Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương giữa kì 2 Tin học 11 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Tin học 11 các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 11 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. 1 (NB F. 10): Các công việc quản lý nào có trong thực tế hiện nay?

A. Quản lý nhân viên
B. Quản lý tài chính
C. Quản lý thiết bị
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 1. 2 (NB F. 10): Việc nào được gọi là cập nhật dữ liệu?

A. Thêm dữ liệu
B. Xóa dữ liệu
C. Chỉnh sửa dữ liệu
D. Thêm, chỉnh, xoá dữ liệu

Câu 2. 1 (NB F. 10): Mục đích chính của quản lý thông tin là?

A. Xử lý thông tin để đưa ra các quyết định
B. Thu thập thông tin
C. Lữu trữ dữ liệu
D. Đáp án khác

Câu 2. 2 (NB F. 10). Việc tìm kiếm, sắp xếp hay lọc ra các dữ liệu theo những tiêu chí nào đó từ dữ liệu đã có thường được gọi là:

A. lưu dữ liệu.
B. truy xuất dữ liệu.
C. sắp xếp dữ liệu.
D. cập nhật dữ liệu.

Câu 3. 1. (NB F. 10) Việc thêm, xoá và chỉnh sửa dữ liệu là những công việc thường được thực hiện với dữ liệu của tất cả các bài toán quản lí và chúng được gọi chung là:

A. tạo lập dữ liệu.
B. thêm và xoá dữ liệu.
C. khai thác dữ liệu.
D. cập nhật dữ liệu.

Câu 3. 2. (NB F. 10) Cách làm nào sau đây gọi là thu thập dữ liệu tự động?

A. Nhập dữ liệu vào máy tính từ bàn phím.
B. Quét mã vạch.
C. Viết vào một quyển sổ.
D. Ghi dữ liệu ra giấy rồi nhập vào máy tính.

Câu 4. 1 (NB F. 10): Các công việc quản lý nào có trong thực tế hiện nay?

A. Quản lý nhân viên
B. Quản lý tài chính
C. Quản lý thiết bị
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4. 2 (NB F. 10): Việc ghi chép dữ liệu dùng để?

A. Lưu trữ dữ liệu
B. Khai thác dữ liệu
C. Truy xuất dữ liệu
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 5. 1 (NB F. 11): Khi dữ liệu được lưu trữ trên máy tính thì việc lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở có thể?

A. Thực hiện một cách phức tạp
B. Thực hiện một cách khó khăn
C. Thực hiện một cách dễ dàng
D. Đáp án khác

Câu 5. 2 (NB F. 11): Các thành phần cần có của phần mềm thường được gọi là?

A. Các thiết bị phần mềm
B. Các mô đun phần mềm
C. Các thành phần phần mềm
D. Đáp án khác

Câu 6. 1 (NB F. 11): Nếu viết các mô đun phần mềm bằng một ngôn ngữ lập trình thì giải pháp thường được sử dụng là?

A. Sử dụng trực tiếp hệ thống tệp
B. Sử dụng trực tiếp các dữ liệu
C. Sử dụng trực tiếp các kí hiệu
D. Đáp án khác

Câu 6. 2 (NB F. 11): Khi viết mô đun phần mềm thì người lập trình phải?

A. Biết sử dụng dữ liệu
B. Biết phân loại dữ liệu
C. Biết cấu trúc của các tệp dữ liệu
D. Đáp án khác

Câu 7. 1 (NB F. 11): Cơ sở dữ liệu có?

A. Tính cấu trúc
B. Tính không dư thừa
C. Tính độc lập dữ liệu
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 7. 2 (NB F. 11): Dữ liệu được tổ chức lưu trữ cần đảm bảo?

A. Dễ dàng chia sẻ
B. Dễ dàng bảo trì phát triển
C. Hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8. 1 (NB F. 12) Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có chức năng?

A. Định nghĩa dữ liệu
B. Bảo mật, an toàn CSDL
C. Cập nhật và truy xuất dữ liệu
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8. 2 (NB F. 12) Một hệ QTCSDL có thể quản trị bao nhiêu CSDL?

A. Một CSDL
B. Mười CSDL
C. Nhiều CSDL
D. Đáp án khác

Câu 9. 1 (NB F. 12) Khi nhiêu người được truy cập đông thời vào CSDL sẽ nảy sinh ra vấn đề?

A. Tranh chấp dữ liệu
B. Trộm cắp dữ liệu
C. Thay đổi dữ liệu
D. Đáp án khác

Câu 9. 2 (NB F. 12) Dữ liệu cần được bảo mật, chỉ cung cắp cho?

A. Người có thẩm quyền
B. Người nắm dữ dữ liệu
C. Người tạo lập phần mềm
D. Tất cả đều đúng

. . . . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương giữa kì 2 Tin học 11 Kết nối tri thức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *