Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 7 năm 2023 – 2024 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 1.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương Công nghệ 7 học kì 1 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều. Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Công nghệ 7 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 7, đề cương ôn tập học kì 1 Văn 7.

Đề cương ôn tập học kì 1 Công nghệ 7 năm 2023 – 2024

    Đề cương cuối kì 1 Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

    I. Giới hạn nội dung ôn tập Công nghệ 7 cuối kì 1

    – Ôn tập kiến thức 3 chương.

    • Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
    • Nội dung nửa sau học kì I: 75% (7,5 điểm)

    – Chương 1: Mở đầu về trồng trọt

    • Trình bày được vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và nền kinh tế.
    • Nêu được triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
    • Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam (cây lương thực, cây ăn quả, cây rau…). Cho ví dụ minh họa.

    – Chương 2: Trồng và chăm sóc cây trồng

    • Kể tên được các công việc làm đất trồng cây, các cách bón phân lót.
    • Trình bày được mục đích của việc làm đất, bón phân lót.
    • Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc làm đất.
    • Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc bón phân lót.
    • Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc làm đất, bón phân lót cho một đối tượng cây trồng cụ thể.
    • Vận dụng kiến thức làm đất và bón phân lót với thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.

    – Chương 3: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

    • Trình bày được khái niệm về rừng, các vai trò chính của rừng.
    • Trình bày được vai trò của từng loại rừng.
    • Nêu được các loại rừng phổ biến ở nước ta.
    • Phân biệt được các loại rừng phổ biến ở nước ta (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

    II. Một số câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 7

    Câu 1. Chuẩn bị đất trồng gồm có mấy bước?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 2. Chuẩn bị đất trồng có bước bào sau đây?

    A. Xác định diện tích đất trồng
    B. Vệ sinh đất trồng
    C. Làm đất và cải tạo đất
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 3. Bước đầu tiên của quá trình chuẩn bị đất trồng là gì?

    A. Xác định diện tích đất trồng
    B. Vệ sinh đất trồng
    C. Làm đất và cải tạo đất
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 4. Bước thứ hai của quá trình chuẩn bị đất trồng là gì?

    A. Xác định diện tích đất trồng
    B. Vệ sinh đất trồng
    C. Làm đất và cải tạo đất
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 5. Bước thứ ba của quá trình chuẩn bị đất trồng là gì?

    A. Xác định diện tích đất trồng
    B. Vệ sinh đất trồng
    C. Làm đất và cải tạo đất
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 6. Làm đất và cải tạo đất gồm mấy công việc chính?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 7. Chuẩn bị hạt giống gồm có mấy bước?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 8. Chuẩn bị hạt giống có bước nào sau đây?

    A. Lựa chọn giống để gieo trồng
    B. Xử lí giống trước khi gieo trồng
    C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 9. Bước 1 của quy trình chuẩn bị hạt giống là:

    A. Lựa chọn giống để gieo trồng
    B. Xử lí giống trước khi gieo trồng
    C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 10. Bước 2 của quy trình chuẩn bị hạt giống là:

    A. Lựa chọn giống để gieo trồng
    B. Xử lí giống trước khi gieo trồng
    C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 11. Bước 3 của quy trình chuẩn bị hạt giống là:

    A. Lựa chọn giống để gieo trồng
    B. Xử lí giống trước khi gieo trồng
    C. Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 12. Cần cắt cành giâm với độ dài bao nhiêu?

    A. 10 cm
    B. 20 cm
    C. 15 – 20 cm
    D. 30 cm

    Câu 13. Chăm sóc cành giâm tức:

    A. Tưới nước
    B. Bón phân
    C. Phòng trừ sâu bệnh
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 14. Chăm sóc cành giâm phải đảm bảo yêu cầu về:

    A. Nhiệt độ
    B. Độ ẩm
    C. Ánh sáng
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 15. Tiến hành thu hoạch rau muống khi đạt :

    A. 20 cm
    B. 50 cm
    C. 30 – 40 cm
    D. 10 cm

    Câu 16. Chương trình giới thiệu mấy cách phân loại rừng?

    A. 1
    B. 3
    C. 5
    D. 7

    Câu 17. Rừng nào sau đây được phân loại theo nguồn gốc hình thành?

    A. Rừng tự nhiên
    B. Rừng tràm
    C. Rừng giàu
    D. Rừng núi đất

    Câu 18. Rừng nào sau đây được phân loại theo loài cây?

    A. Rừng tự nhiên
    B. Rừng tràm
    C. Rừng giàu
    D. Rừng núi đất

    Câu 19. Rừng nào sau đây được phân loại theo trữ lượng?

    A. Rừng tự nhiên
    B. Rừng tràm
    C. Rừng giàu
    D. Rừng núi đất

    Câu 20. Rừng nào sau đây được phân loại theo điều kiện lập địa?

    A. Rừng tự nhiên
    B. Rừng tràm
    C. Rừng giàu
    D. Rừng núi đất

    Câu 21. Theo mục đích sử dụng, rừng gồm mấy loại?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 22. Theo mục đích sử dụng có loại rừng nào?

    A. Rừng sản xuất
    B. Rừng đặc dụng
    C. Rừng phòng hộ
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 23. Mục đích của rừng sản xuất là gì?

    A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
    B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
    C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 24. Mục đích của rừng đặc dụng là gì?

    A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
    B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
    C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 25. Mục đích của rừng phòng hộ là gì?

    A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
    B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
    C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 26 Thời vụ trồng rừng ở miền Bắc là:

    A. Mùa xuân
    B. Mùa thu
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Mùa mưa

    Câu 27. Thời vụ trồng rừng ở miền Nam là:

    A. Mùa xuân
    B. Mùa thu
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Mùa mưa

    Câu 28. Giai đoạn chuẩn bị trồng rừng gồm mấy bước?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 29 Giai đoạn chuẩn bị trồng rừng có bước nào sau đây?

    A. Chuẩn bị cây con
    B. Làm đất trồng cây
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Cả A và B đều sai

    Câu 30. Giống cây rừng chuẩn bị trồng có:

    A. Cây con có bầu đất
    B. Cây con rễ trần
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Đáp án khác

    Câu 31: Công việc nào dưới đây thuộc giai đoạn chuẩn bị cây con để trồng rừng?

    A. Chuẩn bị phân bón lót cho cây.
    B. Chọn cây con đủ tiêu chuẩn, sinh trưởng, phát triển tốt.
    C. Làm sạch cỏ chỗ đào hố trồng cây
    D. Tưới nước để cây con sinh trưởng, phát triển tốt

    Câu 32: Đâu không phải công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?

    A. Làm hàng rào bảo vệ cây rừng mới trồng
    B. Chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây rừng.
    C. Làm cỏ, xới đất và vun gốc cây.
    D. Cắt tỉa, làm thua bớt cảnh, lá của cây rừng.
    E. Cung cấp phân bón, bổ sung dinh dưỡng cho cây.
    F. Lấp và nén đất chặt xung quanh gốc cây.
    G. Tưới tiêu, cung cấp đủ nước cho cây rừng.
    H. Trồng dặm vào chỗ cây bị chết.

    Câu 33: Tác dụng của việc vun đất cao hơn gốc cây là?

    A. Giúp cây phát triển nhanh
    B. Hạn chế sâu, bệnh hại cây rừng sau khi trồng
    C. Không đọng nước ở gốc làm úng cây
    D. Hạn chế sâu, bệnh hại cây rừng sau khi trồng

    Câu 34: Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta, thời vụ trồng rừng chính là:

    A. mùa xuân và mùa hè
    B. mùa xuân và mùa thu
    C. trồng quanh năm
    D. vào mùa mưa

    Câu 35: Cần phát quang khi chăm sóc cây rừng mới trồng để

    A. cây con không bị cây hoang dại chèn ép
    B. cây con không gãy đổ khi mưa bão
    C. bổ sung dinh dưỡng cho cây con
    D. cung cấp đủ nước cho cây con

    Câu 36: Tại sao phải rạch bỏ vỏ bầu đất của cây con?

    A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
    B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
    C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
    D. Để bầu đất không lộ ra ngoài

    Câu 37: Quy trình trồng rừng bằng cây non rễ trần gồm các bước theo thứ tự nào sau đây?

    A. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 1.
    B. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 2 → Lấp và nén đất lần 1
    C. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 1 → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc.
    D. Tạo lỗ trong hố đất → Đặt cây vào lỗ trong hố → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc → Lấp và nén đất lần 1.

