Đề cương học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu không thể thiếu dành cho các bạn học sinh chuẩn bị bước vào kì thi cuối kì 1 lớp 7.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều
Đề cương cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bao gồm lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Qua đó giúp các bạn làm quen củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Bên cạnh đề cương học kì 1 KHTN 7 các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều, đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều.
Đề cương học kì 1 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều năm 2023 – 2024
PHÒNG GD&ĐT……….. TRƯỜNG THCS…………. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024 MÔN KHTN 7 CÁNH DIỀU |
I. Lý thuyết ôn thi học kì 1 môn KHTN 7
Chủ đề 1: Nguyên tử. Nguyên tố hóa học
Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất.
Nguyên tử được coi như một quả cầu, cấu tạo gồm
- hạt nhân nguyên tử: gồm proton (kí hiệu: p; mỗi proton mang điện tích +1) và neutron (kí hiệu: n; không mang điện).
- vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiểu electron chuyển động xung quanh hạt nhân (kí hiệu: e; mỗi hạt electron mang điện tích -1.)
– Điện tích hạt nhân nguyên tử = tổng điện tích các proton.
– Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron ⇒ Nguyên tử trung hòa về điện
– Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo:
- Electron chuyển động trên những quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân.
- Electron phân bố trên các lớp electron theo chiều từ gần hạt nhân ra ngoài.
- Số electron tối đa trên mỗi lớp được xác định, như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron,…
– Đơn vị đo khối lượng nguyên tử: amu (atomic mass unit) 1 amu = 1,6605. 10 − 24 g.
– Khối lượng của một nguyên tử = khối lượng của proton + khối lượng của neutron + khối lượng của electron ≈ khối lượng của proton + khối lượng của neutron ( do do khối lượng của electron rất nhỏ)
– Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. Nguyên tố hóa học đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố đều có chung tính chất hóa học.
– Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên riêng. Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
Chủ đề 2: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
– Các nguyên tố hóa học được xếp theo quy luật trong một bảng, gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn).
+ Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
+ Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
+ Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau.
– Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố cho biết:
- Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron = số thứ tự của nguyên tố
- Kí hiệu hóa học
- Tên nguyên tố
- Khối lượng nguyên tử,…
- Chu kì:
- Các nguyên tố thuộc cùng nguyên tử có cùng số lớp electron và được sắp xếp thành hàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- STT của chu kì = số lớp e của nguyên tố
- Bảng tuần hoàn có 7 chu kì (3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn)
- Nhóm:
-
Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Bảng tuần hoàn gồm 18 cột (8 cột là nhóm A: từ IA đến VIIIA và 10 cột nhóm B: từ IB đến VIIIB)
- Số thứ tự của nhóm A = số electron lớp ngoài cùng.
– Các nguyên tố kim loại: (chiếm hơn 80% trong bảng tuần hoàn), nằm bên góc trái và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn. Các nguyên tố phi kim: nằm phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn. Trong đó, các phi kim hoạt động mạnh nằm ở phía trên. Các nguyên tố khí hiếm: Là nguyên tố nằm trong nhóm VIIIA.
………………
II. Trắc nghiệm ôn thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 7
Câu 1. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt là
A. proton, neutron và electron.
B. proton và neutron.
C. electron và proton.
D. electron và neutron.
Câu 2. Nguyên tử silicon có 14 electron. Số lớp electron của nguyên tử silicon là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Kí hiệu Na chỉ nguyên tố nào sau đây?
A. Potassium.
B. Sodium.
C. Magnesium.
D. Neon.
Câu 4. Cho các chất sau: ammonia, hydrogen chloride, sodium, mercury. Số đơn chất là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5. Khi tạo thành liên kết trong phân tử NaCl, nguyên tử Cl có xu hướng
A. nhận 1 electron.
B. nhường 1 electron.
C. góp chung 1 electron.
D. nhường 7 electron.
Câu 6. Cho mô hình phân tử N2 như sau:
Số cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử nitrogen là
A. 6.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là
A. III.
B. II.
C. I.
D. IV.
Câu 8. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N hóa trị V và O là
A. NO.
B. NO2.
C. N2O3.
D. N2O5.
Câu 9. Dựa vào bảng bên, hãy cho biết người chạy nhanh nhất là:
Họ và tên |
Quãng đường |
Thời gian |
Nguyễn Anh |
200 m |
20 |
Lê Hòa |
200 m |
20,32 |
Phạm Giang |
200 m |
19,86 |
Trần Tùng |
200 m |
19,98 |
A. Nguyễn Anh.
B. Lê Hòa.
C. Phạm Giang.
D. Trần Tùng.
Câu 10. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?
A. Cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.
B. Cho phép các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h.
C. Các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối thiểu 40 km/h.
D. Cho các phương tiện ưu tiên được chạy với tốc độ 40 km/h.
Câu 11. Khi đánh đàn, âm thanh phát ra được khi nào?
A. Ngay khi cầm đàn.
B. Khi dây đàn dao động.
C. Khi đánh vào hộp đàn.
D. Khi dây đàn được chỉnh căng.
Câu 12. Hạ âm là âm có tần số
A. trên 20000 Hz.
B. dưới 20000 Hz
C. trên 20 Hz.
D. dưới 20 Hz.
Câu 13: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
B. Âm thanh nào cũng có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.
C. Nơi nào có tiếng ồn to kéo dài thì nơi đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
D. Cần có các biện pháp làm giảm tiếng ồn ở nơi bị ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 14. Dựa vào đặc điểm nào ta nhận biết được bóng nửa tối?
A. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu trắng.
B. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu xám.
C. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu đen.
D. Bóng nửa tối ở phía sau vật cản và có màu vàng.
Câu 15. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng?
A. Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo.
B. Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật.
C. Ảnh tạo bởi gương phẳng cùng chiều với vật.
D. Cả A, B, C.
Câu 16. Xác định ảnh của điểm tạo bởi gương phẳng bằng cách?
A. Vẽ ảnh của điểm đối xứng qua gương phẳng.
B. Kéo dài các tia phản xạ cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm.
C. Cả A và B.
D. Kéo dài các tia tới cắt tại đâu tại đó là ảnh của điểm.
Câu 17. Kí hiệu hóa học của nguyên tố carbon là
A. Ca.
B. C.
C. Cu.
D. Cs.
Câu 18 Nguyên tố X có số thứ tự 14 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
A. Chu kì 1.
B. Chu kì 2.
C. Chu kì 3.
D. Chu kì 4.
Câu 19. Trong các chất sau: khí ammonia; ethanol; khí nitrogen; khí carbon dioxide. Đơn chất là
A. khí ammonia.
B. ethanol.
C. khí carbon dioxide.
D. khí nitrogen.
Câu 20. Liên kết được hình thành trong phân tử carbon dioxide là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết ion.
C. liên kết hydrogen.
D. liên kết kim loại.
Câu 21. Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông đường bộ?
A. Do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn.
B. Chở hàng quá trọng tải của phương tiện.
C. Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 22. Âm phản xạ là gì?
A. Là âm dội lại khi gặp gương phẳng.
B. Là âm dội lại khi gặp vật cản.
C. Là âm tới gặp vật cản.
D. Là âm tới gặp gương phẳng.
Câu 23 Bề mặt vật nào phản xạ âm tốt?
A. Tấm gỗ.
B. Tấm kính.
C. Tấm vải.
D. Miếng xốp.
Câu 24. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng tạo ra ảnh của vật.
B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng không tạo ra ảnh của vật.
C. Hiện tượng phản xạ khuếch tán tạo ra ảnh của vật.
D. Cả B và C đúng.
Câu 25: Trao đổi chất ở sinh vật là
A. sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
B. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật đảm bảo duy trì sự sống.
C. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Câu 26. Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Hydrogen.
B. Oxygen.
C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide.
Câu 27. Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây?
A. Khuếch tán.
B. Thẩm thấu.
C. Bán thấm.
D. Đối lưu.
Câu 28. Nhóm yếu tố nào sau đây chứa các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?
A. Nhiệt độ, độ ẩm và nước, ánh sáng.
B. Nhiệt độ, hàm lượng oxygen, ánh sáng, độ pH.
C. Nhiệt độ, độ ẩm và nước, hàm lượng oxygen, hàm lượng carbon dioxide.
D. Hàm lượng oxygen, hàm lượng carbon dioxide, ánh sáng.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp tế bào?
A. Quá trình hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào.
B. Đó là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. Tốc độ hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
D. Đó là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào.
Câu 30. Hình thức cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. Thường diễn ra chậm, dễ nhận thấy.
C. Thường diễn ra nhanh, khó nhận thấy.
D. Thường diễn ra chậm, khó nhận thấy.
Câu 31 Vì sao hiệu quả quang hợp của cây trồng tại các khu công nghiệp thường bị giảm đi?
A. Vì ánh sáng tại các khu công nghiệp quá cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.
B. Vì nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.
C. Vì nhiệt độ tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.
D. Vì ánh sáng khí carbon dioxide tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.
Câu 32. Vì sao có tên gọi là cây hoa mười giờ?
A. Vì cây hoa mười thường hô hấp vào lúc 10 giờ.
B. Vì cây hoa mười giờ thường nở vào lúc 10 giờ.
C. Vì cây hoa mười thường thoát hơi nước vào lúc 10 giờ.
D. Vì cây hoa mười thường quang hợp vào lúc 10 giờ.
III. Câu hỏi tự luận ôn thi học kì 1 KHTN 7
Bài 1 Nguyên tố aluminium (Al) có 13 electron trong nguyên tử. Xác định vị trí của Al trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Bài 2 Hợp chất X có công thức FexOy, trong đó O chiếm 30% theo khối lượng. Biết khối lượng phân tử X là 160 amu.
a. Xác định công thức hóa học của hợp chất X.
b. Dựa vào công thức hóa học của hợp chất X em có thể xác định được các thông tin gì về X?
Bài 3
a. Dựa vào đồ thị dưới đây và tính tốc độ của vật chuyển động trong khoảng thời gian đi 30 giây cuối cùng?
b. Để đo độ sâu của biển người ta dùng sóng siêu âm. Thời gian khi phát ra âm đến khi nhận được âm phản xạ là 5 giây. Tính độ sâu của biển? Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s.
c. Một người vũ công tập nhảy trước một gương phẳng. Hỏi nếu người đó di chuyển ra xa gương một khoảng 1,2 m thì ảnh của người đó cách người đó một khoảng bao nhiêu?
Bài 4
Cho mô hình nguyên tử sodium như sau:
Xác định các thông tin sau về nguyên tố sodium: số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng.
Cho biết vị trí (ô, chu kì, nhóm) của sodium trong bảng tuần hoàn.
Bài 5 Một hợp chất có công thức NxOy, trong đó O chiếm 36,36%. Khối lượng phân tử của hợp chất là 44 amu.
Xác định công thức hóa học của hợp chất.
Xác định hóa trị của N trong hợp chất vừa tìm được ở ý (a).
Bài 6
a. Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2 km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1,2 m/s thì thời gian Nam đi từ nhà tới công viên là bao nhiêu?
b. Em phải đứng cách xa một vách núi một khoảng bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340 m/s.
c. Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là bao nhiêu?
Bài 7.Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sắt (iron) có hóa trị III và oxygen.
Bài 8: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Bài 9: Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật.
Bài 10
a. Tại sao khi trồng cây đậu cô ve leo, đậu đũa,… người ta cần làm giàn?
Hoàn thành bảng sau:
Ví dụ về tập tính |
Ý nghĩa đối với động vật |
Chim yến làm tổ, ấp trứng. |
|
Hổ thực hiện nhiều hoạt động như rình, rượt và vồ mồi để săn mồi. |
|
Ong có tập tính sống thành đàn. Trong một đàn ong, có sự phân công về chức năng thành ong chúa, ong đực và ong thợ. |
|
Sư tử dùng nước tiểu để đánh dấu. Khi có những kẻ xâm phạm xuất hiện, chúng sẽ chiến đấu một cách quyết liệt. |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều