Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 Chân trời sáng tạo với cuộc sống là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa học kì 2 Lịch sử Địa lý 8 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THCS …………. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 CTST |
Câu 1. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) quốc gia nào được hưởng lợi nhiều nhất từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến?
A. Mĩ.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Đức.
Đáp án đúng là: A
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) Mĩ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ việc buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến.
Câu 2. Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới?
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Mĩ tham chiến và trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước.
C. Đức đầu hàng phe không điều kiện, chiến tranh kết thúc.
D. Nước Nga đầu hàng, rút khỏi chiến tranh đế quốc.
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Câu 3. Sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?
A. Nước Nga rút ra khỏi cuộc chiến tranh.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
C. Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện.
D. Phe Hiệp ước giành thắng lợi tại Véc- đoong.
Đáp án đúng là: C
Tháng 11/1918, Đức kí hiệp ước đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
B. Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
C. Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương.
D. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ…
Đáp án đúng là: A
Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
– Lôi cuốn 38 nước với hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.
– Khiến 10 triệu binh lính bị chết và khoảng 20 triệu người bị thương
– Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ…
– Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 85 tỉ USD.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tác động của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Dẫn đến sự hình thành của trật tự thế giới hai cực Ianta.
B. So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi.
C. Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập.
D. Bản đồ châu Âu được phân định lại.
Đáp án đúng là: A
Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:
– Thay đổi bản đồ chính trị thế giới (đế quốc Áo – Hung tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…)
– So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi:
+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản
+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…
+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.
– Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai – Oasinhtơn”
– Thành công của cách mạng tháng Mười Nga đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.
B. Sự chênh lệch về vai trò, vị thế chính trị của các nước đế quốc.
C. Hệ thống thuộc địa không đều giữa “đế quốc già” và “đế quốc trẻ”.
D. Sự khác nhau về tiềm lực quân sự giữa các nước các nước đế quốc.
Đáp án đúng là: A
– Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc:
+ Tốc độ phát triển của Anh, Pháp chậm lại, tụt xuống hàng thứ 3 và thứ 4 thế giới về sản xuất công nghiệp.
+ Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới, Đức chiếm giữ vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất công nghiệp.
Câu 7. Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn trong tranh giành thuộc địa đã dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu là
A. phe Liên minh và phe Hiệp ước.
B. phe Đồng minh và phe phát xít.
C. phe Liên minh và phe Đồng minh.
D. phe phát xít và phe Hiệp ước.
Đáp án đúng là: A
Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn trong tranh giành thuộc địa đã dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu là phe Liên minh và phe Hiệp ước.
Câu 8. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
B. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.
C. Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc- bi ám sát.
D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là do: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
Câu 10. Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, Cách mạng tháng Mười (1917) là một cuộc cách mạng
A. dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. giải phóng dân tộc.
C. dân chủ tư sản kiểu mới.
D. dân chủ nhân dân.
Đáp án đúng là: B
Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, Cách mạng tháng Mười (1917) là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 11 Những nhà khoa học nào đã tìm ra năng lượng phóng xạ vào năm 1898?
A. G. Men-đen và Pi-e Quy-ri.
B. Pi-e Quy-ri và Ma-ri Qui-ri.
C. Đ.I. Men-đê-lê-ép và Ma-ri Qui-ri.
D. Ma-ri Qui-ri và Sác-lơ Đác-uy.
Đáp án đúng là: B
Năm 1898, 2 nhà khoa học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã tìm ra năng lượng phóng xạ, đặt nền tảng cho ngành nguyên tử học.
Câu 12. Trên lĩnh vực khoa học xã hội, phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XVIII – XIX là
A. học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng.
B. học thuyết về di truyền học.
C. học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.
D. học thuyết về sự tiến hóa của các loài sinh vật.
Đáp án đúng là: C
Trên lĩnh vực khoa học xã hội, phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỉ XVIII – XIX là học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Câu 13 Những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tâm lí học là
A. I. Páp-lốp và S. Phroi.
B. A. Xmit và D. Ri-các-đô.
C. L. Phoi-ơ-bách và G. Hê-ghen.
D. C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Đáp án đúng là: A
Những nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực tâm lí học là I. Páp-lốp và S. Phroi.
Câu 14. Người phát minh ra máy điện thoại là
A. R. Phơn-tơn.
B. G. Men-đen.
C. T. Ê-đi-xơn.
D. A.G. Bell.
Đáp án đúng là: D
Người phát minh ra máy điện thoại là A.G. Bell.
Câu 15. Năm 1807, R. Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo thành công
A. máy hơi nước.
B. động cơ đốt trong.
C. đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
D. tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Đáp án đúng là: D
Năm 1807, R. Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo thành công tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.
Câu 16 Trong thế kỉ XVIII – XIX, trên lĩnh vực quân sự, con người đã phát minh ra những loại vũ khí nào?
A. Bom nguyên tử, súng trường,…
B. Đại bác, súng trường, ngư lôi,…
C. Súng thần cơ, bom nguyên tử,…
D. Tên lửa, đại bác, súng trường,…
Đáp án đúng là: B
Trong thế kỉ XVIII – XIX, trên lĩnh vực quân sự, con người đã phát minh ra những loại vũ khí mới, như: đại bác, súng trường, tàu vỏ thép trọng tải lớn, ngư lôi,…
Câu 17 Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII – XIX?
A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
B. Sử dụng phổ biến năng lượng Mặt Trời.
C. Giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc.
D. Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới.
Đáp án đúng là: B
– Những thành tựu về kĩ thuật của nhân loại trong các thế kỉ XVIII – XIX:
+ Kĩ thuật luyện kim được cải tiến (ví dụ: phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim,,…)
+ Giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc (ví dụ: tàu thủy chạy bằng hơi nước; đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước, ô tô, máy bay,…)
+ Tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới (ví dụ: thép, nhôm, dầu mỏ,…)
+ Trong nông nghiệp cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác.
+ Nhiều phát minh mới trên lĩnh vực quân sự.
Câu 18. Ai là tác giả của Thuyết tiến hóa?
A. Sác-lơ Đác-uyn.
B. G. Men-đen.
C. Đ. I. Men-đê-lê-ép.
D. Pi-e Quy-ri.
Đáp án đúng là: A
Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa, giải thích sự đa dạng các chủng loài động, thực vật là do chọn lọc tự nhiên
Câu 19. Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại
A. văn minh nông nghiệp.
B. văn minh công nghiệp.
C. văn minh hậu công nghiệp.
D. văn minh thông tin.
Đáp án đúng là: B
Các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế kỉ XVIII – XIX đã tác động trực tiếp đến đời sống xã hội loài người, đưa nhân loại bước vào thời đại văn minh công nghiệp.
Câu 20 Bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?
A. Vích-to Huy-gô.
B. Lép Tôn-xtôi.
C. H. Ban-dắc.
D. Lo Bai-rơn.
Đáp án đúng là: A
Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Vích-to Huy-gô.
Câu 21. Nước ta có khoảng
A. 2360 con sông.
B. 2630 con sông.
C. 3260 con sông.
D. 3620 con sông.
Đáp án đúng là: A
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước. Nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km. Mật độ trung bình mạng lưới sông khoảng 0,66 km/km2, ở đồng bằng mật độ có thể cao hơn, từ 2 – 4 km/km2. Dọc bờ biển nước ta, cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông.
Câu 22. Hệ thống sông nào sau đây không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc – đông nam?
A. Sông Hồng.
B. Sông Mã.
C. Sông Kì Cùng-Bằng Giang.
D. Sông Cả.
Đáp án đúng là: C
Hệ thống sông Kì Cùng-Bằng Giang chảy theo hai hướng là vòng cung; không chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Sông Kì Cùng-Bằng Giang là con sông của nước ta không đổ ra biển Đông mà đổ vào sông Tây Giang của Trung Quốc.
Câu 23. Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng nào dưới đây?
A. Tây bắc – đông nam và vòng cung.
B. Vòng cung và đông bắc – tây nam.
C. Tây – đông hoặc gần bắc – nam.
D. Tây bắc – đông nam và tây – đông.
Đáp án đúng là: A
Địa hình nước ta có cấu trúc địa hình theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung nên sông ngòi ở nước ta cũng có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung. Một số con sông điển hình như sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long, sông Thái Bình,…
Câu 24. Sông ngòi ở nước ta có tổng lượng nước lớn khoảng
A. 893 tỉ m3/năm.
B. 938 tỉ m3/năm.
C. 839 tỉ m3/năm.
D. 983 tỉ m3/năm.
Đáp án đúng là: C
Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn (khoảng 839 tỉ m3/năm), phân bố không đều giữa các hệ thống sông. Trong đó, hệ thống sông Mê Công chiếm tới 60,4% lưu lượng của cả nước.
Câu 25. Tổng lượng phù sa của nước ta là khoảng
A. 230 triệu tấn/năm.
B. 220 triệu tấn/năm.
C. 210 triệu tấn/năm.
D. 200 triệu tấn/năm.
Đáp án đúng là: D
Sông ngòi còn mang theo một lượng phù sa rất lớn với tổng lượng khoảng 200 triệu tấn/năm, trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm tới 60% tổng lượng phù sa của sông ngòi cả nước.
Câu 26. Ở nước ta, sông nào chảy theo hướng đông nam – tây bắc?
A. Kỳ Cùng.
B. Sông Cầu.
C. Sông Tiền.
D. Sê San.
Đáp án đúng là: A
Ở Việt Nam, sông ngòi chủ yếu chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam (sông Hồng, sông Mã, sông Tiền,…) và vòng cung (sông Lô, sông Gâm, sông Cầu,…). Ngoài ra, một số sông chảy theo hướng khác như đông nam – tây bắc (sông Kỳ Cùng), đông – tây (sông Sêrêpôk, sông Sê San,…). Hầu hết các sông của nước ta đều đổ ra Biển Đông.