: Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
- Người lãnh đạo: Bà Triệu.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
* Cuộc khởi nghĩa Lí Bí
- Thời gian: Năm 542.
- Tên cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Lí Bí.
- Địa điểm: Thái Bình.
- Người lãnh đạo: Lí Bí.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thằng lợi.
* Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Thời gian: Đầu thế kỉ VIII (năm 722).
- Tên cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
- Địa điểm: Nghệ An.
- Người lãnh đạo: Mai Thúc Loan.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.
* Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng
- Thời gian: Năm 776 – 791.
- Tên cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Phùng Hưng.
- Địa điểm: Phùng Lâm.
- Người lãnh đạo: Phùng Hưng.
- Kết quả: Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
B. HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?
A. Năm 40.
B. Năm 542.
C. Năm 43.
D. Năm 248.
Câu 2. Sau khi đánh đuổi quân Hán, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua gọi là
A. Trưng Vương.
B. Trắc Vương.
C. Hoàng Đế.
D. Nhị Vương.
Câu 3. Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu ở
A. Núi Nưa.
B. Hát Môn.
C. Cổ Loa.
D. Mê Linh.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm
A. 248.
B. 40.
C. 542.
D. 43.
Câu 5. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là
A. Vạn Xuân.
B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt.
D. Đại Ngu.
Câu 6. Sau khi lên ngôi, Lý Bí đóng đô ở đâu?
A. Tô Lịch.
B. Mê Linh.
C. Cổ Loa.
D. Tống Bình.
Câu 7. Nhân dân sau này gọi Triệu Quang Phục là
A. Dạ Trạch Vương.
B. Điền Triệt Vương.
C. Gia Ninh Vương.
D. Khuất Lão Vương.
Câu 8. Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã
A. xưng vương (Triệu Việt Vương).
B. tiếp tục xây dựng lực lượng.
C. đưa Lý Phật Tử lên làm vua.
D. tiến đánh sang đất Trung Quốc.
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra vào năm
A. 713
B. 722
C. 776
D. 791
Câu 10. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra ở
A. Hoan Châu.
B. Diễn Châu.
C. Ái Châu.
D. Giao Châu.
Câu 11. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do
A. Hai Bà tài giỏi, mưu trí, nhân dân cả nước hưởng ứng.
B. Lực lượng quân đội nhà Hán yếu.
C. Nhà Hán chủ động rút lui, trao trả độc lập cho nước ta.
D. Hai Bà Trưng đã dùng kế sách li gián kẻ thù.
Câu 12. Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng thể hiện điều gì?
A. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng.
B. Khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.
C. Thể hiện sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
D. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.
Câu 13. Chính sách cai trị thâm độc của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là:
A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. “Đồng hóa” nhân dân ta.
C. vơ vét của cải, bóc lột nhân dân ta.
D. muốn giúp đỡ nhân dân ta.
Câu 14. Đâu không phải là việc làm của Trưng Vương sau khi đánh đuổi quân đô hộ?
A. Ban tặng đất đai cho con cháu, dòng họ.
B. Xóa thuế hai năm liền cho dân.
C. Bãi bỏ luật pháp hà khắc và lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ.
D. Phong chức tước cho những người có công, lập lại chính quyền mới
Câu 15. Nhà nước Vạn Xuân được lập ra từ thắng lợi cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Lí Bí.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
…
3. Đề cương giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Cánh diều
A. TRẮC NGHIỆM
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III TCN.
D. Thế kỉ III.
Câu 2: Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ VII TCN.
B. Thế kỉ VI TCN.
C. Năm 208 TCN.
D. Thế kỉ V TCN.
Câu 3: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở
A. vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Câu 4: Kinh đô của nước Âu Lạc được đặt ở
A. vùng cửa sông Tô Lịch.
B. Phong Khê (Đông Anh, Hà Nội).
C. vùng Phú Xuân (Huế).
D. Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).
Câu 5: Nhà nước cổ đại đầu tiên ở Việt Nam là
A. Âu Lạc.
B. Chăm-pa.
C. Phù Nam.
D. Văn Lang.
Câu 6: Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Hùng vương.
B. An Dương Vương
C. Trưng Vương.
D. Lý Nam Đế.
Câu 7: Sau khi lên ngôi, Hùng Vương chia cả nước làm
A. 13 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
B. 14 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
C. 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.
D 16 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ
Câu 8: Trên lĩnh vực văn hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.
C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…
D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.
Câu 9. Trong thời Bắc thuộc, chính sách bóc lột về kinh tế đối với nước ta
A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện.
C. nắm độc quyền về sắt và muối.
D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.
Câu 10. Trong thời Bắc thuộc, chính sách bóc lột về chính trị đối với nước ta
A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa.
B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ.
C. nắm độc quyền về sắt và muối.
D. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu…
Câu 11. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
Câu 12. Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng
A.16 km.
B. 55 km.
C. 85 km.
D. 800 km
Câu 13. Khối khí nóng hình thành ở vĩ độ thấp, có
A. nhiệt độ tương đối cao.
B. nhiệt độ tương đối thấp.
C. tính chất khô.
D. tính chất ẩm cao.
Câu 14. Khối khí lạnh hình thành ở vĩ độ cao, có
A. tính chất khô.
B. tính chất ẩm cao
C. nhiệt độ tương đối thấp.
D. nhiệt độ tương đối cao.
Câu 15. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới ôn đới là
A. Tín phong.
B. Gió mùa.
C gió Tây ôn đới.
D. Đông cực.
…
B. TỰ LUẬN
Câu 1. Phân tích những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
Trả lời:
– Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
– Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình
– Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi của mình
– Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.
Câu 2. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43).
Trả lời:
– Tháng 3 – 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, tướng lĩnh đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa.
– Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh hạ thành Cổ Loa và tiến đánh chiếm được Luy Lâu.
– Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, ban chức tước cho người có công, xá thuế cho dân.
– Mùa hè năm 42, Mã Viện đem quân đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại .
Câu 3. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).
Trả lời:
– Năm 248, Bà Triệu và anh trai phất cờ khởi nghĩa. Không lâu sau, anh trai mất, Bà Triệu được nghĩa quân tôn làm chủ tướng.
– Từ nơi tụ nghĩa ban đầu ở vùng núi Nưa, nghĩa quân ngày càng được đông đảo nhân dân ủng hộ. Sau đó, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng làm cho “toàn thể Giao Châu đều chân động”.
– Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử tướng Lục Dận dẫn khoảng 8 000 quân kéo sang Giao Châu đàn áp cuộc khởi nghĩa. Bà Triệu và nghĩa quân buộc phải di chuyển về vùng Phú Điền (Triệu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hoá ngày nay). Ít lâu sau, Bà Triệu hi sinh trên đỉnh núi Tùng. Cuộc khởi nghĩa kết thúc.
…
>> Tải file để tham khảo toàn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 năm 2022 – 2023