Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức bao gồm 9 trang tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm trọng tâm kèm theo đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí lớp 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức.
Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024
I. Giới hạn nội dung ôn thi học kì 1 lớp 7
– Lịch sử: Ôn tập từ bài 1 đến bài 10
– Địa lí: Từ bài 1 đến bài 9
II. Một số câu hỏi ôn tập cuối kì 1 lớp 7
A. Phân môn Địa lí
Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ châu Âu
Trắc nghiệm
Bài 1: vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ châu Âu
* Nhận biết
Câu 1: Lãnh thổ châu Âu kéo dài
A. Từ khoảng 36°B đến 71°B.
B. Từ khoảng 36°N đến 71°N.
C. Từ khoảng 36’20B đến 34°51’B.
D. Từ vòng cực Bắc đến xích đạo.
Câu 2: Châu Âu là một bộ phận của lục địa Á-Âu, diện tích khoảng
A. 10 triệu km 2.
B. 11 triệu km 2.
C. 11,5 triệu km 2.
D. 12 triệu km 2.
Câu 3: Châu Âu được ngăn cách với châu Á bởi đãy núi
A. Cac-pat.
B. U-ran.
C. An-pơ.
D. Hi-ma-lay-a.
Câu 4: Khu vực địa hình nào chiếm diện tích chủ yếu ở châu Âu?
A. Đồng bằng
B. Miền núi
C. Núi già
D. Núi trẻ
Câu 5: Khí hậu châu Âu phân hóa thành bao nhiêu đới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Đới khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là
A. Cực và cận cực.
B. Ôn đới.
C. Cận nhiệt.
D. Nhiệt đới.
Câu 7: Sông dài nhất châu Âu là
A. Von-ga.
B. Đa-nuýp.
C. Rai-nơ.
D. En-bơ (Elbe).
* Thông hiểu
Câu 8: Tại sao ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng?
A. Do càng đi sâu vào trong nội địa càng xa biển
B. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới càng giảm, lượng mưa càng giảm đi và nhiệt độ càng tăng cao.
C. Cả hai đáp án trên đều sai
D. Cả hai đáp án trên đều đúng
Câu 9: Nhận định nào sau đây đúng Châu Âu?
A. Châu Âu Có diện tích nhỏ thứ ba thế giới.
B. Châu Âu có diện tích lớn thứ hai thế giới.
C. Châu Âu Có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Đại Dương.
D. Châu Âu có diện tích nhỏ, chỉ lớn hơn châu Nam Cực.
Câu 10: Giải thích vì sao ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông?
A. Ảnh hưởng của dòng biển nóng.
B. Ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
C. Ảnh hưởng bởi địa hình chắn gió.
D. Ảnh hưởng bởi vị trí gần cực, cận cực.
Câu 11: Các khu vực có khí hậu ôn đới hải dương là
A. Trung tâm lục địa và khu vực dãy U-ran.
B. Các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía bắc châu lục.
C. Ra phía tây bán đảo Xcan-đi-na-vi và Tây Âu.
D. Ba bán đảo ở khu vực Nam Âu.
Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu
* Nhận biết
Câu 11: Năm 2019, số dân châu Âu ( bao gồm số dân của Liên bang Nga thuộc phần châu Á) là:
A. 747,1 triệu người.
B. 748,6 triệu người.
C. 749,6 triệu người.
D. 750,6 triệu người.
Câu 12: Một trong những biểu hiện cơ cấu dân số già của châu Âu là
A. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 14 cao.
B. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 cao và tăng.
C. Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 14 tăng nhanh.
. Tỉ lệ nhóm tuổi trên 65 giảm mạnh.
Câu 13: Già hoá dân số đang làm cho châu Âu
A. Thiếu hụt lực lượng lao động.
B. Khó khăn trong việc giải quyết việc làm.
C. Dư thừa nhiều lực lượng lao động.
D. Khó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 14: Năm 2019, châu Âu có tỉ lệ nhập học các cấp trong tổng số dân là
A. Dưới 73%.
B. Trên 93 %.
C. Dưới 63 %.
D. Trên 83 %.
Câu 15: Từ giữa thể kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số người di cư quốc tế
A. Lớn thứ hai thể giới.
B. Lớn nhất thế giới.
C. Lớn thứ tư thế giới.
D. Lớn thứ ba thế giới.
Câu 16: Năm 2020, các nước có tỉ lệ dân đô thị từ 90% trở lên là
A. Na Uy, Thuy Điển, Phần Lan.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. Ai-xơ-len, Bỉ, Hà Lan.
D. Phần Lan, Thuy Sỹ, l-ta-li-a.
Câu 17: Năm 2020, các đô thị nào trong các đô thị dưới đây ở châu Âu có số dân từ10 triệu người trở lên?
A. Xanh Pê-téc-bua, Ma-đirít.
B. Mát-xcơ-va, Pa-ri.
C. Bác-lin, Viên.
D. Rô-ma, A-ten.
* Thông hiểu:
Câu 18: Ý nào sau đây đúng với cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu?
A. Tỉ số giới nam nhiều hơn giới nữ.
B. Cơ cầu giới tính cân bằng giữa nam và nữ
C. Tỉ số giới nữ nhiều hơn giới nam.
D. Chênh lệch rất lớn trong cơ cầu giới tính.
Câu 19: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hoá ở châu Âu?
A. Đô thị hoá diễn ra sớm.
B. Mức độ đô thị hoá cao.
C. Đô thị hoá đang mở rộng
D. Đô thị hoá không gắn với công nghiệp hoá.
………….
B. Phân môn Lịch sử
*Tự luận
Câu 1: Hãy cho biết những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu?
Câu 2: Sau khi tràn vào lãnh thổ La Mã, người Giéc – Man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến xã hội Tây Âu?
Câu 3: Em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?Mối quan hệ của các giai cấp đó?
Câu 4: Em hiểu thế nào là Lãnh địa phong kiến? trình bày những đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu?
Câu 5: Em hãy cho biết đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa là gì? Nêu nhận xét của em về nền kinh tế đó?
Câu 6: Trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến? Mối quan hệ đó sẽ dẫn tới hệ quả gì?
Câu hỏi 7. Nêu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới? Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 8: Nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới?
*Trắc nghiệm
Câu 1: Năm 476, đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu
bắt đầu.
B. Chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. Chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. Thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Câu 2: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Quý tộc người Rô-ma.
B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 4: Nguyên nhân hình thành các thành thị trung đại ở châu âu?
A. Sản xuất bị đình trệ.
B. Các lãnh chúa cho xây dựng các thành thị trung đại.
C. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
D. Nghề thủ công phát triển nảy sinh nhu cầu trao đổi buôn bán.
Câu 5: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. Thành thị trung đại.
B. Lãnh địa phong kiến.
C. Pháo đài quân sự.
D. Nhà thờ giáo hội.
Câu 6: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu cho đến thế kỉ IX là
A. Trang trại.
B. Lãnh địa.
C. Phường hội.
D. Thành thị.
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A.Trong lãnh địa, hoạt động trao đổi, buôn bán diễn ra tấp nập.
B. Là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Trong lãnh địa, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D. Nông nô là lực lượng lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, toà án riêng,…
C. Trong lãnh địa có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hàng hoá với bên ngoài lãnh địa.
Câu 9: Các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào?
A. Đường bộ.
B. Đường biển.
C. Đường hàng không.
D. Đường sông.
Câu 10: Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý?
A. Mĩ, Anh
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
C. Ý, Bồ Đào Nha
D. Anh, Pháp
Câu 12: Hướng đi của C. Cô-lôm-bô có điểm gì khác so với các nhà phát kiến địa lí khác?
A. Đi sang hướng đông.
B. Đi về phía tây.
C. Đi xuống hướng nam.
D. Ngược lên hướng bắc.
Câu 13: Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là
A. B. Đi-a-xơ.
B. C. Cô-lôm-bô.
C. V. Ga-ma.
D. Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 14: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Tăng lữ, quý tộc.
B. Nông dân, quý tộc.
C. Thương nhân, quý tộc.
D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc
Câu 15: Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho những tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Quý tộc và công nhân làm thuê.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.
C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.
D. Quý tộc và thương nhân.
Câu 16: Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là
A. B. Đi-a-xơ. B.
C. Cô-lôm-bô.
C. V. Ga-ma.
D. Ph. Ma-gien-lăng.
Câu 17: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành với những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông nô
B. Địa chủ và nông dân tá điền
C. Tư sản và vô sản
D. Quý tộc và công nhân
Câu 18: Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến là
A. Cách mạng tri thức sau phát kiến địa lí.
B. Phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu.
C. Các cuộc chiến tranh nông dân ở Tây Âu.
D. Trào lưu “Triết học Ánh sáng” của Pháp.
Câu 19: Trong các thế kỉ XIV – XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 20: “Quê hương” của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. Pháp.
B. Anh.
C. l-ta-li-a.
D. Đức.
Câu 21: Phong trào Văn hóa Phục hưng được khởi nguồn từ quốc gia nào?
A. Đức.
B. Thụy Sĩ.
C. Italia.
D. Pháp.
Câu 22: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là
A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc.
B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
C. Đề cao giáo lí của Giáo hội nhà thờ Thiên Chúa giáo.
D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại.
Câu 23: Cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu là
A. Chiến tranh nông dân Đức.
B. Chiến tranh nông dân Áo.
C. Chiến tranh nông dân Thụy Sĩ.
D. Chiến tranh nông dân Pháp.
Câu 24: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là
A. “Những người vĩ đại”.
B. “Những nhà khai sáng”.
C. “Những người xuất chúng”.
D. “Những người khổng lồ”.
Câu 25: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Câu 26: Phong trào Văn hóa Phục hưng diễn ra đầu tiên ở thành phố nào?
A. Thành phố Phờ-lo-ren (Italia).
B. Thành phố Luân Đôn (Anh).
C. Thành phố Pa-ri (Pháp).
D. Thành phố Am-xtéc-đam (Hà Lan).
Câu 27: Một trong những danh họa nổi tiếng thời Phục hưng là
A. Sếch-xpia.
B. Ga-li-lê.
C. Xéc-van-téc.
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Câu 28: Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á dưới triều đại
A. Nhà Hán.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Nguyên.
D. Nhà Thanh.
Câu 29: Dưới thời Đường, tình hình nông nghiệp của Trung Quốc như thế nào?
A. Phát triển mạnh mẽ.
B. Sa sút, thường xuyên mất mùa.
C. Không có gì thay đổi so với trước đó.
D. Kém phát triển, nạn đói xảy ra thường xuyên.
Câu 30: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường, được gọi là chế độ
A. Công điền.
B. Tịch điển.
C. Quân điền.
D. Doanh điền.
Câu 31: Vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc là
A. Minh.
B. Nguyên.
C. Mãn Thanh.
D. Tống.
………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương