Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn thi cuối kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số dạng bài tập trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Công nghệ 11 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 11 Kết nối tri thức
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……. TRƯỜNG THPT ………. |
NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 |
I. Nội dung ôn tập:
- Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Bài 8: Sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi
- Bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi
II. Câu hỏi định hướng ôn tập:
A. TỰ LUẬN
1. Kể tên ba loại thức ăn tương ứng với nhóm thức ăn: giàu năng lượng, giàu protein, giàu khoáng và giàu vitamin
2. Nêu vai trò của protein, khoáng chất, vitamin đối với cơ thể vật nuôi.
3. Khẩu phần ăn là gì? Khi lập khẩu phần ăn cần thực hiện theo nguyên tắc nào?
4. Nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi
5. Nêu một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi
6. Trình bày ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi
7. Nêu phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi
8. Trình bày một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi
B. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chọn phát biểu đúng.
A. Nhu cầu duy trì là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu, con vật không cho các sản phẩm, không nuôi thai, không tiết sữa hay phối giống, khối lượng cơ thể ổn định, quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
B. Nhu cầu sản xuất là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai và tạo ra các sản phẩm như thịt, trứng , sữa,…
C. Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt
D. 3 phát biểu trên đều đúng
Câu 2: Nhu cầu Vitamin của vật nuôi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sản xuất và năng suất của vật nuôi
B. giống loài, giai đoạn sinh trưởng
C. độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sinh trưởng của vật nuôi
D. giống loài, độ tuổi, năng suất của vật nuôi
Câu 3: Nhu cầu khoáng của vật nuôi bao gồm?
A. Khoáng đa lượng
B. Khoáng vi lượng
C. A và B sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 4: Vai trò của khoáng trong cơ thể là?
A. tham gia cấu tạo tế bào, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể
B. chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất
C. cung cấp năng lượng
D. dự trữ năng lượng
Câu 5: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :
A. Chỉ số dinh dưỡng
B. Loại thức ăn
C. Thức ăn tinh, thô
D. Chất xơ, axit amin
Câu 6: Khẩu phần ăn là gì?
A. là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng
B. là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
C. là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ năng lượng hoạt động trong một ngày đêm
D. là lượng thức ăn cho vật nuôi có đủ dinh dưỡng theo chế độ dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển.
Câu 7: Đơn vị của khẩu phần ăn là gì?
A. tỉ lệ % trong thức ăn hỗn hợp
B. theo khối lượng (kg) trong một ngày đêm
C. A và B đều đúng
D. A và B sai
Câu 8: Nguyên liệu để sản xuất thức ăn từ vi sinh vật là gì?
A. Dầu mỏ
B. Khí metan
C. Phế liệu của nhà máy giấy
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp gồm mấy bước?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 10: Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi:
A. Ăn ngon miệng hơn.
B. Tiêu hóa tốt hơn.
C. Khử bỏ chất độc hại.
D. Cả A, B và C đều sai.
Câu 11: Đặc điểm nào không phải của thức ăn tinh:
A. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao.
B. Được sử dụng nhiều trong khẩu phần của lợn, gia cầm
C. Chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho động vật ăn cỏ
D. Gồm thức ăn giàu năng lượng và thức ăn giàu protein
Câu 12: Loại thức ăn tinh nào được sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi ?
A. Vỏ quả dừa
B. Vỏ đậu
C. Bột sắn
D. Xơ dừa
Câu 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi có tác dụng gì ?
A. Bảo quản thức ăn tốt hơn
B. Tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn
C. Tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện đại đang hướng đến tiêu chỉ 3 “không”:
A. Không tiền, không nói chuyện, không giải quyết vấn đề.
B. Không ăn, không uống, không làm sao.
C. Không bụi, không mùi và không chất thải.
D. Không chất cấm, không ô nhiễm môi trường, không phá sản.
Câu 15: Dưới đây là một số bước của quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Ý nào không đúng?
A. Nhập nguyên liệu: Nguyên liệu được đưa vào hầm nhập sau đó chuyển lên bồn chứa (silo) bằng hệ thống tự động theo khu vực cho từng loại nguyên liệu riêng.
B. Lấy mẫu kiểm tra nguyên liệu: Tại khu vực trộn có hệ thống máy vi tính kiểm soát để đảm bảo tất cả các công thức thức ăn đúng theo thành phần dinh dưỡng của từng loại vật nuôi.
C. Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu được tách kim loại và loại bỏ các tạp chất trong hệ thống máy làm sạch trước khi nghiền.
D. Nghiền nguyên liệu: nhằm làm nhỏ nguyên liệu, giúp tăng khả năng tiếp xúc trong quá trình trộn, ép viên, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hoá cho vật nuôi.
Câu 16: Khi ủ men bột sắn thì khi ủ xong phải có màu gì?
A. Vàng nâu
B. Vàng ươm
C. Vàng rơm
D. Trắng xám
Câu 17: Trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ở quy mô công nghiệp, công việc nào cần làm trước công việc “hấp chín bằng hệ thống hơi nước”?
A. Phối trộn các nguyên liệu theo công thức tính toán sẵn
B. Ép viên, làm nguội
C. Sàng phân loại viên
D. Chuyển vào bồn chứa
Câu 18: Cho các hoạt động sau:
– Phơi 1 – 2 ngày nếu hàm lượng nước lớn hơn 75%.
– Băm nhỏ 3 – 5 cm để nén được chặt – tạo điều kiện yếm khí.
– Bổ sung rỉ mật đường hoặc tinh bột.
Các hoạt động này thuộc bước nào của quy trình ủ chua thức ăn thô, xanh?
A. Chuẩn bị nguyên liệu
B. Xử lí nguyên liệu
C. Ủ chua
D. Sử dụng
Câu 19: Cách kiểm tra độ ẩm nhanh khi thực hành phương pháp ủ men tinh bột: nắm chặt nguyên liệu sau khi phối trộn và bổ sung nước trong lòng bàn tay sau đó mở tay ra. Nguyên liệu chưa đủ ẩm sẽ:
A. Đóng cục không như mong muốn
B. Tơi, rời nhau
C. Dính chặt vào lòng bàn tay
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Thức ăn ủ men được sản xuất bằng phương pháp:
A. Dùng men kết hợp với các enzyme tự nhiên trong thực phẩm.
B. Lên men nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,… với nấm men.
C. Bão hoà các chất kết dính trong các nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,… với nấm men
D. Tất cả các đáp án trên.