    Câu 38: Các công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị đất để trồng cây con đã có rễ là

    1. Làm sạch cỏ.
    2.Làm cho đất bằng phẳng.
    3. Tạo hố trồng cây.
    4. Chặt bỏ các loài dây leo, cây hoang dại.
    5.Lấp hỗn hợp phân bón và đất màu vào hố trồng cây.
    6. Chọn cây con khoẻ, đủ tiêu chuẩn.

    A. 1, 2, 3, 4, 6
    B. 1, 2, 3, 5
    C. 1, 2, 3, 6
    D. 1, 2, 4, 5

    Câu 39: Theo em, việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng nào sau đây?

    A. Ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
    B. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
    C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.
    D. Kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật đất.

    Câu 40: Tác dụng của việc lấp và nén đất lần 2?

    A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
    B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
    C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
    D. Để bầu đất không lộ ra ngoài

    Câu 41: Trồng rừng đúng thời vụ có tác dụng nào sau đây?

    A. Giúp tiết kiệm công lao động.
    B. Giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt.
    C. Giúp tiết kiệm phân bón và thuốc trừ sâu.
    D. Giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của rừng.

    Câu 42: Đâu không phải ưu điểm của việc trồng rừng bằng cây con?

    A. Bộ rễ của cây con được bảo vệ
    B. Cây có bộ rễ khỏe, sức đề kháng cao
    C. Cây con có tỉ lệ sống cao và phát triển tốt
    D. Bộ rễ của cây con cắm (bám) nhanh vào đất

    Câu 43: Với cây rừng trồng phân tán, người ta làm rào bảo vệ bằng cách nào?

    A. Trồng cây dứa dại dày bao quanh khu rừng trồng
    B. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh khu rừng trồng
    C. Làm rào bằng tre, nứa bao quanh từng cây
    D. Trồng cây dứa dại dày bao quanh từng cây

    Câu 44: Tại sao phải tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất?

    A. Giúp giữ vững chắc cây trồng
    B. Cung cấp lớp đất có chứa phân bón cho cây
    C. Giúp rễ phát triển, hấp thụ chất dinh dưỡng
    D. Để bầu đất không lộ ra ngoài

    Câu 45: Mục đích chăm sóc cây rừng sau khi trồng là gì?

    A. Giúp cây con có khả năng chịu khô hạn
    B. Giúp cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển nhanh.
    C. Giúp cây con không bị sâu, bệnh hại
    D. Giúp cho rễ của cây con cắm chắc vào đất

    III. Đề minh họa cuối kì 1 Công nghệ 7

    I. Trắc nghiệm (6 điểm)

    Câu 1. Theo mục đích sử dụng, rừng được chia làm mấy loại?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 2. Rừng đặc dụng được dùng để:

    A. Bảo tồn thiên nhiên
    B. Bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng
    C. Nghiên cứu khoa học
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 3. Rừng sản xuất sử dụng để:

    A. Sản xuất gỗ
    B. Kinh doanh gỗ
    C. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 4. Rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc loại rừng nào?

    A. Rừng đặc dụng
    B. Rừng phòng hộ
    C. Rừng sản xuất
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 5. Khí hậu Việt Nam chia làm mấy vùng?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 6. Thời vụ trồng rừng của miền Trung là?

    A. Mùa xuân và mùa thu
    B. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12
    C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 7. Thông thường có mấy loại hố trồng rừng?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 8. Quy trình đào hố trồng cây rừng gồm mấy bước?

    A. 1
    B. 3
    C. 5
    D. 6

    Câu 9. Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước?

    A. 1
    B. 6
    C. 3
    D. 4

    Câu 10. Bước 1 quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:

    A. Tạo lỗ trong hố đất
    B. Rạch túi bầu
    C. Đặt bầu cây vào giữa hố đất
    D. Lấp đất và nén đất lần 1

    Câu 11. Bước 3 quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:

    A. Tạo lỗ trong hố đất
    B. Rạch túi bầu
    C. Đặt bầu cây vào giữa hố đất
    D. Lấp đất và nén đất lần 1

    Câu 12. Đối với trồng rừng bằng cây con có bầu, hố được đào sâu hơn chiều cao bầu bao nhiêu?

    A. 1 cm
    B. 2 – 4 cm
    C. 5 cm
    D. 7 cm

    Câu 13. Trồng rừng bằng cây con rễ trần phù hợp với loại cây nào?

    A. Bạch đàn
    B. Tràm
    C. Đước
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 14. Bước 2 của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần:

    A. Tạo lỗ trong hố đất
    B. Đặt cây con vào giữa hố
    C. Lấp đất kín gốc cây
    D. Nén đất

    Câu 15. Bước 4 của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần:

    A. Tạo lỗ trong hố đất
    B. Đặt cây con vào giữa hố
    C. Lấp đất kín gốc cây
    D. Nén đất

    Câu 16. Ưu điểm của trồng rừng bằng cây con rễ trần?

    A. Vận chuyển dễ dàng
    B. Chi phí thấp
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Đáp án khác

    Câu 17. Mục đích của chăm sóc cây rừng là:

    A. Hạn chế sự phát triển cỏ dại
    B. Làm đất tơi xốp
    C. Giúp cây sinh trưởng tốt
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 18. Cần chăm sóc cây rừng sau khi trồng:

    A. Dưới 1 tháng
    B. Trên 3 tháng
    C. Từ 1 – 3 tháng
    D. 5 tháng

    Câu 19. Năm thứ nhất sau khi trồng rừng, mỗi năm cần chăm sóc mấy lần?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 2 đến 3 lần

    Câu 20. Năm thứ ba sau khi trồng rừng, mỗi năm cần chăm sóc mấy lần?

    A. 1
    B. 2
    C. 1 đến 2 lần
    D. 2 đến 3 lần

    Câu 21. Có mấy công việc chính trong chăm sóc cây rừng?

    A. 5
    B. 4
    C. 3
    D. 2

    Câu 22. Công việc thứ hai trong chăm sóc cây rừng là:

    A. Làm hàng rào bảo vệ
    B. Xới đất, vun gốc
    C. Bón thúc
    D. Tỉa và trồng dặm

    Câu 23. Công việc thứ tư trong chăm sóc cây rừng là:

    A. Làm hàng rào bảo vệ
    B. Xới đất, vun gốc
    C. Bón thúc
    D. Tỉa và trồng dặm

    Câu 24. Người ta làm hàng rào bảo vệ bằng:

    A. Tre
    B. Nứa
    C. Trồng cây dứa dại
    D. Cả 3 đáp án trên

    II. Tự luận

    Câu 1 (2 điểm). Trình bày quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu?

    Câu 2 (2 điểm). Mục đích chăm sóc cây rừng là gì?

    Đề cương ôn tập Công nghệ 7 cuối kì 1 Kết nối tri thức

    I. Giới hạn nội dung ôn tập Công nghệ 7 cuối kì 1

    – Ôn tập kiến thức 3 chương.

    • Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (2,5 điểm)
    • Nội dung nửa sau học kì I: 75% (7,5 điểm)

    – Chương 1: Trồng trọt

    • Nêu vai trò của trồng trọt đối với đời sống con người và nền kinh tế.
    • Nêu được triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
    • Kể tên được các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam (cây lương thực, cây ăn quả, cây rau…). Cho ví dụ minh họa
    • Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong trồng trọt.
    • Kể tên được các công việc làm đất trồng cây, các cách bón phân lót
    • Nêu được các phương thức gieo trồng phổ biến.
    • Nêu được các mùa vụ gieo trồng chính ở nước
    • Trình bày được mục đích của việc làm đất, bón phân lót.

    – Chương 2: Lâm nghiệp

    – Giới thiệu về rừng

    • Trình bày được khái niệm về rừng, các vai trò chính của rừng.
    • Trình bày được vai trò của từng loại rừng.
    • Nêu được các loại rừng phổ biến ở nước ta.
    • Phân biệt được các loại rừng phổ biến ở nước ta (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

    – Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng

    • – Tóm tắt được quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu.
    • – Tóm tắt được quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần.
    • – Nêu được các công việc chăm sóc rừng.

    – Bảo vệ rừng

    • Trình bày được các biện pháp bảo việc bảo vệ rừng.
    • Giải thích được ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
    • Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ rừng.
    • Vận dụng kiến thức bảo vệ rừng vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.

    II. Một số câu hỏi ôn tập học kì 1 Công nghệ 7

    Câu 1. Có mấy loại chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 2. Đâu là chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng?

    A. Chế phẩm diệt sâu bọ làm từ ớt, tỏi, gừng
    B. Chế phẩm bảo vệ cây trồng
    C. Chế phẩm trừ sâu từ chanh
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 3. Quy trình trồng cây cải xanh gồm mấy bước?

    A. 1
    B. 3
    C. 5
    D. 7

    Câu 4. Bước 1 của quy trình trồng cây cải xanh là:

    A. Chuẩn bị đất trồng
    B. Chuẩn bị hạt giống
    C. Gieo trồng
    D. Chăm sóc cây

    Câu 5. Bước 2 của quy trình trồng cây cải xanh là:

    A. Chuẩn bị đất trồng
    B. Chuẩn bị hạt giống
    C. Gieo trồng
    D. Chăm sóc cây

    Câu 6. Bước 3 của quy trình trồng cây cải xanh là:

    A. Chuẩn bị đất trồng
    B. Chuẩn bị hạt giống
    C. Gieo trồng
    D. Chăm sóc cây

    Câu 7. Bước 4 của quy trình trồng cây cải xanh là:

    A. Chuẩn bị đất trồng
    B. Chuẩn bị hạt giống
    C. Gieo trồng
    D. Chăm sóc cây

    Câu 8. Đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao là:

    A. Ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học
    B. Sử dụng giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao
    C. Ứng dụng thiết bị và quy trình quản lí tự động hóa
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 9. Đâu là mô hình trồng cây công nghệ cao?

    A. Thủy canh
    B. Khí canh
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Đáp án khác

    Câu 10. Trồng cây theo hình thức thủy canh là:

    A. Trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng dạng nước hoặc giá thể không phải đất.
    B. Trồng cây trong môi trường không khí, trong đó rễ cây được phun sương chất dinh dưỡng theo định kì
    C. Cả Avà B đều đúng
    D. Cả A và B đều sai

    Câu 11. Trồng cây theo hình thức khí canh là:

    A. Trồng trực tiếp vào môi trường dinh dưỡng dạng nước hoặc giá thể không phải đất.
    B. Trồng cây trong môi trường không khí, trong đó rễ cây được phun sương chất dinh dưỡng theo định kì
    C. Cả  A và B đều đúng
    D. Cả A và B đều sai

    Câu 12. Có mấy cách tưới nước cho cây trồng?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 13. Theo em, cây trồng được tưới theo cách nào sau đây?

    A. Tưới thấm
    B. Tưới ngập
    C. Tưới phun mưa
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 14. Có mấy cách thu hoạch cây trồng?
    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 15. Có cách thu hoạch cây trồng nào?

    A. Hái
    B. Cắt
    C. Nhổ
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 16. Rừng nào sau đây được phân loại theo điều kiện lập địa?

    A. Rừng tự nhiên
    B. Rừng tràm
    C. Rừng giàu
    D. Rừng núi đất

    Câu 17. Theo mục đích sử dụng, rừng gồm mấy loại?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 18. Theo mục đích sử dụng có loại rừng nào?

    A. Rừng sản xuất
    B. Rừng đặc dụng
    C. Rừng phòng hộ
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 19. Mục đích của rừng sản xuất là gì?

    A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
    B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
    C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 20. Mục đích của rừng đặc dụng là gì?

    A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
    B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
    C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 21. Mục đích của rừng phòng hộ là gì?

    A. Để khai thác gỗ và các lâm sản ngoài gỗ
    B. Để bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng, rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
    C. Bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế lũ lụt.
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 22. Thời vụ trồng rừng ở miền Bắc là:

    A. Mùa xuân
    B. Mùa thu
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Mùa mưa

    Câu 23. Thời vụ trồng rừng ở miền Nam là:

    A. Mùa xuân
    B. Mùa thu
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Mùa mưa

    Câu 24. Giai đoạn chuẩn bị trồng rừng gồm mấy bước?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 25 Giai đoạn chuẩn bị trồng rừng có bước nào sau đây?

    A. Chuẩn bị cây con
    B. Làm đất trồng cây
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Cả A và B đều sai

    Câu 26 Giống cây rừng chuẩn bị trồng có:

    A. Cây con có bầu đất
    B. Cây con rễ trần
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Đáp án khác

    Câu 27. Làm đất trồng cây rừng gồm mấy bước?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 28. Làm đất trồng cây rừng có bước nào sau đây?

    A. Cuốc lớp đất màu để riêng một bên
    B. Bón lót
    C. Lấp hố
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 29 Trồng rừng bằng cây con có bầu đất gồm mấy bước?

    A. 2
    B. 4
    C. 6
    D. 8

    Câu 30. Bước 1 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất là:

    A. Tạo lỗ trong hố trồng
    B. Rạch bỏ bầu đất
    C. Đặt bầu cây xuống hố
    D. Lấp và nén đất lần 1

    Câu 31. Bước 2 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất là:

    A. Tạo lỗ trong hố trồng
    B. Rạch bỏ bầu đất
    C. Đặt bầu cây xuống hố
    D. Lấp và nén đất lần 1

    Câu 32. Bước 3 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất là:

    A. Tạo lỗ trong hố trồng
    B. Rạch bỏ bầu đất
    C. Đặt bầu cây xuống hố
    D. Lấp và nén đất lần 1

    Câu 33. Bước 4 của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất là:

    A. Tạo lỗ trong hố trồng
    B. Rạch bỏ bầu đất
    C. Đặt bầu cây xuống hố
    D. Lấp và nén đất lần 1

    Câu 34. Biện pháp bảo vệ rừng:

    A. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân
    B. Chủ động thực hiện tuần tra, canh gác, phòng cháy chữa cháy
    C. Nghiêm cấm phá hoại rừng, lấn chiếm đất rừng, săn bắn và mua bán động vật rừng bị cấm khai thác
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 35. Người ta tiến hành làm cỏ sau khi trồng cây rừng bao lâu?

    A. 1 tháng
    B. 2 tháng
    C. 3 tháng
    D. 1 – 3 tháng

    Câu 36 Làm hàng rào bảo vệ rừng bằng:

    A. Cây dứa dại
    B. Cây tre
    C. Cây nứa
    D. Cả 3 đáp án trên

    Đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 7 sách Cánh diều

    I. Nội dung ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 7

    • Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt
    • Bài 2: Quy trình trồng trọt
    • Bài 3: Nhân giống cây trồng
    • Bài 4: Giới thiệu chung về rừng
    • Bài 5: Trồng cây rừng
    • Bài 6: Chăm sóc cây rừng sau khi trồng
    • Bài 7: Bảo vệ rừng

    II. Một số câu hỏi ôn tập học kì 1 Công nghệ 7

    Trắc nghiệm Giới thiệu chung về trồng trọt

    Câu 1: Phương thức trồng trọt phổ biến ở nước ta là?

    A. Trồng ngoài trời
    B. Trồng trong nhà có mái che
    C. Cả A và B
    D. Đáp án khác

    Câu 2: Trồng trọt có bao nhiêu vai trò chính?

    A. 3
    B. 4
    C. 5
    D. 6

    Câu 3: Theo mục đích sử dung, cây trồng được chia thành

    A. 2 nhóm: cây lương thực, cây công nghiệp
    B. 3 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp
    C. 4 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả
    D. 4 nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu

    Câu 4: Vai trò nào sau đây không phải của trồng trọt?

    A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
    B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
    C. Cung cấp nguồn phân bón và sức kéo.
    D. Cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu.

    Câu 5: Căn cứ để phân loại cây trồng ở Việt Nam là:

    A. Theo mục đích sử dụng
    B. Theo thời gian sinh trưởng
    C. Cả A và B đều đúng
    D. Cả A và B đều sai

    Câu 6: Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành mấy nhóm?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 7: Mô tả nào sau đây là đúng với phương thức trồng ngoài trời?

    A. Kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh.
    B. Các khâu từ khi gieo trồng đến thu hoạch được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn.
    C. Là phương thức trồng trọt phổ biến
    D. Áp dụng cho cây trồng có gia trị kinh tế cao nhưng sinh trưởng khó khăn trong điều kiện tự nhiên.

    Câu 8: Các nhóm cây trồng được phân chia thành: cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm là dựa vào cách phân loại nào sau đây?

    A. Theo nguồn gốc cây trồng.
    B. Theo thời gian sinh trưởng
    C. Theo mục đích sử dụng
    D. Theo chức năng của sản phẩm.

    Câu 9: Đâu là triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam?

    A. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.
    B. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
    C. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
    D. Cả 3 đáp án trên

    Câu 10: Có bao nhiêu phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Trắc nghiệm Quy trình trồng trọt

    Câu 1: Hãy lựa chọn phương án đúng về thứ tự của các khâu làm đất trồng rau.

    A. Bừa đất → Cày đất → Lên luống
    B. Cày đất → Bừa đất → Lên luống
    C. Lên luống → Bừa đất → Cày đất
    D. Cày đất → Lên luống → Bừa đất

    Câu 2: Mục đích của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là

    A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
    B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
    C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
    D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.

    Câu 3: Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

    A. Biện pháp canh tác
    B. Biện pháp vật lí, cơ giới
    C. Biện pháp hóa học
    D. Biện pháp sinh học

    Câu 4: Có bao nhiêu bước trong quy trình trồng trọt?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 5: Ý nào sau đây mô tả đúng biện pháp sinh học?

    A. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, … để tiêu diệt sâu bệnh.
    B. Sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc, …) để phòng trừ sâu bệnh.
    C. Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh, … để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.
    D. Bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,…

    Câu 6: Đâu là thời gian của vụ hè thu?

    A. Tháng 6 – tháng 11
    B. Tháng 6 – tháng 9
    C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau
    D. Tháng 2 – tháng 5

    Câu 7: Mục đích của biện pháp tưới nước là

    A. Cung cấp nước kịp thời cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
    B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.
    C. Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm sống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
    D. Ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.

    Câu 8: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?

    A. Cây lúa
    B. Cây rau màu
    C. Cây có thân, rễ to, khỏe
    D. Cây ăn quả

    Câu 9: Đâu là thời gian của vụ đông xuân?

    A. Tháng 6 – tháng 11
    B. Tháng 6 – tháng 9
    C. Tháng 10 – tháng 1 năm sau
    D. Tháng 2 – tháng 5

    Câu 10: Thứ tự các bước trong quy trình trồng trọt là?

    A. Chăm sóc → Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Thu hoạch.
    B. Làm đất, bón lót → Gieo trồng → Chăm sóc → Thu hoạch.
    C. Gieo trồng → Làm đất, bón lót → Chăm sóc → Thu hoạch.
    D. Gieo trồng → Làm đất, bón lót → Thu hoạch → Chăm sóc.

    Trắc nghiệm Nhân giống cây trồng

    Câu 1: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường được áp dụng cho các loại cây nào?

    A. Cây ăn quả
    B. Cây ngũ cốc
    C. Cây họ đậu
    D. Cây họ cải

    Câu 2: Giâm cành là phương pháp

    A. nuôi cấy mô
    B. nhân giống vô tính
    C. nhân giống hữu tính
    D. nhân giống vô tính và hữu tính

    Câu 3: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống ghép cây?

    A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
    B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
    C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
    D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

    Câu 4: Tại sao phải cắt bớt phiến lá khi giâm cành?

    A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
    B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm
    C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm
    D. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm.

    Câu 5: Đoạn cành giâm được cắt như thế nào là đạt yêu cầu?

    A. Đoạn cành giâm phải có nhiều lá
    B. Đoạn cành giâm phải ngắn, không có chồi (mắt)
    C. Đoạn cành giâm phải có chồi (mắt), được cắt vát và tỉa bớt lá
    D. Đoạn cành giâm cắt dài và tỉa hết lá, không chồi (mắt)

    Câu 6: Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì?

    A. Tạo ra nhiều hạt giống phục vụ gieo trồng
    B. Tăng năng suất cây trồng
    C. Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống phục vụ gieo trồng
    D. Tăng vụ gieo trồng

    Câu 7: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống giâm cành?

    A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
    B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
    C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
    D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

    Câu 8: Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ trong thời gian bao lâu?

    A. 5 – 10 phút
    B. 10 – 15 phút
    C. 5 – 10 giây
    D. 15 – 20 giây

    Câu 9: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?

    A. Lai tạo giống
    B. Giâm cành
    C. Ghép mắt
    D. Chiết cành

    Câu 10: Có bao nhiêu phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 11: Mô tả nào phù hợp với phương pháp nhân giống nuôi cấy mô?

    A. Cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.
    B. Tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bó lại để hình thành rễ và tách đem trồng.
    C. Ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.
    D. Tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

    Câu 12: Bộ phận nào của cây không được sử dụng làm nguyên liệu nhân giống vô tính?

    A. Bộ phận cành cây
    B. Bộ phận nụ của cây
    C. Bộ phận lá cây
    D. Bộ phận thân cây

    Câu 13: Tại sao cần cắt vát cành giâm khi giâm cành (có nhiều đáp án)?

    A. Tăng khả năng hút nước của cành giâm.
    B. Tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm
    C. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm
    D. Tăng khả năng ra rễ của cành giâm.

    Câu 14: Em hãy sắp xếp các bước sau đây để thực hiện nhân giống bằng phương pháp giâm cành

    (1) Khu vực chăm sóc cành giâm đảm bảo được che sáng, che mưa hợp lí. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 15 – 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ra rễ nhiều và chuyển màu từ trắng sang vàng thì phải chuyển ra vườn ươm.

    (2) Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7 – 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá.

    (3) Cắm cành giảm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm.

    (4) Xử lí cành giâm bằng cách nhúng gốc cảnh giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 – 10 giây.

    (5) Chọn cành giâm. Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh.

    A. (1) – (3) – (5) – (4) – (2)
    B. (5) – (2) – (4) – (3) – (1)
    C. (1) – (4) – (5) – (2) – (3)
    D. (5) – (3) – (4) – (2) – (1)

    Trắc nghiệm Giới thiệu chung về rừng

    Câu 1: Vai trò của rừng sản xuất là?

    A. Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng
    B. Điều hòa khí hậu
    C. Cung cấp nguồn dược liệu cho con người
    D. Phục vụ nghiên cứu khoa học

    Câu 2: Vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái là?

    A. Sản xuất và cung cấp gỗ, củi đốt
    B. Lưu giữ, bảo tồn nguồn gene sinh vật
    C. Tạo việc làm và thu nhập cho người dân
    D. Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên

    Câu 3: Theo mực đích sử dụng, rừng được chia làm bao nhiêu loại?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 4: Hãy lựa chọn phương án đúng về lí do rừng được ví như lá phổi xanh của Trái Đất?

    A. Khả năng chắn gió, bão của cây rừng.
    B. Khả năng quang hợp của cây xanh hấp thụ CO2, thải ra O2, giúp điều hòa khí hậu.
    C. Khả năng cung cấp củi, gỗ cho con người.
    D. Khả năng bảo tồn và lưu giữ nguồn gene sinh vật.

    Câu 5: Đâu là rừng thuộc loại rừng phòng hộ của Việt Nam?

    A. Rừng keo ở Sơn Động, Bắc Giang
    B. Rừng thông ở Mộc Châu, Sơn La
    C. Rừng ngập mặn phòng hộ huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
    D. Vườn quốc gia Yok Don

    Câu 6: Theo mục đích sử dụng, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng loại rừng nào?

    A. Rừng đặc dụng
    B. Rừng phòng hộ
    C. Rừng sản xuất
    D. Rừng lâu năm

    Câu 7: Theo mục đích sử dụng, có loại rừng nào?

    A. Rừng đặc dụng
    B. Rừng phòng hộ
    C. Rừng sản xuất
    D. Cả 3 loại trên

    Câu 8: Đâu là vai trò của rừng đặc dụng?

    A. Bảo tồn nguồn gene sinh vật rừng
    B. Cung cấp gỗ, củi cho con người
    C. Cung cấp phương thực, thực phẩm
    D. Bảo vệ đất, chống xói mòn

    Câu 9: Có mấy loại rừng phòng hộ?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    Câu 10: Rừng là một vùng đất rộng lớn, gồm:

    A. Rất nhiều loài thực vật và các yếu tố môi trường sống.
    B. Rất nhiều loài động vật và các yếu tố môi trường sống.
    C. Rất nhiều loài sinh vật và các yếu tố môi trường sống.
    D. Rất nhiều loài thực vật, động vật, vi sinh vật và các yếu tố môi trường sống của chúng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

    ………….

    Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập cuối kì 1 Công nghệ 7

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *