Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Tin học 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn nội dung ôn tập kèm theo một số câu hỏi ôn luyện.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tin học 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn thi giữa kì 2 Tin học 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Tin học 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Toán 7 Chân trời sáng tạo.

Đề cương giữa kì 2 Tin học 7 Chân trời sáng tạo

PHÒNG GD&ĐT QUẬN……
TRƯỜNG THCS………………

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: Tin học 7
Năm học 2023 – 2024

1. Phạm vi kiến thức

  • Bài 9: Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột
  • Bài 10: Sử dụng hàm để tính
  • Bài 11: Tạo bài trình chiếu

2. Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Có thể chọn nhiều hàng để chèn thêm (hoặc xoá) nhiều hàng đồng thời.
B. Có thể chọn nhiều cột để chèn thêm (hoặc xoá) nhiều cột đồng thời.
C. Có thể chọn nhiều hàng hoặc nhiều cột để chèn hoặc xoá đồng thời.
D. Mỗi lần chỉ có thể thực hiện chèn thêm (hoặc xoá) được một cột hoặc một hàng.

Câu 2: Trong khi nhập dữ liệu nếu dữ liệu dài, để dữ liệu không bị che khuất hay tràn sang ô bên phải, em sẽ không dùng cách nào trong các cách dưới đây?

A. Thay đổi độ rộng cột của ô tính đó.
B. Nhấn tổ hợp phím Alt + Enter.
C. Sử dụng nút lệnh thiết lập xuống dòng Wrap Text.
D. Thay đổi chiều cao hàng của ô tính đó.

Câu 3: Để định dạng cho ô tính, ta sử dụng nhóm lệnh chính nào?

A. Home> Font.
B. Home> Alignment.
C. Home> Cells.
D. Cả A và B.

Câu 4: Khi thực hiện gộp khối ô nếu trong khối ô tính có nhiều ô tính chứa dữ liệu thì ô tính kết quả sẽ lưu giữ:

A. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ trên xuống dưới và từ trái sang phải.
B. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ dưới lên trên và từ trái sang phải.
C. Dữ liệu của ô tính có dữ liệu đầu tiên tính từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.
D. Dữ liệu của tất cả các ô tính của khối ô tính.

Câu 5: Nhấn tổ hợp phím nào sau đây sẽ cho phép mở bảng chọn thông số in?

A. Ctrl + A.
B. Ctrl + B.
C. Ctrl + P.
D. Ctrl + C.

Câu 6: Phím tắt để thực hiện in dữ liệu trong bảng tính là gì?

A. Ctrl +A.
B. Alt + A.
C. Alt + P.
D. Ctrl + P.

Câu 7: Phát biểu nào dưới đây sai?

A. Định dạng trang tính giúp trang tính đẹp hơn, dễ đọc hơn.
B. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home => Cells.
C. Để định dạng ô tính trước tiên cần chọn ô tính cần định dạng.
D. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home => Font và Home => Aligment.

Câu 8: Để chọn số bản in, ta thực hiện chỉnh số ở mục nào?

A. Copies.
B. Print Active Sheets.
C. Letter.
D. Không thể chọn số bản in.

Câu 9: Thứ tự các bước định dạng màu nền cho ô tính?

A. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nháy chuột vào nút Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.
B. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nháy chuột vào nút Fill Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.
C. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Bấm chọn màu nền thích hợp.
D. Chọn ô hoặc các ô cần tô màu nền; Nhấn chuột phải vào nút Fill Color; Bấm chọn màu nền thích hợp.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Định dạng, căn lề dữ liệu ô tính trong phân mình bảng tính tương tự như trong phần mềm soạn thảo văn bản.
B. Nút lệnh Merge & Center vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.
C. Nút lệnh Wrap Text để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
D. Mặc định các ô tính đã được kẻ đường viền.

Câu 11: Trong Microsoft Excel, hàm COUNT dùng để:

A. Tính tổng các giá trị được chọn.
B. Tính trung bình cộng của các giá trị được chọn.
C. Đếm số lượng số của các giá trị được chọn.
D. Tìm giá trị lớn nhất trong các giá trị được chọn.

Câu 12: Cho biết kết quả khi gõ dấu “=” và một chữ cái trên thanh công thức. Ví dụ gõ “=S”, gõ “=A”, điều gì sẽ sảy ra ở ô tính?

A. Ô tính hiện lên gợi ý các lệnh bắt đầu bằng chữ “S” hoặc “A”.
B. Ô tính hiện lên gợi ý các lệnh bắt đầu bằng chữ “E” hoặc “D”.
C. Ô tính hiện lên gợi ý các lệnh bắt đầu bằng chữ “C” hoặc “V”.
D. Ô tính hiện lên gợi ý các lệnh bắt đầu bằng chữ “H” hoặc “L”.

Câu 13: Tại ô A1 chứa giá trị là 12, B2 chứa giá trị 28. Tại C2 ta gõ công thức =AVERAGE(A1,B2) thì kết quả tại ô C2 là:

A. 50
B. 40
C. 30
D. 20

Câu 14: Danh sách đầu vào được đặt vào cặp dấu gì?

A. Dấu nháy đơn
B. Dấu ngoặc đơn
C. Dấu nháy kép
D. Dấu mở ngoặc nhọn

Câu 15: Kết quả của công thức =AVERAGE(2,3,5) là:

A. 3.4
B. 3.3
C. 3.33333…
D. B và C đều đúng

Câu 16: Quy tắc chung viết một hàm trong Excel có dạng :

A. =Tên hàm[danh sách đầu vào].
B. =Tên hàm(danh sách đầu vào).
C. Cả hai dạng trên.
D. Tất cả đều sai.

Câu 17: Kết quả của công thức =MIN(2,5)+MAX(3,7) là:

A. 10
B. 9
C. 8
D. 12

Câu 18: Quy tắc chung viết một hàm trong công thức là?

A. Sau tên cột là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
B. Sau tên hàng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
C. Sau tên hàm là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.
D. Sau tên hằng là danh sách đầu vào trong cặp dấu ngoặc đơn.

Câu 19: Hàm MIN dùng để:

A. Tính tổng
B. Tính trung bình cộng
C. Xác định giá trị lớn nhất
D. Xác định giá trị nhỏ nhất

Câu 20: Tên gọi chung cho các hàm nhận đầu vào là một dãy nhiều số, cho kết quả đầu ra là một số được gọi là?

A. Hàm tính trung bình.
B. Hàm tính tổng.
C. Hàm gộp.
D. Hàm xác định giá trị lớn nhất.

Câu 21: Tại sao cần sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu?

A. Giúp nội dung được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc.
B. Giúp người xem dễ dàng hiểu được bố cục nội dung, logic trình bày.
C. Giúp máy tính hiển thị tốt hơn.
D. Cả A và B.

Câu 22: Trong dải lệnh Home, nhóm lệnh nào gồm các lệnh dùng để tạo cấu trúc phân cấp trong trình bài trình chiếu?

A. Style
B. Font
C. Paragraph
D. Editing

Câu 23: Có thể thực hiện tăng hoặc giảm mức phân cấp bằng cách đưa con trỏ soạn thảo về đầu dòng của mục rồi gõ phím nào?

A. Space hoặc nhấn tổ hợp Shift + Space.
B. Tab hoặc nhấn tổ hợp Shift + Space.
C. Tab hoặc nhấn tổ hợp Shift + Tab.
D. Space hoặc nhấn tổ hợp Shift + Tab.

Câu 24: Trang tiêu đề trong bài trình chiếu trong tiếng Anh là gì?

A. Content Slide.
B. Title Slide.
C. Slide Master.
D. Click to add title.

Câu 25: Có thể thay đổi kích thước của khung văn bản bằng cách nào?

A. Không thể thay đổi kích thước.
B. Vào bảng chọn Home và thay đổi kích thước.
C. Kéo thả các nút tròn ở góc khung và cạnh khung.
D. Kéo thả nút mũi tên ở giữa khung.

Câu 26: Phần mở rộng mặc định của tệp trình chiếu được tạo bằng MS PowerPoint 2016 là:

A. *.docx
B. *.pptx
C. *.xlsx
D. *.ppt

Câu 27: Các công cụ định dạng văn bản của phần mềm PowerPoint 2016 nằm ở:

A. Nhóm lệnh Clipboard
B. Nhóm lệnh Slides
C. Nhóm lệnh Fonts
D. Nhóm lệnh Paragraph

Câu 28: Để định dạng dòng chữ tiêu đề “CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH” có kiểu chữ đậm và nghiêng, các thao tác phải thực hiện là:

A. Đưa con trỏ văn bản vào giữa dòng đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl+I.
B. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + U và Crtl+I.
C. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Crtl+I.
D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Crtl + I.

Câu 29: Cho các bước sau:

1. Thực hiện chọn nội dung cần sao chép, thực hiện lệnh Copy.

2. Tại cửa sổ phần mềm soạn thảo văn bản với tệp văn bản đang mở.

3. Sau đó thực hiện lệnh Paste.

4. Nháy chuột vào nơi muốn văn bản xuất hiện.

Sắp xếp sao cho đúng trình tự sao chép dữ liệu từ tệp văn bản sang trang chiếu?

A. 2 – 1 – 4 – 3.
B. 2 – 1 – 3 – 4.
C. 1 – 2 – 4 – 3.
D. 1 – 2 – 3 – 4.

Câu 30: Đâu là tên của phần mềm thiết kế bài trình chiếu:

A. MS Paint
B. MS PowerPoint
C. MS Word
D. MS Excel

Câu 31: Phương án nào sai?

A. Phần mềm trình chiếu cho phép người sử dụng trình bày thông tin dưới hình thức trình chiếu.
B. Phần mềm trình chiếu có các hiệu ứng giúp làm cho nội dung trình bày thêm sinh động và ấn tượng.
C. Phần mềm trình chiếu thường được sử dụng để tạo bài trình chiếu trong các hội thảo, dạy học, tạo album với các hiệu ứng hoạt hình.
D. Không thể in trên giấy các tệp được tạo bởi phần mềm trình chiếu.

Câu 32: Câu nào sau đây sai khi nói về cấu trúc phân cấp?

A. Là cấu trúc gồm danh sách nhiều cấp.
B. Giúp làm cho nội dung cần trình bày có bố cục mạch lạc, dễ hiểu.
C. Cấu trúc này gồm một chuỗi các dấu đầu dòng ngang cấp nhau.
D. Cấu trúc này được sử dụng nhiều trong soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu.

Câu 33: Phần mềm trình chiếu có chức năng:

A. Tạo bài trình chiếu và hiển thị nội dung các trang chiếu trên màn hình hoặc màn chiếu.
B. Chỉ hiển thị các trang nội dung trên màn hình.
C. Chỉ để xử lí đồ hoạ.
D. Chỉ tạo bài trình chiếu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *