Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức là tài liệu hữu ích mà Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi cuối kì 1 Văn 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương cuối học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS ………

Tổ Văn- Sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: NGỮ VĂN 8

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

Lời sông núi, Tiếng cười trào phúng trong thơ, Những câu chuyện hài

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Từ láy

2. Biện pháp tu từ

3. Biệt ngữ xã hội

4. Từ tượng thanh, từ tượng hình

Phần III: Viết

1.Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)

2. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP

I. ĐỌC – HIỂU

Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

KẺ NGỐC NHÀ GIÀU

Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí. Vì muốn con mình nên người, phú ông liền nói:

– Con có lớn mà không có khôn, thậm chí còn chẳng phân biệt được hạt kê và hạt lúa. Ta muốn để con ra ngoài học hỏi thì mới mong có ngày khá được.

Người con trai nghe vậy cũng đồng ý. Sau khi rời nhà, anh gặp một người thợ đang tạc hai con sư tử đá. Nhìn dáng vẻ của hai bức tượng, cậu con trai thích chí vô cùng, ngỏ ý muốn mua. Người thợ kia cũng biết cậu ngốc nghếch, bèn cố tình hét giá:

– Con sư tử nhỏ giá 3000 lạng vàng, con sư tử lớn thì 5000 lạng.

Cậu con trai thản nhiên gật đầu, yêu cầu người đó đem tượng đến nhà mình, người kia liền mang theo bức tượng sư tử nhỏ về trước. Khi về tới nhà, cậu vội vàng khoe với cha rằng mình mua được đồ tốt.

Tới khi nhìn thấy tượng con sư tử đá bình thường mà bị hét giá lên tới mấy ngàn lượng vàng, người cha không khỏi than trời mà nói:

– Con bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua thứ đồ vô dụng này, thật đúng là đứa con phá gia chi tử. Chẳng trách vì sao mọi người thường bảo ta thế nào cũng gặp báo ứng.
Cậu con trai nghe xong lập tức vỗ tay cười lớn:

– Con nói cha nghe, đây mới chỉ là báo ứng nhỏ thôi, còn một báo ứng lớn đang chờ phía sau kia kìa.

(Nguồn: https://diendan.hocmai.vn/threads/truyen-cuoi-dan-gian-ke-ngoc-nha-giau)

Câu 1: Em hãy cho biết truyện“Kẻ ngốc nhà giàu” thuộc thể loại gì? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được thể loại truyện ấy?

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Câu 2: Trong câu chuyện, Người cha có mong muốn gì với người con trai “tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí” ?

…………………………………………………………………

Câu 3: Tìm từ hán việt có trong câu sau: “Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí.” ?

…………………………………………………………………

Câu 4: Em hãy giải thích ý nghĩa của từ Hán Việt vừa tìm được trong câu 3.

…………………………………………………………

Câu 5: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

…………………………………………………………

Câu 6: Theo em, câu nói kết thúc văn bản của người con trai với người cha cho thấy người con trai là người như thế nào?

…………………………………………………………

Câu 7: Em rút ra được bài học gì từ truyện “Kẻ ngốc nhà giàu”? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu).

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

VUA MI-ĐÁT THÍCH VÀNG

Truyện này là truyện thần thoại Hi Lạp, rất đơn giản, nhưng lại có ý nghĩa sâu xa.

Vua Mi-đát được thần Đi-ô-ni-dốt bằng lòng cho nhà vua bất cứ cái quà tặng gì, kể cả phép thuật. Vua xin cho có phép hễ chạm tay vào vật gì là vật đó biến thành vàng. Nhà vua đã là người giàu sang. Mọi thứ quanh nhà vua đều là vàng là ngọc. Nhà vua thành kẻ giàu sang nhất thế gian ! Nay lại có thể biến muôn vật thành vàng thì ai còn giàu sang hơn nữa. Không ngờ khi được Thần ban cho phép ấy, nhà vua đã khổ sở nhất trần gian. Đụng đến cái gì, cái đó biến thành vàng Không ăn được cơm vì cơm đã thành vàng. Không mặc được áo, vì áo hóa ra vàng ! Cho đến các thứ sử dụng hằng ngày đều hóa ra vàng cả. Cỗ xe vàng không chạy được. Con ngựa vàng không cử động được. Và ôm đứa con trong tay, nó cũng hóa ra cục vàng. Nhà vua sống ở trong một thế giới vàng vô tri vô giác !

Đây là bài học cho nhà vua và cho cả chúng ta. Vàng có giá trị trang trí, tô điểm, trao đổi hàng hóa chứ vàng không thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của cuộc sống. Muốn trở lại cuộc sống bình thường thì nhà vua phải xuống sông Pác-tôn tắm, có nghĩa là phải “rửa sạch lòng tham”, đừng nghĩ rằng có vàng là có hạnh phúc ! Biết sử dụng vàng thì vàng mới quý. Còn chỉ vì lòng tham thì vàng chỉ đưa đến những tai họa.

(Vũ Ngọc Khánh, Bình giảng Thơ ca – Truyện dân gian)

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được thể loại của văn bản ấy?

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Câu 2: Em hãy cho biết văn bản trên bàn về vấn đề gì?

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Tìm một từ Hán Việt có trong câu văn sau và giải thích nghĩa của từ Hán Việt vừa tìm được: “Nhà vua sống ở trong một thế giới vàng vô tri vô giác !”.

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Em hãy cho biết văn bản trên được viết ra nhằm mục đích gì?

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Vua Mi-đát đã xin điều gì từ thần Đi-ô-ni-dốt? Nhà vua có hài lòng và hạnh phúc với điều đã xin hay không? Vì sao?

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Câu 6: Qua văn bản trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày suy nghĩa của em bằng một đoạn văn (3-5 câu).

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

MẤT NGỰA

Có một anh mất một con ngựa quý. Tiếc ngẩn ngơ, anh ta đi lang thang đây đó để tìm. Đến một chợ nọ, giữa ngày phiên, anh ta thấy một người đang bán con ngựa của mình. Anh ta đòi lại. Người kia cãi lấy cãi để. Hai bên to tiếng om sòm chực ẩu đả nhau. Một người thấy thế bảo:

– Anh lấy gì làm chứng?

Anh mất ngựa nhanh ý lấy hai tay bịt hai mắt ngựa lại rồi nói:

– Ngựa tôi chột một mắt, anh nói đúng mắt nào thì tôi chịu mất ngựa.

– Mắt trái – Người trộm ngựa nói.

– Không phải!

– À, quên, mắt bên phải.

Anh ta bỏ hai tay ra:

– Đúng là anh ăn trộm ngựa của tôi nhé. Ngựa của tôi không chột mắt nào cả.

Người kia cứng lưỡi. Anh ta dắt ngựa và người ấy vào cửa quan. Quan giam tên ăn trộm ngựa lại, còn cho anh ta đem ngựa về.

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam – Con rắn vuông, trang 22, Nhà xuất bản Kim Đồng)

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại nào mà em đã được học? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết được thể loại truyện ấy?

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Câu 2: Trong câu chuyện nhờ đâu anh mất ngựa tìm lại được ngựa của mình?

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Xác định từ tượng thanh trong câu “Hai bên to tiếng om sòm chực ẩu đả nhau.”

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Nêu tác dụng của từ tượng thanh em vừa tìm được.

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo câu chuyện trên nhằm mục đích gì?

……………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Nếu em là người bị mất ngựa em sẽ là gì để lấy lại ngựa của mình?

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Câu 7: Sau khi đọc câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Hãy trình bày suy nghĩa của em bằng một đoạn văn (3-5 câu).

……………………………………………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *