Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 là tài liệu rất quan trọng dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 8 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề thi minh họa. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Ngữ văn 8 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8.

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024

    Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều

    TRƯỜNG THCS ………

    Tổ Văn- Sử

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU

    Phần I: Văn bản

    Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản thể loại và kiểu văn bản đã học trong Ngữ văn 8, tập một

    Loại

    Thể loại hoặc kiểu loại

    Tên văn bản đã học

    Văn bản văn học

    Truyện ngắn

    Tôi đi học (Thanh Tịnh)

    – Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)

    – Người mẹ vườn cau – Nguyễn Ngọc Tư

    – Thơ

    – Nắng mới – Lưu Trọng Lư

    – Nếu mai em về Chiêm Hóa – Mai Liễu

    – Đường về quê mẹ – Đoàn Văn Cừ

    – Quê người – Vũ Quần Phương

    – Hài kịch

    – Đổi tên cho xã – Lưu Quang Vũ

    – Ông Giuốc đanh mặc lễ phục – Môlie

    -Truyện cười

    – Cái kính – Nêxin

    – Thi nói khoác

    – Treo biển

    Văn bản thông tin

    Giải thích một hiện tượng tự nhiên

    – Sao băng – Hồng Nhung

    – Nước biển dâng – Bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI – Lưu Quang Hưng

    – Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và tác hại – Mơ Kiều

    – Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? – Hoàng Tân, Trần Thúy Hoa

    Nghị luận xã hội

    – Hịch

    – Cáo

    – Chiếu

    – Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

    – Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi

    – Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn

    – Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan

    – Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ – Dương Trung Quốc

    Phần II: Tiếng Việt

    Nhận diện và thực hành:

    1. Từ láy

    2. Biện pháp tu từ

    3. Biệt ngữ xã hội

    4. Từ tượng thanh, từ tượng hình

    Phần III: Viết

    1. Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

    2. Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

    3. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

    III. ĐỀ THI MINH HỌA

    I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

    TAM ĐẠI CON GÀ

    Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “Xấu hay làm tốt, dốt hay chơi chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

    Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ.

    Một hôm, dạy sách Tam thiên tự, sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.

    Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

    Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào:

    – Dủ dỉ là con dù dì! Dủ dỉ là con dù dì…

    Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy:

    – Chết chửa! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?

    Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”, nhưng

    nhanh trí thầy vội nói gỡ:

    – Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê” mà “kê” nghĩa là “gà” nhưng tôi dạy cháu thế là dạy cho cháu nó biết tận tam đại con gà kia.

    Chủ nhà càng không hiểu, hỏi:

    – Tam đại con gà là nghĩa ra làm sao?

    – Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

    ( SGK Ngữ văn 10, Trang 78-79, Tập I, NXBGD 2006)

    Câu 1 (0.5 điểm). Truyện “Tam đại con gà” thuộc thể loại nào?

    A. Truyện cười.
    B. Truyện đồng thoại.
    C. Truyện cổ tích
    D. Truyện ngụ ngôn.

    Câu 2 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

    A. Miêu tả
    B. Tự sự
    C. Biểu cảm
    D. Nghị luận

    Câu 3 (0.5 điểm): Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

    A. Ngôi thứ nhất
    B. Ngôi thứ hai
    C. Ngôi thứ ba
    D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

    Câu 4 (0.5 điểm). Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

    A. Mua vui, giải trí.
    B. Phê phán sự coi thường của người cha đối với thầy đồ.
    C. Phê phán thói hư, tật xấu của thầy đồ xưa.
    D. Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của ông thầy đồ xưa.

    Câu 5 (0.5 điểm): Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “thổ công”?

    A. Vị thần trông coi về sự sống.
    B. Vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình.
    C. Vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình.
    D. Vị thần se duyên đôi lứa.

    Câu 6 (0.5 điểm): Em có nhận xét gì về những điều ông thầy đã làm trong truyện “Tam đại con gà”?

    A. Đây là những hành động thể hiện sự khôn lỏi.
    B. Đây là những hành động phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ.
    C. Đây là những hành động thể hiện sự liều lĩnh của thầy đồ.
    D. Đây là những hành động trái với tự nhiên, không thể có trong công việc dạy học của một người thầy đích thực.

    Câu 7 (0.5 điểm): Chi tiết thầy đồ bảo học trò đọc khẽ câu “Dủ dỉ là con dù dì” có ý nghĩa gì?

    A. Có ý che giấu, không để người khác học lỏm.
    B. Thể hiện sự ngụy biện, chống chế cho sai lầm của mình.
    C. Thể hiện sự dốt nát, mê tín của
    thầy đồ.
    D. Đây là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình.

    Câu 8 (0.5 điểm): Thầy đồ trong câu chuyện là người như thế nào?

    A. Là một học trò dốt nhưng hay nói chữ, mê tín dị đoan.
    B. Là một người học rộng, tài cao.
    C. Là người yêu quý trẻ con.
    D. Là người rất ham học hỏi.

    Câu 9 (1 điểm): Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên.

    Câu 10 (1 điểm): Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ?

    II. VIẾT. (4,0 điểm)

    Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌC KỲ I

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I. Đọc hiểu

    1

    A

    0,5

    2

    B

    0,5

    3

    C

    0,5

    4

    D

    0,5

    5

    C

    0,5

    6

    D

    0,5

    7

    D

    0,5

    8

    A

    0,5

    9

    HS hiểu được tiếng cười trào phúng từ câu chuyện, qua đó rút ra bài học ý nghĩa nhất cho bản thân, đó có thể là phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình, không nên sĩ diện hão,…

    1,0

    10

    Tác giả phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của những ông thầy đồ ngày xưa.

    1,0

    II. Viết

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận..

    Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

    Nghị luận vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    0,25

    c. Nghị luận về hiện tượng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    Học sinh có thể nghị luận theo nhiều các khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

    – Nêu vấn đề cần nghị luận: Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    – Người viết tán thành ý kiến đã nêu.

    – Nêu ra thực trạng việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của người dân.

    – Nêu nguyễn nhân của thực trạng trên.

    – Kết hợp lí lẽ với bằng chứng để chỉ ra hậu quả hoặc những điều tích cực của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông…

    – Đưa ra biện pháp.

    Khẳng định lại sự tán thành ý kiến.

    2,5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng xác thực.

    0,5

    …………..

    Đề cương cuối học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    TRƯỜNG THCS ………

    Tổ Văn- Sử

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: NGỮ VĂN 8

    Phần I: Văn bản

    Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

    Lời sông núi, Tiếng cười trào phúng trong thơ, Những câu chuyện hài

    Phần II: Tiếng Việt

    Nhận diện và thực hành:

    1. Từ láy

    2. Biện pháp tu từ

    3. Biệt ngữ xã hội

    4. Từ tượng thanh, từ tượng hình

    Phần III: Viết

    1.Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)

    2. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

    II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

    I. ĐỌC – HIỂU

    Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

    KẺ NGỐC NHÀ GIÀU

    Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí. Vì muốn con mình nên người, phú ông liền nói:

    – Con có lớn mà không có khôn, thậm chí còn chẳng phân biệt được hạt kê và hạt lúa. Ta muốn để con ra ngoài học hỏi thì mới mong có ngày khá được.

    Người con trai nghe vậy cũng đồng ý. Sau khi rời nhà, anh gặp một người thợ đang tạc hai con sư tử đá. Nhìn dáng vẻ của hai bức tượng, cậu con trai thích chí vô cùng, ngỏ ý muốn mua. Người thợ kia cũng biết cậu ngốc nghếch, bèn cố tình hét giá:

    – Con sư tử nhỏ giá 3000 lạng vàng, con sư tử lớn thì 5000 lạng.

    Cậu con trai thản nhiên gật đầu, yêu cầu người đó đem tượng đến nhà mình, người kia liền mang theo bức tượng sư tử nhỏ về trước. Khi về tới nhà, cậu vội vàng khoe với cha rằng mình mua được đồ tốt.

    Tới khi nhìn thấy tượng con sư tử đá bình thường mà bị hét giá lên tới mấy ngàn lượng vàng, người cha không khỏi than trời mà nói:

    – Con bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua thứ đồ vô dụng này, thật đúng là đứa con phá gia chi tử. Chẳng trách vì sao mọi người thường bảo ta thế nào cũng gặp báo ứng.
    Cậu con trai nghe xong lập tức vỗ tay cười lớn:

    – Con nói cha nghe, đây mới chỉ là báo ứng nhỏ thôi, còn một báo ứng lớn đang chờ phía sau kia kìa.

    (Nguồn: https://diendan.hocmai.vn/threads/truyen-cuoi-dan-gian-ke-ngoc-nha-giau)

    Câu 1: Em hãy cho biết truyện“Kẻ ngốc nhà giàu” thuộc thể loại gì? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được thể loại truyện ấy?

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    Câu 2: Trong câu chuyện, Người cha có mong muốn gì với người con trai “tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí” ?

    …………………………………………………………………

    Câu 3: Tìm từ hán việt có trong câu sau: “Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí.” ?

    …………………………………………………………………

    Câu 4: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ Hán Việt vừa tìm được trong câu 3.

    …………………………………………………………

    Câu 5: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

    …………………………………………………………

    Câu 6: Theo em, câu nói kết thúc văn bản của người con trai với người cha cho thấy người con trai là người như thế nào?

    …………………………………………………………

    Câu 7: Em rút ra được bài học gì từ truyện “Kẻ ngốc nhà giàu”? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu).

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

    VUA MI-ĐÁT THÍCH VÀNG

    Truyện này là truyện thần thoại Hi Lạp, rất đơn giản, nhưng lại có ý nghĩa sâu xa.

    Vua Mi-đát được thần Đi-ô-ni-dốt bằng lòng cho nhà vua bất cứ cái quà tặng gì, kể cả phép thuật. Vua xin cho có phép hễ chạm tay vào vật gì là vật đó biến thành vàng. Nhà vua đã là người giàu sang. Mọi thứ quanh nhà vua đều là vàng là ngọc. Nhà vua thành kẻ giàu sang nhất thế gian ! Nay lại có thể biến muôn vật thành vàng thì ai còn giàu sang hơn nữa. Không ngờ khi được Thần ban cho phép ấy, nhà vua đã khổ sở nhất trần gian. Đụng đến cái gì, cái đó biến thành vàng Không ăn được cơm vì cơm đã thành vàng. Không mặc được áo, vì áo hóa ra vàng ! Cho đến các thứ sử dụng hằng ngày đều hóa ra vàng cả. Cỗ xe vàng không chạy được. Con ngựa vàng không cử động được. Và ôm đứa con trong tay, nó cũng hóa ra cục vàng. Nhà vua sống ở trong một thế giới vàng vô tri vô giác !

    Đây là bài học cho nhà vua và cho cả chúng ta. Vàng có giá trị trang trí, tô điểm, trao đổi hàng hóa chứ vàng không thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của cuộc sống. Muốn trở lại cuộc sống bình thường thì nhà vua phải xuống sông Pác-tôn tắm, có nghĩa là phải “rửa sạch lòng tham”, đừng nghĩ rằng có vàng là có hạnh phúc ! Biết sử dụng vàng thì vàng mới quý. Còn chỉ vì lòng tham thì vàng chỉ đưa đến những tai họa.

    (Vũ Ngọc Khánh, Bình giảng Thơ ca – Truyện dân gian)

    Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được thể loại của văn bản ấy?

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    Câu 2: Em hãy cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?

    ……………………………………………………………………………………………………………

    Câu 3: Tìm một từ Hán Việt có trong câu văn sau và giải thích nghĩa của từ Hán Việt vừa tìm được: “Nhà vua sống ở trong một thế giới vàng vô tri vô giác !”.

    ……………………………………………………………………………………………………………

    Câu 4: Em hãy cho biết văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

    ……………………………………………………………………………………………………………

    Câu 5: Vua Mi-đát đã xin điều gì từ thần Đi-ô-ni-dốt? Nhà vua có hài lòng và hạnh phúc với điều đã xin hay không? Vì sao?

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    Câu 6: Qua văn bản trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày suy nghĩa của em bằng một đoạn văn (3-5 câu).

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

    MẤT NGỰA

    Có một anh mất một con ngựa quý. Tiếc ngẩn ngơ, anh ta đi lang thang đây đó để tìm. Đến một chợ nọ, giữa ngày phiên, anh ta thấy một người đang bán con ngựa của mình. Anh ta đòi lại. Người kia cãi lấy cãi để. Hai bên to tiếng om sòm chực ẩu đả nhau. Một người thấy thế bảo:

    – Anh lấy gì làm chứng?

    Anh mất ngựa nhanh ý lấy hai tay bịt hai mắt ngựa lại rồi nói:

    – Ngựa tôi chột một mắt, anh nói đúng mắt nào thì tôi chịu mất ngựa.

    – Mắt trái – Người trộm ngựa nói.

    – Không phải!

    – À, quên, mắt bên phải.

    Anh ta bỏ hai tay ra:

    – Đúng là anh ăn trộm ngựa của tôi nhé. Ngựa của tôi không chột mắt nào cả.

    Người kia cứng lưỡi. Anh ta dắt ngựa và người ấy vào cửa quan. Quan giam tên ăn trộm ngựa lại, còn cho anh ta đem ngựa về.

    (Theo Truyện cười dân gian Việt Nam – Con rắn vuông, trang 22, Nhà xuất bản Kim Đồng)

    Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được thể loại truyện ấy?

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    Câu 2: Trong câu chuyện nhờ đâu anh mất ngựa tìm lại được ngựa của mình?

    ……………………………………………………………………………………………………………

    Câu 3: Xác định từ tượng thanh trong câu “Hai bên to tiếng om sòm chực ẩu đả nhau.”

    ……………………………………………………………………………………………………………

    Câu 4: Nêu tác dụng của từ tượng thanh em vừa tìm được.

    ……………………………………………………………………………………………………………

    Câu 5: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

    ……………………………………………………………………………………………………………

    Câu 6: Nếu em là người bị mất ngựa em sẽ là gì để lấy lại ngựa của mình?

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    Câu 7: Sau khi đọc câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày suy nghĩa của em bằng một đoạn văn (3-5 câu).

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    ……………………………………………………………

    …………..

    Đề cương học kì 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    I. Kiến thức ôn thi học kì 1 Văn 8

    *Ngữ liệu: Sử dụng ngữ liệu từ các văn bản ngoài chương trình SGK.

    Yêu cầu:

    – Xác định thể loại, đặc điểm của thể loại, phương thức biểu đạt.

    – Nêu thông điệp, bài học và vận dụng vào việc làm cụ thể…

    – Văn nghị luận.

    – Truyện cười.

    – Hài kich

    – Văn nghị luận bàn về vấn đề đời sống.

    – Kể lại một hoạt động.

    * Tiếng Việt :

    – Đoạn văn trong văn bản.

    – Từ toàn dân, từ địa phương.

    – Nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn.

    – Trợ từ, thán từ

    I. TRI THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

    1. Văn Nghị luận

    – Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận

    + Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.

    + Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.

    Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng.

    -. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận

    – Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.

    – Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan.

    – Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:

    Bằng chứng khách quan

    Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

    Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện…

    Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan.

    Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế.

    Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng.

    2. Truyện cười

    Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đã kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.

    – Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

    Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, phong tục gắn với từng truyện.

    – Nhân vật thường có hai loại:

    Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,… hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ.

    Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển Bột,…) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phủ của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện Bác Ba Phi,…).

    – Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hài hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn,… Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt. Dưới đây là một số thủ pháp thường gặp:

    1. Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách:

    a. Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoàigiữa thật và giảgiữa lời nói hành động.

    b. Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật

    tạo nên những liên tưởng, đối sảnh bất ngờ, hải hước, thú vị

    2. Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng (lối nói khoa trương, phóng đại chơi chữ,…)

    3/ Hài kịch

    Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lỗ bịch, lỗi thời của con người.Lão hà tiện Tác tuyp (Tartuffe) Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e (Molière)… là những kiệt tác về hài kịch. Hài kịch mang đầy đủ các đặc điểm chung của kịch, đồng thời thể hiện đặc điểm riêng qua các yếu tố như: nhân vật, hành động, xung đột, lời thoại, thủ pháp trào phùng….

    Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biển cổ dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu. Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ…) tạo nên nội dung của tác phẩm hải kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phân công; thăm dò – làng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ, cầu xin – từ chối,… Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hải kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột; qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

    Xung đột kịch thường này sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thể lực. Có nhiều kiểu xung đột, xung đột giữa cái cao cả với cải cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cải thấp kém với cái thấp kém,… Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cái thấp kém. Ví dụ: xung đột giữa những kẻ có mưu đồ đen tối với nhau hay xung đột giữa thói keo kiệt, bủn xỉn của một kẻ cho vay nặng lãi với nhu cầu tiêu pha lãng phi của những đứa con hư…

    Lời thoại là lời của các nhân vật hải kịch nói với nhau (đối thoại) nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bằng thoại) góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.

    Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục,hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ, …

    2/ Căn cứ để xác định chủ đề

    Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Để xác định chủ đề của tác phẩm văn họccần dựa trên nhiều yếu tố như nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điệu, ngôn từ. thái độ, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trở tỉnh (trong tác phẩm thơ); cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động, xung đột,… (trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch)

    II. TRI THỨC TIẾNG VIỆT

    1/ Đoạn văn

    a. Khái niệm

    – Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Câu chủ đề trong đoạn văn mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.

    b, Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

    + Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của cây chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

    + Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

    + Đoạn văn song song là đoạn văn mà các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

    + Đoạn văn phối hợp: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

    2. Từ tượng hình và từ tượng thanh, đặc điểm và tác dụng

    a. Khái niệm:

    – Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom,…

    – Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn như khúc khích, róc rách, tích tắc,…

    b. Đặc điểm và tác dụng:

    – Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao, có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động, và cụ thể, thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

    3. Từ Hán Việt

    Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

    – Một số yếu tố Hán Việt thông dụng có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:

    4. Nghĩa Tường minh và nghĩa hàm ẩn.

    Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.

    Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến

    Nghĩa hàm ẩn thường được sử dụng trong sáng tác văn chương và trong đời sống

    5. Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị giao tiếp.

    Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong

    Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

    Trong các tác phẩm văn chương, điện ảnh, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn

    6. Đặc điểm và chức năng của trợ từ, thán từ

    – Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu

    Ví dụ: những, có, chính, mỗi, đích, ngay, nhỉ, nhé, nha, nghen,…

    Trợ từ không có vị trí cố định trong câu, có thể chia thành 2 loại trợ từ:

    +Trợ từ nhấn mạnh (những, có, chính, mỗi, ngay) thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh.

    + Trợ từ tình thái (tiểu từ tính thái) (à, ạ, nhỉ, nhé, nha, nghen, đấy, này,…) thường đứng ở đầu câu hoặc cuối cuối, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn , câu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói

    – Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Có thể chia thành hai loại thán từ:

    + Thán từ bộc lộ cảm xúc (a, á, ô, ối, chà,…) dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi,…)

    + Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, ừ….)

    Thán từ thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra tạo thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thường dùng theo ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt tương ứng với tình cảm, cảm xúc mà thán từ biểu thị,…

    III/ TẠO LẬP VĂN BẢN

    1. Viết bài văn nghị luận bàn về 1 vấn đề đời sống

    – Bài văn NL về 1 vấn đề trong đời sống thuộc thể NLXH. Trong đó, người viết đưa ra ‎ kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

    – Yêu cầu đối với kiểu bài:

    + Nêu được vấn đề cần bàn luận.

    + Trình bày được ý‎ kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận.

    + Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ‎ý kiến.

    – Bố cục bài viết cần đảm bảo:

    Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ‎ kiến của người viết về vấn đề ấy.

    Thân bài:

    – Giải thích vấn đề cần bàn luận.

    – Đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, đưa ra được bằng chứng đa dạng cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

    – Xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện.

    Kết bài: Khẳng định lại ý‎ kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

    2. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội

    – Khái niệm

    Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong bài văn đó, người viết kể lại các sự kiện của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố này để tăng sự sinh động cho bài viết.

    – Yêu cầu đối với kiểu văn bản

    • Kể lại một hoạt động xã hội theo ngôi thứ nhất.

    • Nêu được các thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động.

    • Kể lại chân thực các sự việc theo trình tự hợp lí.

    • Kết hợp với yếu tố miêu tả hay biểu cảm, hoặc cả hai yếu tố để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.

    • Bố cục bài viết cần đảm bảo:

    Mở bài: giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân suy nghĩ, tình cảm sâu sắc

    Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sẽ kể miêu tả quang cảnh, không gian, thời gian diễn ra hoạt động; kể lại các sự việc theo trình tự hoạt động xã hội; kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm

    Kết bài: Khẳng định giá trị của hoạt động xã hội đã kể; nếu suy nghĩ, tình cảm sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân.

    II. Đề tham khảo cuối kì 1 Văn 8

    ĐỀ 1

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng có một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…vv. Chung qui lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

    Nhưng nếu suy ngẫm kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta khát khao thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công mang lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới thật ra là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.

    Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết.

    […]

    Hạnh phúc là cảm giác an nhiên tự tại, nó không phụ thuộc vào thành công hay thất bại hay các yếu tố bên ngoài. […] Những người hạnh phúc thường có tầm nhìn rộng mở, đa chiều. Bởi vậy mà họ luôn nhận ra những khía cạnh tích cực của cuộc sống, họ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn thử thách.

    Hạnh phúc tại tâm và hoàn toàn nằm trong tay ta. Thành công có thể đến rồi đi, nhưng hạnh phúc luôn ở lại. Chúng ta có thể tìm được sự bình an trong tâm hồn và mở lòng đón nhận mọi thành bại được mất, thịnh suy vinh nhục của cuộc đời. Và hơn hết hạnh phúc chân thật vốn luôn sẵn có, bạn không phải tìm kiếm đâu xa. Một người biết trân trọng tri ân những gì mình đang có thì luôn cảm thấy hạnh phúc và bằng lòng với hiện tại.

    Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại! Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

    (Theo: http://songhanhphuc.net/tintuc)

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

    Câu 2: Xác định luận đề, hệ thống luận điểm của văn bản?

    Câu 3: Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá chủ quan của người viết qua đoạn văn sau:

    Quan niệm cho rằng thành công hơn sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng. Trên thực tế, chúng ta chứng kiến biết bao nhiêu người thành công vượt bậc, nổi tiếng và giàu có nhưng vẫn bất hạnh, trầm cảm, nhiều người bế tắc và phải tìm đến cái chết.

    Câu 4: Đoạn văn “Chúng ta ai cũng… mục tiêu của mình.” Được viết theo kiểu đoạn văn nào? Xác định câu chủ đề và vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn (nếu có).

    Câu 5: Mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản trên?

    Câu 6: Từ vấn đề mà văn bản nêu lên, em hãy đưa ra những giải pháp để cuộc sống con người ngày càng hạnh phúc hơn.

    ,…………….

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *