Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới những dạng câu hỏi ôn tập trọng tâm trong chương trình học kì 1, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 4 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Khoa học 4 KNTT. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề cương học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bản đồ là gì?

A. Danh sách các từ vựng liên quan đến địa lý
B. Bảng biểu hiện thông tin về các sự kiện lịch sử
C. Hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hay một khu vực theo một tỉ lệ nhất định
D. Quyển sách giới thiệu về địa lý

Câu 2: Lược đồ là gì?

A. Hình vẽ thu nhỏ của toàn bộ bề mặt Trái Đất hay một khu vực theo một tỉ lệ nhất định
B. Hình vẽ thu nhỏ của một khu vực theo một tỉ lệ nhất định, có nội dung giản lược hơn bản đồ.
C. Hình vẽ sơ lược mô tả một sự vật hay một hiện tượng, quá trình
D. Tác phẩm thể hiện nhân vật, sự kiện hoặc những nội dung khác.

Câu 3: Khai thác khoáng sản là gì?

A. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản
B. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ
C. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản
D. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan

Câu 4: Theo em biết, thương mại là gì?

A. Thương mại trong tiếng Anh có nghĩa là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ
B. Thương mại là Trade
C. Thương mại là hoạt động buôn bán bình thường
D. Thương mại là hoạt động buôn bán ngoài chợ

Câu 5: Những hoạt động giúp em bảo vệ môi trường ở địa phương em:

A. Nếu tiện có thể xả rác xuống hồ
B. Không cần nhặt rác khi thấy rác trên đường
C. Có thể xả rác tùy tiện
D. Không xả rác bừa bãi, không xả rác xuống ao, hồ, sông, suối, tuyên truyền cho mọi người về việc bảo vệ môi trường

Câu 6: Văn hóa là gì?

A. Những gì có mặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta
B. Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người tạo dựng cùng với bề dài lịch sử dân tộc, văn hóa là một khái niệm rộng, liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của mỗi con người
C. Là những gì mà con người chúng ta trải qua
D. Là những điều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta

Câu 7: Danh nhân là gì?

A. Là người được xứng danh
B. Người có danh tiếng và được xã hội công nhận
C. Người không có danh tiếng
D. Là người có danh phận

Câu 8: Lễ hội Gầu tào là lễ hội truyền thống của dân tộc?

A. Kinh
B. Tày
C. Mường
D. Mông

Câu 9: Đỉnh Phan-xi-păng nằm trên dãy:

A. Cánh cung Sông Gâm
B. Trường Sơn
C. Hoàng Liên Sơn
D. Cánh cung Ngân Sơn

Câu 10: Đồng bằng lớn nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là:

A. Đồng bằng Trung Bộ
B. Đồng bằng Duyên Hải miền Trung
C. Đồng bằng Nam Bộ
D. Không có đồng bằng nào

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Nếu đi du lịch ở thị xã Sa pa, em sẽ chọn đi vào mùa nào trong năm? Vì sao?

Trả lời: (Gợi ý)

– Em sẽ chọn đi vào mùa hè.

– Vì Nếu khoảng thời gian này khắp các nơi ở Việt Nam đều nắng nóng gay gắt thì Ở Sa Pa lại vô cùng mát mẻ và dễ chịu với khí hậu ôn đới hài hòa, tuy nhiên sẽ dễ có mưa. Lên Sapa mùa hạ để có thể ngắm những thửa ruộng bậc thang xanh mướt bắt đầu vào mùa hay những ruộng rau cải tươi xanh một màu. Khoảng thời gian này, Sa Pa cũng dần chuyển mình từ màu sắc tươi tắn, hồng rực của hoa đào, hoa hồng, hoa mận… sang màu xanh rì, tươi mát của rau quả và lúa non. Lựa chọn lên Sapa vào thời điểm này cũng là một ý tưởng hợp lý.

Câu 2: Em hãy kể tên một số phong tục, tập quán của người Việt cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.

Trả lời:

– Một số phong tục, tập quán của người Việt cổ còn được lưu giữ đến ngày nay:

+ Ăn trầu cau và sử dụng trầu cau trong các ngày lễ, tết hay các dịp trọng đại (cưới hỏi, tang ma…)

+ Thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc và những người có công với cộng đồng.

+ Thờ các vị thần tự nhiên như: thần Núi, thần Sông,…

+ Làm bánh chưng, bánh giầy vào các dịp lễ, tết,…

+ Tổ chức nhiều lễ hội.

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *