Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 năm 2023 – 2024 tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm trong học kì 1 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, giúp các em nắm thật chắc kiến thức, để ôn thi học kì 1 hiệu quả.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương học kì 1 môn Công nghệ lớp 3 còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Tiếng Việt, Toán. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 3 năm 2023 – 2024

    Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 3 sách Kết nối tri thức

    CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

    Mức 1:

    Câu 1: Những đối tượng nào sau đây là đối tượng tự nhiên?

    a) Xe máy
    b) Điện thoại
    c) Chim sẻ

    Câu 2: Những vật nào sau đây là sản phẩm công nghệ?

    a) Điện thoại
    b) Biển
    c) Chim sẻ

    Câu 3: Đối tượng tự nhiên là:

    a) Những đối tượng có sẵn trong tự nhiên không do con người tạo ra.
    b) Những sản phẩm con người làm ra để phục vụ đời sống.
    c) Cả 2 ý trên đúng.

    Câu 4: Sản phẩm công nghệ là:

    a) Những đối tượng có sẵn trong tự nhiên không do con người tạo ra.
    b) Những sản phẩm con người làm ra để phục vụ đời sống.
    c) Cả 2 ý trên đúng.

    Mức 2:

    Câu 5: Chúng ta phải sử dụng sản phẩm công nghệ như thế nào?

    a) Phù hợp, tiết kiệm.
    b) An toàn, hiệu quả.
    c) Cả a và b đúng.

    Câu 6: Các bộ phận chính của đèn học thường bao gồm:

    a) Bóng đèn, chụp (chao) đèn, công tắc đèn, thân đèn, dây nguồn và đế đèn.
    b) Bóng đèn, chụp (chao) đèn, dây đèn, thân đèn, dây nguồn và đế đèn.
    c) Bóng sợi đốt, chụp (chao) đèn, công tắc đèn, thân đèn, dây nguồn.

    Câu 7: Để bảo vệ mắt khi sử dụng đèn học, chúng ta cần chú ý:

    a) Không để ánh sáng đèn chiếu vào mắt;
    b) Không nên tắt các loại đèn trong phòng để tránh mỏi mắt và bị lóa khi nhìn từ sáng ra tối.
    c) Cả a và b đúng.

    Câu 8: Đèn học có tác dụng gì?

    a) Giúp bảo vệ mắt trong quá trình học tập và làm việc.
    b) Cung cấp ánh sáng, giúp bảo vệ mắt trong quá trình học tập và làm việc.
    c) Cả a và b đúng.

    Mức 3:

    Câu 9: Sử dụng đèn học theo các bước sau:

    a) Bật đèn, điều chỉnh độ sáng và hướng chiếu sáng của đèn học; đặt đèn ở vị trí phù hợp; tắt đèn khi không sử dụng.
    b) Đặt đèn ở vị trí phù hợp; bật đèn; điều chỉnh độ sáng và hướng chiếu sáng của đèn học; tắt đèn khi không sử dụng.
    c) Bật đèn, điều chỉnh độ sáng và hướng chiếu sáng của đèn học; tắt đèn khi không sử dụng.

    Câu 10: Các bộ phận chính của quạt điện thường gồm:

    a) Lồng quạt, cánh quạt, thân quạt, đế quạt, hộp động cơ.
    b) Các bộ phận điều khiển (tuốc năng và bảng điều khiển), dây nguồn.
    c) Cả 2 ý trên đúng

    Câu 11: Máy thu thanh là một sản phẩm công nghệ, có tác dụng:

    a) Thu tín hiệu của đài phát thanh và phát ra âm thanh.
    b) Tạo ra âm thanh truyền đến mọi người.
    c) Cả hai ý trên đúng

    Câu 12: Hoạt động của đài phát thanh và máy thu thanh được thực hiện theo các bước:

    a) Đà phát thanh phát các tín hiệu ra môi trường Âm thanh được thu lại và chuyển thành các tín hiệu, sau đó truyền tín hiệu đến đài phát thanh tín hiệu được máy thu thanh thu lại qua ăng ten và chuyển thành âm thanh (tiếng nói phát thanh viên, nhạc, …) phát ra loa.
    b) Âm thanh được thu lại và chuyển thành các tín hiệu, sau đó truyền tín hiệu đến đài phát thanh tín hiệu được máy thu thanh thu lại qua ăng ten và chuyển thành âm thanh (tiếng nói phát thanh viên, nhạc, …) phát ra loa đài phát thanh phát các tín hiệu ra môi trường.
    c) Âm thanh được thu lại và chuyển thành các tín hiệu, sau đó truyền tín hiệu đến đài phát thanh đài phát thanh phát các tín hiệu ra môi trường tín hiệu được máy thu thanh thu lại qua ăng ten và chuyển thành âm thanh (tiếng nói phát thanh viên, nhạc, …) phát ra loa.

    AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH

    Mức 1:

    Câu 13: Khi cắm quá nhiều đồ dùng điện vào cùng một ổ cắm thì sẽ:

    a) Làm cho ổ cắm bị quá tải về điện
    b) Làm cho ổ cắm bị quá tải về điện dẫn đến cháy nổ
    c) Cả a và b đúng

    Câu 14: Khi điều chỉnh tốc độ quạt điện liên tục thì:

    a) Quạt sẽ dễ bị cháy và chạm nguồn điện
    b) Quạt sẽ dễ bị cháy
    c) Cả a và b đúng

    Câu 15: Khi ngồi xem ti vi gần sát màn hình quá lâu, mắt chúng ta sẽ cảm thấy:

    a) Mỏi, chảy nước mắt
    b) Mỏi, chảy nước mắt và dẫn đến các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị…
    c) Cả a và b đúng

    Câu 16: Để sử dụng an toàn sản phẩm công nghệ trong gia đình cần:

    a) Ngắt nguồn điện khi không sử dụng
    b) Để mặt bàn là còn nóng lên quần áo trong thời gian dài
    c) Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin

    Mức 2:

    Câu 17: Khi phát hiện trong nhà có mùi khí ga nồng nặc, em cần

    a) Đóng kín cửa; mở điện lên
    c) Mở cửa chạy ra ngoài và nhờ sự giúp đỡ của người lớn
    d) Gọi điện thoại cho người lớn

    Câu 18: Khi thấy ổ cắm điện nổ lách tách và sẹt tia lửa điện, em cần

    a) Rút dây điện ra
    b) Dùng tay nắm phích điện giật ra
    c) Nhờ người lớn hỗ trợ

    Câu 19: Khi thấy em nhỏ chọc đồ vật vào ổ điện, em sẽ:

    a) Không nói gì và để em nhỏ tiếp tục chơi.
    b) Bế em nhỏ ra và báo ngay với người lớn
    c) Vào chơi cùng với em nhỏ

    Câu 20: Khi thấy Anh chị của em vừa sử dụng điện thoại vừa sạc Pin, em sẽ

    a) Không nói gì.
    b) Lại ngồi chơi cùng
    c) Khuyên anh chị đừng sử dụng điện thoại khi đang cắm sạc vì làm như thế rất dễ xảy ra cháy nổ gây nguy hiểm đến bản thân và những người xung quanh
    d) Giật dây điện ra không cho xài

    Mức 3:

    Câu 21: Với đồ dùng điện trong gia đình khi ra khỏi nhà em cần:

    a) Để nguyên không cần tắt
    b) Tắt luôn cầu dao
    c) Tắt những đồ dùng điện khi không cần sử dụng.

    Câu 22: Khi lớp vỏ cách điện của ổ cắm điện bị hỏng, chúng ta nên:

    a) Để yên xài bình thường
    b) Vừa sử dụng vừa thông báo cho người lớn
    c) Nhờ người lớn thay ổ cắm mới

    Câu 23: Những việc nên làm để phòng tránh các tình huống gây mất an toàn khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

    a) Thường xuyên kiểm tra đồ dùng điện trong nhà
    b) Tắt những đồ dùng điện khi không cần sử dụng khi ra khỏi nhà
    c) Cả hai ý trên

    Câu 24: Khi gặp sự cố về điện em nên:

    a) Tự mình xử lý khi gặp các tình huống mà không cần nhờ đến người lớn
    b) Tiếp tục sử dụng dây bị hư khi để tiết kiệm tiền
    c) Thông báo cho người lớn và nhờ người lớn sửa lại chỗ hư hỏng

    Đề cương học kì 1 môn Công nghệ 3 sách Chân trời sáng tạo

    UBND QUẬN……………….
    TRƯỜNG TIỂU HỌC….

    NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ – LỚP 3
    NĂM HỌC: 2022 – 2023

    Nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

    Tự nhiên và Công nghệ

    – Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

    – Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.

    – Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

    Sử dụng đèn học

    – Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của đèn học.

    – Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.

    – Xác định vị trí đặt đèn; bật, tắt, điều chỉnh được độ sáng của đèn học.

    – Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng đèn học.

    Sử dụng quạt điện

    – Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận chính của quạt điện.

    – Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng.

    – Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh được tốc độ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng.

    – Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi sử dụng quạt điện.

    Sử dụng máy thu thanh

    – Nêu được tác dụng của máy thu thanh.

    – Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh.

    – Kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh trên đài phát thanh.

    – Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn.

    Sử dụng máy thu hình

    – Trình bày được tác dụng của máy thu hình (ti vi) trong gia đình.

    – Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài truyền hình và ti vi.

    – Kể được tên và nêu được nội dung của một số kênh truyền hình phổ biến, phù hợp với học sinh.

    – Lựa chọn được vị trí ngồi đảm bảo góc nhìn và khoảng cách hợp lí khi xem ti vi.

    – Chọn được kênh, điều chỉnh được âm thanh của ti vi theo ý muốn.

    An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình

    – Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn (Ví dụ: các tình huống liên quan đến điện, nhiệt, khói, khí ga, các đồ vật sắc, nhọn,…) cho người từ môi trường công nghệ trong gia đình.

    – Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *