Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều bao gồm một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo đề thi minh họa có đáp án giải chi tiết.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều tổng họp những kiến thức trọng điểm của môn học. Đây chính là vật bất ly thân của học sinh trong khoảng thời gian ôn thi, là tài liệu cực kỳ hữu hiệu để sinh viên ôn lại kiến thức trước khi thi học kỳ. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Lịch sử – Địa lí 8 sách Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 8 sách Cánh diều.
Đề cương học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều (Có đáp án)
I. Một số câu hỏi ôn tập
TRƯỜNG THCS ……… Tổ Văn- Sử |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 8 |
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì sao Đông Nam Á trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
A. Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng
B. Giàu tài nguyên khoáng sản
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 2: Trong các thế kỉ XVI – XIX, thực dân phương Tây xâm nhập bằng cách thức và thủ đoạn nào?
A. Ngoại giao, buôn bán
B. Truyền giáo
C. Khống chế chính trị ép kí hiệp ước và dùng vũ lực thôn tính
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Thực dân Anh bắt đầu chiếm Miến Điện khi nào?
A. Từ thế kỉ XVI
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Đầu thế kỉ XX
D. Giữa thế kỉ XX
Câu 4: Những nước nào xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a vào thế kỉ XVI?
A. Bồ Đào Nha
B. Hà Lan
C. Tây Ban Nha, Anh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 5: Đâu là nét nổi bật về chính trị ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?
A. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào chính quyền.
B. Bộ máy ở trung ương và cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân điều hành.
C. Chính quyền và tầng lớp trên ở các nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm tay sai cho thực dân.
D. Cả B và C.
Câu 6: Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên phần lớn các đảo của Phi-lip-pin vào thời gian nào?
A. Thập niên 70 của thế kỉ XVI
B. Thập niên 60 của thế kỉ XVI
C. Thập niên 50 của thế kỉ XVI
D. Thập niên 40 của thế kỉ XVI
Câu 7: Chính sách cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á đã khiến mâu thuẫn nào phát triển gay gắt?
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với quan lại
C. Mâu thuẫn giữa địa chủ và nô lệ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu sự xung đột Nam – Bắc triều chấm dứt?
A. Nam triều chiếm được Huế
B. Nam triều chiến được Thăng Long
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 9: Nhận thấy sự bất lực của nhà Lê, năm 1527, Mạc Đăng Dung đã:
A. Đưa quân di dẹp loạn, đảm bảo sự yên bình cho triều đình
B. Ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc
C. Thay vua Lê nhiếp chính
D. Về quê quy ẩn
Câu 10: Hệ quả tiêu cực của các cuộc xung đột Xung đột Nam – Bắc triều, xung đột Trịnh – Nguyễn là?
A. Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm nghiêm trọng
B. Hình thành cục diện “một cung vua – hai phủ chúa”
C. Kinh tế đất nước bị tàn phá; hàng vạn dân thường bị xô đẩy vào vòng khói lửa.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Đâu là kết quả của chiến tranh Nam – Bắc triều?
A. Bắc triều chiếm được vùng đất phía nam, nhà Lê phải chạy sang Campuchia.
B. Nam triều thâu tóm được Lan-xang, Chân Lạp, phối hợp tấn công ra bắc, chấm dứt triều đại của nhà Mạc.
C. Nam triều chiếm được Thăng Long (Đông Kinh), nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng, chiến tranh kết thúc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Năm 1545 có sự kiện gì?
A. Nguyễn Hoàng chết, thế lực của Nguyễn Kim ngày càng lớn mạnh.
B. Nguyễn Kim chết, thế lực của Nguyễn Hoàng ngày càng lớn mạnh.
C. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
D. Trịnh Kiểm chết, con rể là Nguyễn Hoàng lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.
Câu 13: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu diễn ra ở đâu?
A. Thanh Hóa, Nghệ An
B. Sơn Tây
C. Quảng Trị
D. Đồ Sơn( Hải Phòng), Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An
Câu 14: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu bị dập tắt vào thời gian nào?
A. Năm 1751
B. Năm 1752
C. Năm 1767
D. Năm 1769
Câu 15: Khởi Nghĩa Nguyễn Danh Phương thất bại vào năm nào?
A. Năm 1751
B. Năm 1752
C. Năm 1767
D. Năm 1769
Câu 16: Kết quả của các phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là?
A. Bảo vệ được vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống
B. Thực hiện được khẩu hiệu “cướp của nhà giàu, chưa cho dân nghèo”
C. Khởi nghĩa đều thất bại
D. Tất cả đáp án trên đúng
Câu 17: Thành Bản Phủ được Hoàng Công Chất cho xây dựng vào khoảng thời gian nào?
A. 1758- 1762
B. 1740 – 1752
C. 1740 – 1751
D. 1741- 1751
Câu 18: Năm 1981 thành Bản Phủ được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng là?
A. Di tích văn hóa quốc gia
B. Di tích lịch sử quốc gia
C. Di tích lịch sử thế giới
D. Di tích lịch sử khu vực
Câu 19: Đâu là tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài?
A. Đẩy chính quyền Lê – Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện
B. Chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 20: Nguyên nhân thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến là?
A. Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân
B. Sản xuất nông nghiệp đình đốn, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra; thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn
C. Đời sống nhân dân cơ cực
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 21: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?
A. Cuộc chiến tranh thuốc phiện của thực dân Anh
B. Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông
C. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh
D. Triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước Tân Sửu
Câu 22: Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX là
A. Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây
B. Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng
C. Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh
D. Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận
Câu 23: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?
A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống, Viên Thế Khải lên thay.
C. Khởi nghĩa Vũ Xương bị thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
Câu 24: Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?
A. Lương Khải Siêu
B. Khang Hữu Vi
C. Hồng Tú Toàn
D. Tôn Trung Sơn
………….
II. Đề thi minh họa học kì 1 Lịch sử Địa lí 8
A – PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Người có công lớn trong việc hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh là
A. Pôn Đu-me.
B. An-be Xa-rô.
C. Phrăng- xít Gác-ni-ê.
D. A-lếch-xăng Đơ-Rốt.
Câu 2. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, ở Đại Việt, Nho giáo
A. bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
B. được nhà nước phong kiến đề cao.
C. từng bước được phục hồi và phát triển.
D. bước đầu gây ảnh hưởng trong nhân dân.
Câu 3. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua ô tô” của nước Mỹ?
A. Rốc-phe-lơ.
B. Moóc-gân.
C. Pho.
D. Clin-tơn.
Câu 4. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 5. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của
A. tầng lớp tư bản ngân hàng.
B. tầng lớp tư bản công nghiệp.
C. các công trường thủ công.
D. các công ty độc quyền.
Câu 6. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
Câu 7. “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do ai soạn thảo?
A. V.I. Lê-nin.
B. Xanh-xi-mông.
C. C. Mác và Ph. Ăng-ghen.
D. C. Mác và V.I. Lê-nin.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Công xã Pa-ri?
A. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
B. Cổ vũ tinh thần cách mạng cho nhân dân lao động.
C. Do liên minh giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
D. Chính sách của công xã hướng tới quyền lợi của nhân dân.
Câu 9. Anh, Pháp, Nga là những nước thuộc phe
A. Hiệp ước.
B. Đồng minh.
C. Liên minh.
D. Phát xít.
Câu 10. Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười (1917) được đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Bôn-sê-vích.
B. Đảng Men-sê-vích.
C. Đảng cộng sản Nga.
D. Đảng công nhân xã hội Nga.
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa.
B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội.
C. Đức đánh chiếm vùng An-dát và Lo-ren của Pháp.
D. Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát.
Câu 12. Cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga, vì
A. hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.
B. tình trạng này khiến Nga không thể phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. hai chính quyền này không đáp ứng quyền lợi của quần chúng nhân dân.
D. các nước đế quốc bao vây, cô lập và tổ chức tấn công vũ trang vào Nga.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Yêu cầu a (1,5 điểm): Phân tích ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga (1917)
♦ Yêu cầu b) (0,5 điểm): Lê-nin có vai trò như thế nào trong thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
B – PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhiệt độ trung bình của cả nước ta khoảng bao nhiêu ℃?
A. Trên 18℃.
B. Trên 15℃.
C. Trên 20℃.
D. Trên 25℃.
Câu 2. Phạm vi hoạt động của gió Tây khô nóng là:
A. đồng bằng Trung Bộ và khu vực Nam Tây Bắc.
B. Đông Bắc và Tây Bắc.
C. Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
Câu 3. Lượng mưa trùng bì năm của nước ta khoảng bao nhiêu mm/năm?
A. 1000mm đến 2000mm.
B. 2000mm đến 4000mm.
C. 500mm đến 1500mm.
D. 1500mm đến 2000mm.
Câu 4. Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa trên núi là gì?
A. lạnh khô, ít mưa.
B. mát mẻ, mưa nhiều.
C. nhiệt độ thấp, có tuyết rơi.
D. lạnh ẩm, có mưa phùn.
Câu 5. Nhiệt độ trung bình của miền khí hậu phía nam nước ta khoảng bao nhiêu ℃?
A. Trên 18℃.
B. Trên 15℃.
C. Trên 20℃.
D. Trên 25℃.
Câu 6. Hai hướng chính của sông ngòi nước ta là hướng nào?
A. tây bắc – đông nam và vòng cung
B. tây – đông và đông – tây.
C. vòng cung và tây – đông.
D. tây bắc – đông nam và đông – tây.
Câu 7. Phần lớn sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc do đâu?
A. Lãnh thổ kéo dài 15⸰ vĩ tuyến.
B. Lãnh thổ hẹp ngang và địa hình dốc.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
D. Vị trí địa lí: nằm rìa phía đông bán đảo Đông Dương.
Câu 8. Hai phụ lưu chính của sông Hồng là sông nào?
A. sông Tiền và sông Hậu.
B. sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
C. Sông Mã và sông Thái Bình.
D. Sông Đà và sông Lô.
Câu 9. Hai phụ lưu chính của sông Mê Công là sông nào?
A. sông Tiền và sông Hậu.
B. sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
C. SôngMã và sông Thái Bình.
D. Sông Đà và sông Lô.
Câu 10. Kim Bôi (Hòa Bình) nổi tiếng với tiềm năng gì?
A. thủy điện.
B. nguồn nước khoáng, nước nóng.
C. nuôi trồng thủy sản.
D. giao thông.
Câu 11. Tác động của biến đổi khí hậu làm biến đổi về mưa làm tăng lên ở những khu vực nào dưới đây?
A. Bắc Bộ và Trung Bộ.
B. Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. đồng bằng Trung bộ và khu vực Nam Tây Bắc.
D. Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 12. Tác động của biến đổi khí hậu làm biến đổi về mưa làm giảm đi ở những khu vực nào dưới đây?
A. Bắc Bộ và Trung Bộ
B. Nam Bộ và Tây Nguyên.
C. đồng bằng Trung bộ và khu vực Nam Tây Bắc.
D. Đông Bắc và Tây Bắc.
II. Tự luận (2,0 điểm): Phân tích ảnh hưởng của khí hậu đến các hoạt động kinh tế ở nước ta.
………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều