Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 10 Kết nối tri thức bao gồm 15 trang tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 Kết nối tri thức, đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024

    I. Câu hỏi trắc nghiệm

    Câu 1a: Khi nói đến vai trò của Sinh học, phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Sinh học có vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề môi trường nhưng không có vai trò chủ đạo trong phát triển bền vững.
    B. Sinh học cung cấp cơ sở khoa học trong việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội một cách bền vững.
    C. Sinh học chỉ có vai trò trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội.
    D. Sinh học chỉ có vai trò trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe con người

    Câu 2a: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế?​

    A. Tạo ra những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.
    B. Cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm và cải tạo môi trường.
    C. Góp phần xây dựng chính sách môi trường.
    D. Đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát sự phát triển dân số cả về chất lượng và số lượng.

    Câu 3b: Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội dung sau đây?

    (1) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, các loài sinh vật biến đổi gene.

    (2) Xây dựng các mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn để về môi trường.

    (3) Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

    (4) Dựa vào đặc điểm di truyền của tính trạng, dự đoán được khả năng mắc bệnh ở đời con. Qua đó, tư vấn và sàng lọc trước sinh nhằm hạn chế dị tật ở thai nhi.

    (5) Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí hậu, thời tiết.

    A. 2.
    B. 3.
    C. 4.
    D. 5.

    Câu 4a: Phát triển bền vững là sự

    A. ưu tiên tăng trưởng kinh tế của thế hệ hiện tại mà không quan tâm tới các vấn đề về xã hội và môi trường.
    B. phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
    C. phát triển kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và cả nhu cầu của các thế hệ tương lai.
    D. phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

    Câu 5a: Phát triển bền vững là sự phát triển

    A. nhằm thoả mãn nhu cầu lợi ích của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
    B. chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu câu của thế hệ hiện tại.
    C. nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.
    D. nhằm thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

    Câu 6b: Trình tự các sự kiện nào dưới đây phản ánh đúng trinh tự các bước trong quy trình nghiên cứu khoa học?

    A. Đặt câu hỏi à Quan sát à Hình thành giả thuyết à Thiết kế thí nghiệm à Phân tích kết quả à Rút ra kết luận.
    B. Quan sát à Hình thành giả thuyết à Đặt câu hỏi à Phân tích kết quả à Thiết kế thí nghiệm à Rút ra kết luận.
    C. Quan sát à Đặt câu hỏi à Hình thành giả thuyết à Thiết kế thí nghiệm à Phân tích kết quả à Rút ra kết luận.
    D. Hình thành giả thuyết à Thiết kế thí nghiệm à Phân tích kết quả à Đặt ra câu hỏi à Rút ra kết luận.

    Câu 7a: Bước đầu tiên để nhận ra vấn đề cần giải quyết trong tiến trình nghiên cứu khoa học là

    A. hình thành giả thuyết khoa học.
    B. quan sát, thu thập dữ liệu.
    C. đặt câu hỏi.
    D. kiểm tra giả thuyết khoa học.

    Câu 8b: Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, “thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng” thuộc bước thứ mấy?

    A. Bước 4.
    B. Bước 5.
    C. Bước 2.
    D. Bước 3

    Câu 9b: Phương án nào dưới đây phản ánh đúng trình tự các cấp độ tổ chức của thế giới sống?

    A. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào→ Mô →Hệ cơ quan → Cơ quan→ Cơ thể → Quần thể →Quần xã→ Hệ sinh thái.
    B. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể à Quần thể → Quần xã→Hệ sinh thái.
    C. Nguyên tử → Phân tử → Tế bào → Bào quan→ Mô →
    Cơ quan → Hệ cơ quan →Cơ thể → Quần thể→Quần xã → Hệ sinh thái.
    D. Nguyên tử → Phân tử → Bào quan → Tế bào→ Cơ thể → Mô à Cơ quan → Hệ cơ quan→ Quần thể →Quần xã → Hệ sinh thái.

    Câu 11a: Các đặc điểm chung của thế giới sống là được

    A. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, những hệ mở và tự điều chỉnh, liên tục tiến hóa.
    B. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, những hệ mở, liên tục tiến hóa.
    C. tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tự điều chỉnh, liên tục tiến hóa.
    D. cấu tạo từ tế bào, những hệ mở và tự điều chỉnh, liên tục tiến hóa.

    Câu 12a: Đặc điểm chỉ có được do sự sắp xếp và tương tác của các bộ phận cấu thành nên hệ thống được gọi là đặc điểm

    A. mới.
    B. nổi trội.
    C. phức tạp.
    D. đặc trưng.

    Câu 13a: Khi nói về đặc điểm các cấp tổ chức sống là những hệ mở và tự điều chỉnh, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Các cấp tổ chức sống không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.
    B. Thế giới sống không chỉ chịu sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.
    C. Hệ thống sống có khả tự điều chỉnh để duy trì các thông số bên trong hệ thống một cách ổn định cho dù điều kiện môi trường luôn thay đổi.
    D. Tế bào nhận biết các thông tin bên ngoài nhờ hệ thống các phospholipid trên màng tế bào rồi truyền tín hiệu qua hệ thống các phospholipid trung gian, sau đó đưa ra các đáp ứng cần thiết.

    Câu 14a: Thế giới sống có nhiều đặc điểm chung là do

    A. có khả năng tự điều chỉnh thích nghi với những thay đổi của môi trường.
    B. thông tin di truyền trong các phân tử DNA được truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    C. có khả năng cảm ứng, trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
    D. thường xuyên phát sinh các đột biến và được lựa chọn những thể đột biến có kiểu hình thích nghi nhất với môi trường.

    Câu 15a: Các tổ chức sống được xây dựng theo nguyên tắc thứ bậc có nghĩa là

    A. cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn.
    B. tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào.
    C. kích thước cơ thể càng bé thì càng thuộc tổ chức sống cao và ngược lại.
    D. kích thước cơ thể càng lớn thì càng thuộc tổ chức sống cao và ngược lại.

    Câu 16a: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống?

    A. Nguyên tắc thứ bậc.
    B. Nguyên tắc mở.
    C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.
    D. Nguyên tắc bổ sung.

    Câu 17b: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là của cấp độ tổ chức sống cơ bản?

    (1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

    (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

    (3) Liên tục tiến hóa.

    (4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

    A. 1.
    B. 3.
    C. 4.
    D. 2.

    Câu 18a: Khi nói về một hệ thống sống, điều nào sau đây là đúng?

    A. Là hệ thống mở và tự điều chỉnh.
    B. Là một hệ thống không hoàn chỉnh.
    C. Không có khả năng làm biến đổi môi trường.
    D. Không chịu tác động của môi trường.

    Câu 19a: Nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống?

    A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
    B. Chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào.
    C. Dự trữ, cung cấp năng lượng cho tế bào.
    D. Điều tiết quá trình trao đổi chất cho các hoạt động sống của tế bào.

    Câu 20a: Các nguyên tố đa lượng trong tế bào thực hiện chức năng nào sau đây?

    A. Cấu thành nên các enzyme, hormone, vitamin….
    B. Tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể.
    C. Cấu tạo các hợp chất hữu cơ.
    D. Điều tiết các phản ứng hóa học của tế bào.

    Câu 21a: Nguyên tố vi lượng có vai trò

    A. là thành phần cấu tạo chính của các hợp chất hữu cơ.
    B. tham gia cấu tạo các enzyme.
    C. cấu tạo các polysaccharide trong tế bào.
    D. tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ.

    Câu 22a: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì:

    A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
    B. chức năng chính của chúng là điều tiết quá trình trao đổi chất.
    C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
    D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định

    Câu 23b: Nguyên tố hóa học nào sau đây là “mạch xương sống” để hình thành các hợp chất hưu cơ?

    A. Oxygen.
    B. Nito.
    C. Calcium.
    D. Carbon.

    Câu 24b: Khi nói về đặc điểm, chức năng của carbon trong tế bào, những phát biểu nào sau đây đúng?

    (1) Carbon có 5 electron tự do ở lớp ngoài cùng.

    (2) Carbon có khả năng hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các Carbon hoặc nguyên tử khác.

    (3) Carbon có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào.

    (4) Carbon tạo nên sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.

    A. 1,2 và 3
    B. 1, 2 và 4
    C. 2, 3 và 4
    D. 1, 3 và 4

    Câu 25b: Nguyên tố carbon có những vai trò nào sau đây?

    (1) Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các hợp chất vô cơ trong tế bào.

    (2) Chiếm khối lượng nhỏ nhưng rất cần thiết cho hoạt động của tế bào và cơ thể.

    (3) Tạo nên sự đa dạng về cấu tạo của các hợp chất trong tế bào.

    (4) Có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính trong tế bào.

    A. 1 và 2
    B. 3 và 4
    C. 1 và 3
    D. 2 và 4

    Câu 26a: Khi giải thích về “Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống”, nhận định nào sau đây không đúng?

    A. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
    B. Tế bào là cấp độ tổ chức sống cơ bản biểu hiện đầy đủ các hoạt động của một hệ sống.
    C. Quá trình trao đổi và chuyển hóa năng lượng, di truyền của cơ thể đều được diễn ra bên ngoài tế bào.
    D. Sự sống được hình thành từ phân tử nhưng không có phân tử nào có thể thực hiện hoạt động sống ở bên ngoài tế bào.

    Câu 27b: Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.

    (1) Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào.
    (2) Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi tế bào đều có đầy đủ các bào quan quan trọng của cơ thể.‘
    (3) Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản – di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
    (4) Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước.

    Có bào nhiêu phát biểu đúng?

    A. 1, 2 và 3.
    B. 2, 3 và 4.
    C. 1, 2 và 4.
    D. 1, 3 và 4.

    Câu 28c: Ở người, bệnh nào sau đây là do thiếu nguyên tố calcium?

    A. Còi xương.
    B. Bướu cổ.
    C. Chuột rút cơ.
    D. Thiếu máu.

    Câu 29c: Ở người, nếu thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh

    A. thiếu máu.
    B. còi xương.
    C. ung thư.
    D. bướu cổ.

    Câu 30c: Bệnh nào sau đây liên quan đến việc thiếu nguyên tố iot?

    A. Bệnh bướu cổ.
    B. Bệnh còi xương.
    C. Bệnh cận thị.
    D. Bệnh béo phì.

    Câu 31a: Đặc tính nào sau đây làm cho nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống?

    A. Tính phân cực.
    B. Tính dẫn điện tốt.
    C. Tính linh động.
    D. Nhiệt độ sôi cao.

    Câu 32a: Tính chất nào của phân tử nước quyết định vai trò sinh học của nó?

    A. Dẫn điện.
    B. Dẫn nhiệt.
    C. Phân cực.
    D. Tích điện.

    Câu 33c: Khi thời tiết nóng hoặc tập thể dục, thể thao cơ thể chúng ta tiết ra nhiều mồ hôi. Phản ứng đó của cơ thể cho thấy vai trò gì của nước?

    A. Là môi trường của các phản ứng hóa học.
    B. Làm dung môi hòa tan các chất.
    C. Cấu trúc tế bào của cơ thể.
    D. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

    Câu 34a: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể?

    A. Là dung môi hòa tan nhiều hợp chất.
    B. Tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng hóa học.
    C. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
    D. Điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.

    Câu 35a: Nước là dung môi hòa tan nhiều chất khác vì các phân tử nước

    A. liên kết chặt với nhau.
    B. hình thành liên kết hydrogen với các chất.
    C. hình thành liên kết cộng hóa trị với các chất.
    D. bay hơi ở nhiệt độ cao.

    Câu 36a: Nước có tính phân cực là cơ sở để giải thích hiện tượng nào sau đây?

    A. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng tế bào và cơ thể.
    B. Nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất như muối, đường, một số loại protein,…
    C. Nước là dung môi hòa tan nhiều hợp chất, trong đó có lipid.
    D. Nguyên tử O có khả năng hút cặp electron mạnh hơn.

    Câu 37b: Khi nói về đặc điểm, vai trò của nước có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

    (1) Nước là môi trường cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào.
    (2) Trong tế bào, nước tập trung chủ yếu ở nguyên sinh chất.
    (3) Nước liên kết với nhau và một số phân tử khác nhờ liên kết hidro.
    (4) Nước có đặc tính phân cực là do phía oxi mang điện tích dương và phía hidro mang điện tích âm.

    A. 3.
    B. 4.
    C. 1.
    D. 2.

    Câu 38a: Đặc điểm chung của các loại lipit là:

    A. có tính phân cực.
    B. cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
    C. có tính kị nước.
    D. có tính acid.

    Câu 39a: Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên lipit là:

    A. C, H, O.
    B. C, H, N.
    C. O, N, H.
    D. H, O, P.

    …………….

    II. Câu hỏi tự luận

    Câu 1: Nêu 2 ví dụ về nghiên cứu sinh học có thể gây nên mối lo ngại của xã hội về đạo đức sinh học.

    Câu 2: Phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của carbohydrate.

    Câu 3: Trình bày các chức năng của phân tử protein.

    Câu 4: Trình bày cấu tạo và chức năng của DNA.

    Câu 5: Một đoạn phân tử ADN có A = 600 và G = 30% tổng số nu. Tính tổng số nu và số liên kết hiđrô của phân tử ADN trên?

    Câu 6: Một đoạn phân tử ADN có N = 3000 nu, trong đó A = 600 nu. Tính chiều dài và số liên kết hiđrô của phân tử ADN trên?

    Câu 7. Chứng minh quá trình chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với quá trình chuyển hóa năng lượng thông qua hai quá trình quang hợp và hô hấp.

    Câu 8. Vì sao peroxisome lại được xem là bào quan giúp bảo vệ tế bào?

    Câu 9. Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

    ………………

    Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Sinh 10

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *