Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình giữa học kì 2 năm 2023 – 2024, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Toán, Văn 6. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 – 2024:

Đề cương giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 6

    I. Phần trắc nghiệm I: Em hãy khoanh vào ý đúng nhất và điền vào chỗ trống cho phù hợp

    Câu 1: Lãnh thổ chủ yếu của nước Văn Lang và Âu Lạc thuộc khu vực nào của nước Việt Nam hiện nay?

    A. Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
    B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
    C. Bắc Trung Bộ và Nam Bộ
    D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ

    Câu 2: Người đứng đầu một Bộ là?

    A. Lạc hầu
    B. Vua Hùng
    C. Lạc tướng
    D. Lạc dân

    Câu 3: Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở?

    A. Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay)
    C. Phong Khê (Hà Nội ngày nay)
    B. Mê Linh (Hà Nội ngày nay)
    D. Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)

    Câu 4: Nước Âu Lạc ra đời vào năm nào?

    A. 208 TCN
    B. 207 TCN
    C. 218 TCN
    D. 179 TCN

    Câu 5: Nhà nước Âu Lạc do ai lập ra?

    A. Hùng Vương
    B. Thục Phán
    C. Bà Triệu
    D. Hai Bà Trưng

    Câu 6: Dưới thời Bác thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào?

    A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý
    B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo
    C. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối
    D. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.

    Câu 7: Phong tục tập quán nào của người Việt, đến ngày nay vẫn còn được giữ gìn?

    A. Tục nhuộm tóc vàng
    B. Tục nối mi
    C. Tục xăm mình
    D. Tục làm bánh chưng, bánh giầy

    Câu 8: Mai Thúc Loan, từng chiến thắng quân giặc nào
    A. Quân nhà Đường
    B. Quân nhà Lương
    C. Quân nhà Ngô
    D. Quân nhà Hán

    II. Phần tự luận

    Câu 1: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Mai Thúc Loan?

    * GỢI Ý TRẢ LỜI:

    + Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Đường, năm 713, nhân dân Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) vùng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan.

    + khởi nghĩa lan rộng ra khắp cả nước + Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc đánh đuổi chính quyền đô hộ làm chủ thành Tống Bình, giải phóng đất nước

    + Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.

    + Năm 722, nhà Đường đàn áp, khởi nghĩa bị dập tắt.

    + Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 – 722).

    Câu 2: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

    * GỢI Ý TRẢ LỜI:

    – Nguyên nhân: Chống lại sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc, khôi phục lại nền độc lập, tự chủ nước ta.

    – Diễn biến:

    • Tháng 3 – 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. + nghĩa quân tiến đánh Mê Linh và Cổ Loa
    • Hai Bà chiếm được Luy Lâu, + Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.
    • Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại.

    – Ý nghĩa

    • Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt.
    • Tạo tiền đề cho các phong trào khởi nghĩa giành độc lập, tự chủ sau này.

    Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng với cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?

    * GỢI Ý TRẢ LỜI:

    * Giống nhau:Cùng nổ ra vào mùa xuân, cùng chống lại chính quyền đô hộ phương Bắc; cùng giành được thắng lợi ban đầu và thành lập được chính quyền tự chủ một thời gian.

    * Khác nhau:

    • Hai Bà Trưng mới xưng vương còn Lý Bí đã xưng đế; Hai Bà Trưng mới xây dựng được chính quyền tự chủ sơ khai còn Lý Bí đã xây dựng quốc hiệu riêng với chính quyền có hai ban văn, võ.
    • Chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng chỉ tồn tại được ba năm, trong khi chính quyền của nhà nước Vạn Xuân tồn tại lâu hơn (58 năm).

    Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 6

    A. Lí thuyết:

    1. Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo

    a. Cấu tạo bên trong của Trái Đất: gồm 3 lớp (Lớp vỏ, Lớp man-ti, Lớp nhân)

    Đặc điểm Lớp vỏ Lớp man-ti Lớp nhân
    Độ dày Dày từ 5-70 km Dày 2900 km, Dày khoảng 3400 km.
    Trạng thái Trạng thái rắn chắc trạng thái từ quánh dẻo đến rắn. Trạng thái lỏng đến rắn
    Nhiệt độ. Nhiệt độ tối đa 10000C. Nhiệt độ khoảng 1500-37000C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

    b. Các địa mảng (mảng kiến tạo)

    – Có 7 địa mảng lớn của lớp vỏ Trái Đất.

    • Mảng Âu – Á
    • Mảng Thái Bình Dương
    • Mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a
    • Mảng Phi
    • Mảng Bắc Mỹ
    • Mảng Nam Mỹ
    • Mảng Nam Cực

    Lưu ý: Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu – Á.

    2. Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

    a. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

    Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    – Một số ví dụ về tác động của quá trình nội sinh: hiện tượng động đất, núi lửa,… – Một số ví dụ về tác động của quá trình ngoại sinh: địa hình trong hang động do nước hoà tan đá vôi, đá bị nứt vỡ do thay đổi nhiệt độ, xói mòn do dòng chảy tạm thời, đá bị rạn nứt do rễ cây,…

    b. Hiện tượng tạo núi

    – Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi, ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh. Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,…) làm thay đổi hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt dốc, độ cao giảm xuống,…

    3. Bài 12: Núi lửa và động đất

    a. Núi lửa:

    – Nguyên nhân sinh ra núi lửa là do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

    – Các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun.

    – Hậu quả do núi lửa gây ra (tính mạng con người, môi trường, đời sống và sản xuất của con người)

    • Tro bụi và dung nham từ núi lửa có thể vùi lấp thành thị, làng mạc, ruộng nương,… gây thiệt hại vế tài sản lẫn tính mạng con người.
    • Tro bụi gầy biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người (đặc biệt các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dịch bệnh,…).
    • Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như giao thông, sản xuất nông nghiệp,…

    b. Động đất:

    – Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.

    – Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

    – Hậu quả:

    • Đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.
    • Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

    ….

    >> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *