Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều

Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều gồm 2 bộ, giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi học kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả như mong muốn.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều

Với những câu hỏi ôn tập học kì 1, còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD 6 Cánh diều cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương học kì 1 môn Toán, Ngữ văn 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho kì thi cuối học kì 1 sắp tới:

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều

    1. Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều – Bộ 1

    A. KIẾN THỨC

    1. Tôn trọng sự thật.

    • Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.
    • Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.
    • Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
    • Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

    2. Tự lập

    • Nêu được khái niệm tự lập.
    • Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
    • Hiểu vì sao phải tự lập.
    • Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
    • Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

    3. Tự nhận thức bản thân

    • Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.
    • Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
    • Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân (Các cách tự nhận thức bản thân).
    • Biết tôn trọng bản thân.
    • Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.

    B. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

    Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất (0.5 điểm/câu đúng)

    Câu 1: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

    A. Tôn trọng sự thật.
    B. Tiết kiệm.
    C. Sự thật.
    D. Khiêm tốn

    Câu 2: Những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là?

    A. Khiêm tốn.
    B. Sự thật.
    C. Công bằng.
    D. Liêm sỉ.

    Câu 3: Đối lập với tôn trọng sự thật là gì?

    A. Giả dối.
    B. Ỷ nại.
    C. Siêng năng.
    D. Trung thực.

    Câu 4: Đối lập với tự lập là gì?

    A. Tự tin.
    B. Ích kỉ.
    C. Tự chủ.
    D. Ỷ nại.

    Câu 5: Cá nhân tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình là biểu hiện của người có tính

    A. trung thành.
    B. trung thực.
    C. tự lập.
    D. tiết kiệm.

    2. Đề cương học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều – Bộ 2

    A. Lý thuyết ôn thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

    • Nêu được khái niệm và biểu hiện của truyền thống của gia đình, dòng họ.
    • Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

    2. Yêu thương con người

    • Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người
    • Giá trị của tình yêu thương con người

    3. Siêng năng, kiên trì

    • Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
    • Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
    • Có kế hoạch siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

    4. Tôn trọng sự thật

    • Hiểu rõ khái niệm của tôn trọng sự thật.
    • Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.
    • Vì sao phải tôn trọng sự thật?

    5. Tự lập

    • Nêu được khái niệm tự lập.
    • Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
    • Hiểu vì sao phải tự lập.
    • Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
    • Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân và người khác.
    • Hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

    6. Tự nhận thức bản thân

    • Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.
    • Nhận biết được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.
    • Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.

    B. Bài tập ôn thi học kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

    A. Có thêm kinh nghiệm.
    B. Có rất nhiều bạn bè.
    C. Có thêm tiền tiết kiệm.
    D. Không phải lo về việc làm.

    Câu 2: Truyền thống là

    A. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    B. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống của mỗi gia đình.
    C. Phong tục của từng gia đình trong dòng họ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    D. Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… chỉ truyền qua 1 thế hệ.

    Câu 3:Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

    A. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.
    B. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.
    C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
    D. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.

    Câu 4:Ý nào sau đây không đúng với ý nghĩa về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

    A. Có thêm kinh nghiệm.
    B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
    C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
    D. Không học hỏi được gì từ truyền thống gia đình.

    Câu 5: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

    A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
    B. Không phải lo về việc làm.
    C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.
    D. Có thêm tiền tiết kiệm.

    Câu 6: Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm gì?

    A. Không muốn nối tiếp truyền thống của gia đình và dòng họ.
    B. Làm những việc sai trái với gia đình, dòng họ
    C. Tự hào, biết ơn người đi trước.
    D. Không thích truyền thống của gia đình và dòng họ

    Câu 7: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

    A. Truyền thống hiếu học.
    B. Buôn thần bán thánh.
    C. Truyền thống yêu nước.
    D. Truyền thống nhân nghĩa.

    Câu 8: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây?

    A. Yêu thương con người.
    B. Giúp đỡ người khác.
    C. Thương hại người khác.
    D. Đồng cảm và thương hại.

    Câu 9: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

    A. Mọi người xa lánh.
    B. Mọi người coi thường.
    C. Người khác nể và yêu quý.
    D. Mọi người yêu quý và kính trọng.

    Câu 10: Lòng yêu thương con người:

    A. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
    B. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng.
    C. làm những điều có hại cho người khác.
    D. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.

    Câu 11: Yêu thương con người là:

    A. sự quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn.
    B. sự thương hại, đồng cảm với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
    C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ.
    D. việc làm xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.

    Câu 12: Ý nghĩa không phải của lòng yêu thương con người là

    A. góp phần xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
    B. làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
    C. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
    D. thương hại và mong nhận lại được sự trả ơn khi giúp đỡ người khác.

    Câu 13: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

    A. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
    B. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
    C. Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn
    D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

    Câu 14: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người?

    A. Làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó.
    B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
    C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác.
    D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi.

    Câu 15: Đâu là biểu hiện của lòng yêu thương con người?

    A. Chỉ cần yêu thương những người trong gia đình, dòng họ của mình.
    B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
    C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của trường và của lớp.
    D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.

    Câu 16: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?

    A. Kiên trì.
    B. Trung thực.
    C. Siêng năng.
    D. Tự giác.

    Câu 17: Biểu hiện của sự kiên trì là

    A. vừa làm vừa chơi.
    B. thường xuyên làm việc.
    C. quyết tâm làm đến cùng.
    D. tự giác làm việc.

    Câu 18: Đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người:

    A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
    B. thành công trong công việc và cuộc sống.
    C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
    D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.

    Câu 19: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người:

    A. Tin tưởng và yêu quý.
    B. Cho rằng năng lực kém.
    C. Đánh giá là kém thông minh.
    D. Tư chất chưa tốt lắm.

    Câu 20: Làm việc nhanh chán, hời hợt trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?

    A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
    B. Gặp nhiều khó khăn và khó thành công trong công việc.
    C. Trở thành người có ích cho xã hội.
    D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.

    Câu 21: Câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” nói về đức tính nào sau đây của con người?

    A. Đức tính khiêm nhường.
    B. Đức tính tiết kiệm.
    C. Đức tính trung thực.
    D. Đức tính siêng năng.

    Câu 22: Biểu hiện của học sinh siêng năng, kiên trì là:

    A. thường xuyên nghỉ học.
    B. chăm chỉ học và làm bài.
    C. chỉ làm một số bài tập
    D. gặp bài khó hay nản lòng.

    Câu 23: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về tính kiên trì, siêng năng?

    A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.
    B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
    C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.
    D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

    Câu 24: Ý kiến nào dưới đây không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

    A. M đăng kí lớp học bơi nhưng không đến tập vì thấy khó.
    B. Nếu gặp bài tập khó A cố gắng suy nghĩ để làm.
    C. Sáng nào N cũng dậy để ôn bài rất chăm chỉ.

    Câu 25: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

    A. Nếu gặp bài tập khó thì A bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
    B. L luôn làm bài tập đầy đủ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
    C. B cho rằng siêng năng cũng không giỏi được, quan trọng là thông minh.
    D. M đăng kí lớp học yoga nhưng không đến tập vì thấy rất khó.

    Câu 26: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây, không thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

    A. Năng nhặt chặt bị.
    B. Máu chảy ruột mềm.
    C. Mưu cao chẳng bằng chí dày
    D. Đi lâu, xa đâu cũng tới.

    Câu 27: Khi làm việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ

    A. nhanh chóng thành công trong cuộc sống.
    B. không thành công, gặp nhiều khó khăn.
    C. trở thành người có tiếng tăm lừng lẫy.
    D. luôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

    Câu 28: Câu tục ngữ: “Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn/ Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.” biểu hiện của đức tính nào dưới đây?

    A. Tiết kiệm.
    B. Trung thực.
    C. Siêng năng, kiên trì
    D. Khiêm tốn, trung thành.

    Câu 29: Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền” nói về nội dung nào dưới đây?

    A. Giản dị, cần cù.
    B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
    C. Tôn trọng sự thật.
    D. Khiêm tốn, giản đơn.

    Câu 30: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

    A. Tôn trọng sự thật góp phần bảo vệ cho lẽ phải, tránh oan sai, nhầm lẫn.
    B. Tôn trọng sự thật giúp mọi người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn.
    C. Người tôn trọng sự thật luôn phải chịu thiệt thòi và có thể bị trả thù.
    D. Tôn trọng sự thật giúp tâm hồn thanh thản, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

    Câu 31: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì?

    A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai.
    B. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.
    C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
    D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.

    Câu 32: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

    A. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình.
    B. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích.
    C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
    D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

    Câu 33: Trong giờ kiểm tra em phát hiện bạn A đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

    A. Coi như không biết, không phải việc của mình.
    B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
    C. Nói với bạn cho mình xem cùng.
    D. Khuyên bạn không được làm như vậy.

    Câu 34: Bạn C và bạn A chơi rất thân với nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

    A. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
    B. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
    C. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.
    D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.

    Câu 35: Phát hiện bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?

    A. Khuyên bạn không nên làm như vậy.
    B. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
    C. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.
    D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.

    Câu 36: Bạn H trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn H thể hiện bạn là người

    A. thích thể hiện bản thân.
    B. có đức tính tiết kiệm.
    C. rất tốt, sống thật thà.
    D. giản dị, không đua đòi.

    Câu 37: Câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng” ý nói người nào đó luôn sống:

    A. giản dị, cần cù.
    B. tiết kiệm, khiêm tốn.
    C. tôn trọng sự thật.
    D. khiêm tốn, siêng năng

    Câu 38: Biểu hiện nào dưới đây trái với biểu hiện tính tự lập?

    A. tự tin, tự làm lấy việc của mình.
    B. sự tự tin và bản lĩnh cá nhân của người đó.
    C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
    D. có ý chí phấn đấu, kiên trì trong công việc.

    Câu 39: Biểu hiện của tự lập là gì?

    A. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc
    B. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.
    C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra.
    D. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

    Câu 40: Câu tục ngữ: “Có trời cũng phải có ta” nói đến điều gì?

    A. Đoàn kết.
    B. Trung thực.
    C. Tự lập.
    D. Tiết kiệm.

    Câu 41: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

    A. Làm những việc vừa sức với mình.
    B. Trông chờ vào may rủi.
    C. Nhờ sự hướng dẫn của bạn bè khi gặp khó khăn.
    D. Sống biệt lập, chỉ biết đến mình.

    Câu 42: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

    A. Đoàn kết.
    B. Tự lập.
    C. Trung thực.
    D. Tiết kiệm.

    Câu 43: Hành động nào dưới đây là biểu hiện của đức tính tự lập?

    A. H đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị giúp mình.
    B. L luôn tự dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
    C. Gặp bài toán khó, V giở ngay phần hướng dẫn giải ra chép mà không chịu suy nghĩ.
    D. Làm việc nhóm nhưng T không tự giác mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

    Câu 44: Hành động thể hiện tính tự lập là:

    A. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
    B. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.
    C. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
    D. tích cực phát biểu xây dựng bài trong lớp.

    Câu 45: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

    A. Tính tự lập giúp thành công trong cuộc sống và được sự tôn trọng của mọi người.
    B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
    C. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo
    D. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn

    Câu 46: Hành động thể hiện tính tự lập là

    A. nhà có điều kiện thì không cần học nhiều.
    B. chỉ học bài cũ khi bị cô giáo nhắc nhở.
    C. tự thức dậy tập thể dục vào buổi sáng.
    D. khi mẹ nhắc nhở mới giặt quần áo, nấu cơm.

    Câu 47: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tính tự lập?

    A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
    B. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những gười tin cậy khi khó khăn.
    C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.
    D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.

    Câu 48: Dựa vào yếu tố nào dưới đây không giúp chúng ta nhận thức đúng về bản thân?

    A. Vào thái độ, hành vi, kết quả trong từng hành động, tình huống cụ thể.
    B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
    C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
    D. Luôn cho rằng hành động và việc làm của mình luôn đúng.

    Câu 49: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

    A. Nhận thấy mình giỏi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.
    B. Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
    C. Bản thân mình tự ý thức không cần phải để ý người khác nói về mình.
    D. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình

    Câu 50: Đây là một trong những việc chúng ta cần làm để nhận thức đúng về bản thân?

    A. Không cần phải quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
    B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
    C. Sống nội tâm, không cần phải chia sẻ những cảm nhận của mình đối với người khác.
    D. Khi thấy mình hoàn hảo rồi thì không cần phải rèn luyện hay học hỏi gì thêm nữa.

    Câu 51: Việc làm nào sau đây không nên làm để tự nhận thức bản thân?

    A. Thân thiện, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện phát triển bản thân.
    B. Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong hành động, tình huống cụ thể.
    C. So sánh nhận xét của người khác về mình với tự đánh giá của mình.
    D. Xem bói để tìm hiểu đặc điểm của bản thân.

    Câu 52: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

    A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
    B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
    C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
    D. Luôn tự trách bản thân, ngay cả khi không có khuyết điểm.

    Câu 53: Nội dung nào dưới đây không nói về việc tự nhận thức?

    A. Em thích học môn Văn nhất.
    B. Bố mẹ là người em yêu quý nhất.
    C. Em còn thiếu kiên trì trong học tập.
    D. Không cần phải tự đánh giá về bản thân.

    Câu 54: Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một

    A. giá trị sống cơ bản.
    B. điều tất yếu của con người.
    C. kĩ năng sống cơ bản.
    D. năng lực của cá nhân.

    Câu 55: Hành vi nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

    A. H chấp nhận tất cả những điều mà người khác nói về mình.
    B. T lấy giấy liệt kê điểm mạnh, điểm yếu để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
    C. A rất thích múa và nhờ mẹ đăng kí cho mình lớp học múa trên huyện.
    D. B thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.

    Câu 56: Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về

    A. đặc điểm riêng của mình.
    B. kĩ năng riêng của mình.
    C. mặt tốt của bản thân.
    D. sở thích thói quen của bản thân.

    Câu 57: Việc đánh giá thấp bản thân mình sẽ làm cho nhiều người trở nên

    A. tự cao, tự đại.
    B. tự ti và mặc cảm.
    C. thẹn thùng, e lệ.
    D. khiêm tốn, nhường nhịn.

    Câu 58: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

    A. Ghi lại suy nghĩ, hành động mỗi ngày để rút kinh nghiệm cho bản thân.
    B. Liệt kê điểm mạnh, điểm yếu của mình để đặt ra mục tiêu trong rèn luyện.
    C. Thuyết phục bạn bè, người thân chia sẻ những điều họ nghĩ về mình.
    D. Tự trách bản thân về những nhược điểm của mình mà không tìm cách khắc phục

    Câu 59: Hành vi nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

    A. B thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến những điều các bạn góp ý.
    B. A tham gia lớp học múa vì mẹ, chứ không phải do mình thích.
    C. L không bao giờ hỏi cô giáo về bài học mình băn khoăn.
    D. T luôn cởi mở, biết lắng nghe người khác góp ý kiến cho mình.

    Câu 60: Tự nhận thức về bản thân là một kĩ năng sống rất

    A. cốt lõi của con người.
    B. cơ bản của con người.
    C. hàng đầu của con người.
    D. quan trọng của con người.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *