Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số câu hỏi ôn tập. Thông qua đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi giữa học kì 2 Lịch sử Địa lý 8 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 KNTTVCS

I. PHẠM VI ÔN THI GIỮA KÌ 2

1. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

  • Bài 11: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
  • Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX
  • Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

2. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

  • Bài 6: Thuỷ văn Việt Nam
  • Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta
  • Bài 8: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thuỷ văn Việt Nam

II. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Vì sao Mác bị nhiều nước châu Âu trục xuất?

A. Vì chống lại chính quyền các nước châu Âu
B. Vì ông đứng đầu các phong trào nổi loạn
C. Vì các quan điểm cấp tiến
D. Đáp án khác

Câu 2: Mác đã bị nhiều nước châu Âu trục xuất và cuối cùng định cư ở đâu?

A. Liên Xô
B. Luân Đôn (Anh)
C. Paris( Pháp)
D. Đáp án khác

Câu 3: Ai là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác?

A. Hồ Chí Minh
B. Phan Bội Châu
C. Ph. Ăng-ghen
D. Đáp án khác

Câu 4: Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào nào?

A. Nông dân
B. Công nhân
C. Trí thức
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do ai sáng lập?

A. C.Mác
B. Ph.Ăng-ghen
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 6: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo) được công bố ở Luân Đôn vào?

A. Tháng 3/1848
B. Tháng 2/1848
C. Tháng 4/1848
D. Tháng 5/1848

Câu 7: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nói về?

A. Trình bày những luận điểm chính về sự phát triển của xã hội loài người
B. Khẳng định sứ mệnh của giai cấp công nhân là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống sự thống trị và ách áp bức của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ công sản chủ nghĩa.
C. Kêu gọi thành lập chính Đảng và đoàn kết các lực lượng công nhân trên thế giới.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Ý nghĩa của sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

A. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
B. Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội
C. Đánh dấu sự ra đời của tư bản chủ nghĩa
D. Đáp án khác

Câu 9: Giai cấp công nhân ra đời như thế nào?

A. Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, nền kinh tế – xã hội của các nước tư bản có sự thay đổi căn bản. Nhiều nhà máy, công xưởng tại các đô thị mở rộng quy mô sản xuất nên cần một số lượng lớn lao động làm thuê
B. Đông đảo nông dân bị mất ruộng đất, phải làm thuê trong các đồn điền, trang trại, hầm mỏ; hoặc ra thành thị làm thuê trong các nhà xưởng,…
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác

Câu 10: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là?

A. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
B. Giai cấp nông dân và giai cấp tư sản
C. Giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
D. Đáp án khác

Câu 11: Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi như thế nào sau chiến tranh thứ nhất?

A. Các đế quốc: Đức, Nga, Áo – Hung, Ốt-tô-man tan rã
B. Hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu
C. Cả hau đáp án trên đều đúng
D. Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới

Câu 12: Lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi như thế nào?

A. Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản
B. Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương
C. Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 13: Trật tự thế giới mới được thiết lập được gọi là?

A. ” hệ thống Mỹ – Nhật”
B. ” hệ thống Oasinhton”
C. “hệ thống Vécxai – Oasinhtơn”
D. Đáp án khác

Câu 14: Quốc gia nào vẫn giữ vững phong độ và không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Mỹ
B. Nhật
C. Anh
D. Đức

Câu 15: Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé vào?

A. Vào giữa thế kỉ XVI
B. Vào giữa thế kỉ XX
C. Vào giữa thế kỉ XIX
D. Vào giữa thế kỉ XVIII

…………

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 8 Kết nối tri thức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *