Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 là tài liệu không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuẩn bị thi cuối học kì 1.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Đề cương Ngữ văn 10 học kì 1 gồm 3 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều. Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 10 giúp các bạn lớp 10 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 10 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10.
Đề cương học kì 1 Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Đề cương học kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều
TRƯỜNG THPT ……. BỘ MÔN: NGỮ VĂN |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: VĂN; KHỐI 10 |
A. KIẾN THỨC
BÀI 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬT
ĐỌC |
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại thơ Đường luật – Hình ảnh, cách gieo vần; nghệ thuật đối: đối giữa các câu, đối giữa các vế; ý nghĩa đối tương đồng và đối tương phản. – Với một số bài thơ Nôm Đường đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, sử dụng từ ngữ và hình ảnh từ đời sống. – Chủ thể trữ tình: chủ thể phát ngôn thường là tác giả hoặc người đại diện cho quan niệm thẩm mỹ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT |
Trật tự từ trong tiếng Việt |
VIẾT |
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề |
NÓI VÀ NGHE |
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề |
BÀI 3: KỊCH BẢN CHÈO TUỒNG
ĐỌC |
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại – Đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chỉ dẫn sân khấu … – Bối cảnh lịch sử văn hóa, chủ đề, thông điệp… |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT |
Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong Tiếng Việt |
VIẾT |
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm |
NÓI VÀ NGHE |
Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau |
BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN
ĐỌC |
Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại như: – Văn bản thông tin tổng hợp cung cấp thông tin khách quan, phương thức biểu đạt hay dùng thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khác… – Bản tin ngắn gọn, có tính thời sự, … |
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT |
Cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản. |
VIẾT |
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm |
NÓI VÀ NGHE |
Thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau |
b. CẤU TRÚC ĐỀ THI (90’)
I. ĐỌC HIỂU: 6.0 điểm
– Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp trả lời dạng câu hỏi ngắn (7 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, 3 câu hỏi tự luận ngắn)
– Nội dung:
+ Đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa
+ Văn bản đọc hiểu thuộc thể loại thơ Đường luật chèo, tuồng, văn bản thông tin,…
+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình ảnh, từ ngữ, chi tiết đặc sắc….
+ Kiến thức về các đặc trưng của thể loại văn bản
II. VIẾT: 4.0 điểm
– Hình thức tự luận
– Nội dung:
+ Nghị luận xã hội: Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen.
+ Nghị luận văn học: Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một đoạn trích trong tác phẩm văn học.
C. ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ SỐ 1
I.ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
Nếu đã lâu rồi bạn không nghe thấy tin tức gì về tầng ozone, đó là vì tình hình đang khá sáng sủa. Câu chuyện phục hồi và bảo vệ tầng ozone đã chứng tỏ rẳng khi khoa học và quyết tâm chính trị hợp lực, thế giới có thể thay đổi vận mệnh của mình.
Năm 1985, các nhà khoa học khí quyển ở Nam Cực phát hiện một điều đáng lo ngại: tầng ozone đang trên đà biến mất trong mấy mươi năm tới. Từ đây, cộng đồng quốc tế bắt đầu thảo luận và hành động – với một tốc độ chưa từng có.
Chỉ hai năm sau đó vào ngày 16/9/1987 Nghị định thư Mông – te – rê – an (Montreal) về các chất làm suy giảm tầng ozone được thông qua. Tua nhanh đến ngày hôm nay: tầng ozone đang trên đà hồi phục, trở thành phông nền xán lạn cho một câu chuyện đầy cảm hứng và nhiều bài học về nhân loại, gợi mở cho chúng ta những con đường để giải quyết các khủng hoảng môi trường khác.
…. Câu chuyện thành công này cho thấy: có những cá nhân cụ thể đã “kích hoạt” quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại, nhưng cần nhớ rằng chính công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu mới là năng lượng bền bỉ của cuộc chiến”
( Lê My, Theo báo Tuổi trẻ cuối tuần, ngày 31/10/2021)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Thông tin của văn bản là:
A.Thông tin chính trị
B.Thông tin thời sự
C.Thông tin khoa học
D.Thông tin kinh tế
Câu 2: Nhận xét cách sử dụng ngôn ngữ trong văn bản trên:
A.Ngắn gọn, sáng rõ, đơn giản
B.Ngắn gọn, hấp dẫn
C.Đa nghĩa
D.Thể hiện màu sắc cá nhân đậm nét.
Câu 3: Theo anh chị nhan đề của bài báo là?
A.Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu
B.Tình trang tầng ozone hiện nay
C.Chung tay vì tầng ozone
D.Cuộc chiến bảo vệ tầng ozone
Câu 4: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: “Chỉ hai năm sau đó vào ngày 16/9/1987 Nghị định thư Mông – te – rê – an (Montreal) về các chất làm suy giảm tầng ozone được thông qua”
A.Chỉ hai năm sau đó
B.Chỉ hai năm sau đó vào ngày 16/9/1987
C. Ngày 16/9/1987
D. Chỉ hai năm sau đó vào ngày 16/9/1987 Nghị định thư Mông – te – rê – an
Câu 5: Từ “kích hoạt” trong văn bản trên có thể thay thế bằng từ:
A.Khởi động
B.Điều chỉnh
C.Thay đổi
D.Tác động
Câu 6: Năng lượng bền bỉ của cuộc chiến là do đâu?
A.Công chúng
B.Sự đồng thuận quốc tế
C.Hợp tác toàn cầu
D.Tất cả các phương án trên
Câu 7: Văn bản trên thuộc thoại văn bản thông tin nào?
A.Báo cáo
B.Bản tin
C.Thư từ
D.Diễn văn
Thực hiện các yêu cầu/ Trả lời câu hỏi:
Câu 8: Tác giả thể hiện quan điểm như thế nào trong bài viết?
Câu 9: Từ văn bản trên kết hợp hiểu biết của em, em có suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?
Câu 10: Hãy viết một bản tin ngắn (khoảng 12 dòng) về một sự kiện ở trường mà em chứng kiến hoặc tham gia.
II.VIẾT (4.0 điểm)
Phân tích bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn tác giả trong bài thơ sau:
Thu vịnh
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Nguyễn Khuyến
Đề cương học kì 1 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
I. Ôn tập kiến thức phần văn học
BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
Văn bản |
Thể loại | Tác giả | Nội dung chính |
Nghệ thuật |
Thần trụ trời | Thần thoại Việt Nam | Tác giả dân gian | Văn bản nói về cách tạo ra trời, đất, thế gian của vị thần Trụ trời cùng với những vị thần khác. Cách lý giải ở dưới góc độ văn học dân gian mang đầy tính sáng tạo và đề cao những giá trị truyền thống cao đẹp. | Truyện sử dụng những yếu tố kì ảo hoang đường theo một cách rất sáng tạo và đa dạng. |
Prô-mê-tê và loài người | Thần thoại Hy Lạp | Tác giả dân gian | Văn bản nói tới công lao của thần Prô-mê-tê trong việc sáng tạo ra nhân loại và ban cho họ sức mạnh to lớn, vô giá chính là ngọn lửa. | – Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo, hoang đường
– Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ |
Đi san mặt đất | Truyện thơ của người Lô Lô | Tác giả dân gian | Văn bản nói về công cuộc khai hoang đất đai và gây dựng của con người. San phẳng nền mặt đất để làm nơi sinh sống và làm ăn. Ở dưới bàn tay của con người, Trái Đất được san phẳng và cải tạo. | – Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ.
– Ngôn từ dễ hiểu, giản dị. – Hình ảnh gần gũi, mộc mạc. |
Cuộc tu bổ lại các giống vật | Thần thoại Việt Nam | Tác giả dân gian | Lý giải đặc điểm các phần cơ thể của chó, vịt, chiền chiện,… | Văn bản có cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, có những yếu tố kì ảo, kết hợp những từ ngữ mộc mạc, giản dị và dễ hiểu. |
BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG (SỬ THI)
Văn bản | Thể loại | Tác giả | Nội dung chính |
Nghệ thuật |
Đăm Săn chiến thắng Mtao – Mxây | Sử thi Ê-đê | Tác giả dân gian | Đoạn trích khẳng định sức mạnh khổng lồ và ca ngợi vẻ đẹp dũng mãnh của anh hùng Đăm Săn – Một tù trưởng trọng danh dự, luôn trân trọng gia đình và thiết tha một cuộc sống bình yên, luôn hết sức mình vì sự phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là một anh hùng mang tầm vóc sử thi của người dân tộc Ê-đê. | – Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ
– Nghệ thuật phóng đại |
Gặp Ka-ríp và Xi-la | Sử thi Hy Lạp | Tác giả dân gian | – Ca ngợi sự dũng cảm chiến đấu của chàng Ô-đi-xê khi gặp những khó khăn, thử thách trên biển
– Ca ngợi khả năng lãnh đạo của Ô-đi-xê khi gặp khó khăn thử thách trong chuyến đi |
– Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ
– Nghệ thuật phóng đại |
Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê | Văn bản đã giúp cho độc giả hình dung ra được chi tiết hình ảnh về ngôi nhà truyền thống của người Ê – đê. | – Ngôn ngữ hợp lý, thuyết phục.
– Miêu tả rõ ràng, chi tiết. |
||
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời | Sử thi Ê-đê | Tác giả dân gian | – Ca ngợi khát khao được chinh phục nữ thần Mặt trời của Đăm Săn.
– Thể hiện khát vọng, mong muốn chinh phục tự nhiên của người xưa |
Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ |
BÀI 3: GIAO CẢM VỚI THIÊN NHIÊN (THƠ)
Văn bản |
Thể loại | Tác giả | Nội dung chính |
Nghệ thuật |
Hương Sơn phong cảnh | Hát nói | Chu Mạnh Trinh | – Miêu tả về cảnh đẹp Hương Sơn
– Những rung động của tác giả trước cảnh sắc của thiên nhiên đất nước |
– Hệ thống từ miêu tả tượng hình, tượng thanh đầy gợi cảm
– Ngôn ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm |
Thơ duyên | Thơ mới 7 chữ | Xuân Diệu | Bài thơ là một bức tranh mùa thu vô cùng êm đềm và đẹp đẽ xen lẫn những cảm xúc xao xuyến và sự rung động của tác giả về tình cảm lứa đôi. | – Tính nhạc trong thơ
– Chất văn xuôi trong thơ – Tượng trưng siêu thực |
Lời má năm xưa | Truyện ngắn | Trần Bảo Định | Văn bản nói về lòng yêu thương, sự trân trọng mọi loài vật của con người. Đây cũng chính là bài học mà nhân vật mẹ cần phải chỉ dạy cho nhân vật “tôi”. | – Tình huống của truyện hấp dẫn, độc đáo.
– Ngôn ngữ dung dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ. |
Nắng đã hanh rồi | Thơ 7 chữ | Vũ Quần Phương | – Bài thơ miêu tả về khung cảnh thiên nhiên mùa đông
– Bài thơ là dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình với người con gái nơi phương xa |
Nghệ thuật miêu tả tài tình |
BÀI 4: NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (VĂN BẢN THÔNG TIN)
Văn bản |
Thể loại | Tác giả | Nội dung chính |
Nghệ thuật |
Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam | Báo chí | Nhóm biên soạn tổng hợp | Cung cấp thông tin về văn hóa tranh Đông Hồ | Bố cục được trình bày rõ ràng, nguồn thông tin chi tiết và đáng tin cậyt. |
Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Báo chí | Ngọc Tuyết | – Cung cấp các thông tin về nhà hát cải lương Trần Hữu Trang
– Thông báo sự kiện khánh thành nhà hát cải lương Trần Hữu Trang |
– Bố cục rõ ràng, mạch lạc
– Văn phong trang trọng |
Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật | Bản tin | Trích từ tờ Báo văn nghệ | – Cung cấp các thông tin về bản dịch truyện Kiều
– Thể hiện niềm tự hào về văn học của dân tộc |
Thông tin đầy đủ, rõ ràng |
Lý ngựa ô ở hai vùng đất | thơ tự do | Phạm Ngọc Cảnh | Tác phẩm cho thấy sự đặc sắc của làn điệu lý ngựa ô khi được thể hiện tại 2 nơi khác nhau là “làng anh” và “làng em”. Qua làn điệu lý ngựa ô, bộc lộ tâm tư kín đáo của những chàng trai, cô gái với nỗi nhớ nhung khắc khoải, sự mong chờ trong tình yêu | – Lời lẽ, văn phong của tác phẩm chính là lời của một làn điệu dân ca.
– Giọng điệu thủ thỉ, nhẹ nhàng, tâm tình, da diết. – Ngôn từ thuần Việt, giản dị, mộc mạc, đậm chất văn hóa dân gian |
Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây | Báo chí | Nhóm biên soạn tổng hợp | Cung cấp thông tin về chợ nổi | – Bố cục rõ ràng, mạch lạc
– Văn phong trang trọng |
BÀI 5: NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG (CHÈO/TUỒNG)
Văn bản | Thể loại | Xuất xứ | Nội dung chính |
Nghệ thuật |
Thị Mầu lên chùa | Chèo | Trích trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” | – Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của phụ nữ thời xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lu mờ đi lý trí.
– Phê phán, hơn nữa là bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức quan liêu phong kiến. |
Xây dựng được tuyến nhân vật đặc sắc với những tình huống rất đắt giá, làm rõ tính cách nổi bật của các nhân vật |
Huyện Trìa xử án | Tuồng hài | Trích trong vở tuồng nổi tiếng là “Ngao, Sò, Ốc, Hến” | Miêu tả chân dung của nhân vật huyện Trìa với đầy đủ những tính cách xấu xa của quan trên | – Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật cùng với những tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội đương thời
– Tình huống tuồng đắt giá giúp cho các nhân vật bộc lộ hết bản chất |
Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương | Báo chí | Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương | Văn bản đã cung cấp những thông tin cũng như tầm quan trọng của chiếc đàn ghi – ta phím lõm trong cuộc sống ngày nay. Ngoài ra, tác giả cũng thể hiện sự đón nhận của dàn nhạc cải lương đối với chiếc đàn này. | – Văn bản dùng ngôn từ rõ ràng, mạch lạc với văn phong minh bạch, dễ hiểu.
– Qua văn bản, các tác giả đã cung cấp những thông tin một cách khách quan, mạch lạc. |
Xã Trưởng – Mẹ Đốp | Chèo | Hà Văn Cầu (chủ biên), Hà Văn Cầu – Hà Văn Trụ (biên soạn), trích trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính” | Mẹ Đốp, đại diện tầng lớp nhân dân (bị trị) luôn luôn tìm cách châm chọc, đả kích, chửi khéo giai cấp thống trị là Xã Trưởng, tạo tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái, hể hả, sâu cay, chua chát qua những việc làm ngu dốt, vô nhân đạo diễn ra hàng ngày của chúng. | Xây dựng được tuyến nhân vật đặc sắc với những tình huống rất đắt giá. Qua đó toát lên tính cách nổi bật của nhân vật |
Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến | Tuồng hài | Trích trong vở “Ngao, Sò, Ốc, Hến” | – Thị Hến đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại, đầy mưu trí, ứng biến mọi tình huống rất tinh tế và khôn khéo.
– Thầy Đê Hầu, Nghêu, Quan Huyện: Tác giả phơi bày cho những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, sự hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá thời phong kiến. |
– Nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật với tính cách đa dạng thể hiện được mọi góc nhìn về xã hội thời đó.
– Tình huống tuồng đắt giá giúp cho các nhân vật bộc lộ được hết bản chất. |
II. Ôn tập phần Tiếng Việt
1. Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn
– Thiếu mạch lạc :
- Các câu ở trong đoạn văn không tập trung vào một chủ đề (lỗi lạc chủ đề) hoặc nội dung nêu lên trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ ở trong đoạn văn (lỗi thiếu hụt chủ đề).
- Các câu ở trong đoạn văn không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
– Thiếu các phương tiện liên kết hoặc dùng các phương tiện liên kết chưa phù hợp
2. Cách đánh dấu bị tỉnh lược trong văn bản
– Sử dụng kí hiệu chấm lửng đặt ở trong ngoặc đơn (…) hoặc ở trong móc vuông
– Sử dụng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược một đoạn, lược dẫn,…
– Sử dụng một đoạn ngắn tóm tắt về nội dung phần bị tỉnh lược
– Kết hợp một số cách nêu ở trên
3. Lỗi dùng từ và cách sửa
– Lỗi lặp từ ⇒ Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lặp bằng những từ ngữ khác.
– Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm ⇒ Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm
– Lỗi dùng từ không đúng nghĩa ⇒ Thay thế từ đúng nghĩa
– Lỗi sử dụng từ không phù hợp với khả năng kết hợp: thay thế, thêm, bớt từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ.
– Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản ⇒ Thay thế từ ngữ phù hợp.
4. Sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.
– Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản gồm: Trích dẫn, hình ảnh hoặc sơ đồ, chú thích các số liệu,…
– Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có tác dụng:
- Giúp người đọc tìm kiếm được các thông tin nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Giúp người đọc xác định được mối quan hệ và vị trí các luồng thông tin dễ dàng hơn để có thể hiểu được nội dung chính của văn bản.
III. Phần tập làm văn
1. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
a) Mở bài : Giới thiệu về truyện kể (tên tác phẩm, tác phẩm,…). Nêu khái quát các nội dung chính hoặc định hướng của bài viết.
b) Thân bài : Trình bày lần lượt các luận điểm làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của chủ đề cùng những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
c) Kết bài : Khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu lên ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
2. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
a) Mở bài : Nêu lên vấn đề xã hội cần nghị luận; sự cần thiết nên bàn luận về vấn đề.
b) Thân bài : Trình bày từ hai luận điểm chính nhằm làm rõ được ý kiến và thể hiện quan điểm, thái độ của người viết (trước những biểu hiện đúng/sai/tốt/xấu); sử dụng lý lẽ và bằng chứng có sức thuyết phục.
c) Kết bài : Khẳng định lại tầm quan trọng hoặc ý nghĩa của vấn đề cùng thái độ, lập trường của chính người viết
Đề cương học kì 1 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức
I. Nội dung ôn tập cuối kì 1 Văn 10
1. Truyện ngắn
Nhận biết:
- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.
- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.
- Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.
- Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.
- Xác định được hệ thống nhân vật, kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật…
Thông hiểu:
- Tóm tắt được cốt truyện.
- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.
- Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.
- Phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và/ hoặc lời của các nhân vật khác.
Vận dụng:
- Thể hiện được thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.
2. Thơ
Nhận biết:
- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.
- Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.
Thông hiểu:
Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Hiểu được nội dung chính của văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…
3. Sức sống sử thi
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ giữa chúng; nêu được ý nghĩa của tác phẩm đối với người đọc.
- Hiểu được cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú.
4. Kịch bản Chèo; Tuồng
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân
5. Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ.
- Viết bài văn nghị luận bàn về tư tưởng đạo lí/ về một hiện tượng trong đời sống
- Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
II. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 10
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng
|
|||||||
Nhận biết (Số câu) |
Thông hiểu (Số câu) |
Vận dụng (Số câu) |
Vận dụng cao (Số câu) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
I |
Đọc |
Thần thoại/ Sử thi |
4 |
0 |
3 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
60 |
Thơ |
|||||||||||
Kịch bản Chèo; Tuồng |
|||||||||||
Văn bản thông tin |
|||||||||||
II |
Viết |
Viết bài văn nghị luận bàn về tư tưởng đạo lí/ về một hiện tượng trong đời sống |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
40 |
Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học |
|||||||||||
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi |
20% |
10% |
15% |
25% |
0 |
20% |
0 |
10% |
100 |
||
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức |
30% |
40% |
20% |
10% |
|||||||
Tổng % điểm |
70% |
30% |
III. Đề thi minh học học kì 1 Ngữ văn 10
ĐỀ SỐ 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU(6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng Bắt nguồn từ thời đại Hùng Vương dựng nước và được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích Đền Hùng.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hóa tâm linh lớn nhất nước ta; hàng năm đến ngày Giỗ tổ và tổ chức Lễ hội, con cháu trên mọi miền tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền thượng; Phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.
Trong phần Lễ: Nghi thức dâng hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được tổ chức long trọng trên đền Thượng. Từ chiều mồng 9, các làng rước kệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các hàng đại biểu xếp hàng chỉnh tê đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng (Kính thiên lĩnh điện), đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh thay mặt cho nhân dân cả nước kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.
Phần Hội: Diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng. Hội đền Hùng ngày nay có thêm nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú hấp dẫn. Trong khu vực Hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các quán bán hàng dịch vụ ăn uống, các trại văn hóa của 13 huyện, thành, thị, các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi thể thao,… tạo ra nhiều màu sắc sinh động, náo nhiệt cho bức tranh ngày hội. Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giày, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần,… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội. Trên khu vực Công quán luôn âm vang tiếng trống đồng, tiếng giã đuống rồn ràng của các nghệ nhân dân gian người dân tộc Mường ở Thanh Sơn ra phục vụ Lễ hội.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, con, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kỳ Vua Hùng luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
(Trích Giới thiệu du lịch Phú Thọ – Lễ Hội – Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Nội dung văn bản trên viết về lễ hội nào của dân tộc ta?
A. Lễ hội Ok Om Bok.
B. Lễ hội đua ghe ở Huế.
C. Lễ hội Đống Đa ở đất võ Tây Sơn.
D. Lễ hội Đền Hùng.
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội ấy diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?
A. Lễ hội diễn ra ở Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ vào tháng 3 âm lịch hàng năm.
B. Lễ hội diễn ra vào lễ Quốc Khánh 2/9 hàng năm tại Thừa Thiên Huế
C. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 4 tết âm lịch hàng năm tại Tây Sơn – Bình Định
D. Lễ hội diễn ra tại Khu danh thắng Tràng An – Ninh Bình vào tháng Giêng hàng năm.
Câu 3 (0,5 điểm). Lễ hội Đền Hùng bao gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
A. Ba phần: Phần Lễ, phần Hội và phần biểu diễn võ thuật.
B. Hai phần: Phần lễ và phần hội
C. Chỉ có một phần.
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4 (0,5 điểm). Trong phần lễ nhân dân thường dâng lên vua Hùng lễ vật gì?
A. Bánh nướng, bánh dẻo.
B. Bánh khúc.
C. Bánh chứng, bánh dày.
D. Bánh cốm.
Câu 5 (0,5 điểm). Trong câu văn sau: Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, con, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kỳ Vua Hùng luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.
A. Trích dẫn gián tiếp
B. Trích dẫn trực tiếp
C. Trích dẫn theo ý.
D. Trích dẫn chính xác.
Câu 6 (0,5 điểm). Trong đoạn văn sau, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào để làm sáng tỏ sự phong phú trong phần hội của lễ hội đền Hùng: Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giày, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần,… các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội.
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Ẩn dụ.
D. Liệt kê
Câu 7 (0,5 điểm). Nhận định nào không đúng về lễ hội Đền Hùng?
A. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc.
B. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975 nhưng đã có giá trị vô cùng to lớn.
C. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Tất cả các nhận định trên đều đúng.
Trả lời câu hỏi
Câu 8 (0,5 điểm). Mục đích của việc tổ chức lễ hội Đền Hùng hàng năm để làm gì?
Câu 9 (1,0 điểm). Khi thuật lại lễ hội Đền Hùng, người viết đã bày tỏ những cảm nhận như thế nào?
Câu 10 (1,0 điểm). Việc sử dụng kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung sự kiện?
PHẦN II. VIẾT VĂN (4,0 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
IV. Đáp án đề thi minh học cuối kì 1 Văn 10
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
|
1 |
D |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
C |
0,5 |
|
5 |
B |
0,5 |
|
6 |
D |
0,5 |
|
7 |
B |
0,5 |
|
8 |
Mục đích của lễ hội: Thể hiện tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc. |
0,5 |
|
9 |
Khi thuật lại lễ hội Đền Hùng, người viết đã bày tỏ tình cảm: – Trước hết là tôn kính với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước là vua Hùng, sau đó tự hào về một lễ hội truyền thống có ý nghĩa tinh thần vô cùng sâu sắc với người Việt Nam… |
1,0 |
|
10 |
Việc sử dụng kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và hình ảnh có tác dụng: – Giúp cho thông tin trở nên cụ thể, khách quan và chân thực, giúp người đọc hình dung dễ dàng hơn về diễn biến vủa sự kiện diễn ra trong lễ hội. |
1,0 |
II |
|
VIẾT VĂN |
4,0 |
|
|
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. |
|
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bàn về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. – Học sinh xác định không đúng vấn đề nghị luận: 0,0 điểm. |
0,5 |
|
|
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
2,5 |
|
|
– Nêu vấn đề cần bàn luận: Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và vấn đề nghị luận: Lòng biết ơn, khẳng định đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. – Giải thích câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”: + Uống nước: Là thừa hưởng sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã để lại. + Nguồn: Là nơi bắt đầu nguồn nước; chúng ta có thể hiểu từ dùng cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng được. “Nguồn” trong câu này có thể hiểu là nguồn cội, là tổ tiên, thế hệ đi trước. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải có thái độ biết ơn khi được thừa hưởng những thành quả của thế hệ đi trước. – Phân tích các biểu hiện và ý nghĩa của lòng biết ơn + Biểu hiện + Ý nghĩa – Phản biện : Bên cạnh những người biết “Uống nước nhớ nguồn”, vẫn còn có nhiều người sống vô ơn chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc,… – Bài học nhận thức và hành động + Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc + Tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài nhưng cần phải có ý thức giữ gìn bản sắc, văn hóa tinh hoa dân tộc Việt Nam ,… |
|
|
|
d.Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
|
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
……………..
Tải file tài liệu để xem Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Văn 10