Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ 8 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều
PHÒNG GD&ĐT QUẬN…….. . |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II |
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là phụ tải biến điện năng thành cơ năng?
A. Ti vi
B. Dàn âm thanh
C. Xe đạp điện
D. Bóng đèn
Câu 2: Bộ phận truyền dẫn là?
A. Rơ le điện
B. Dây dẫn, cáp điện
C. Cầu dao điện
D. Bếp điện
Câu 3: Phụ tải điện là thiết bị sử dụng điện năng để biến đổi thành?
A. Nhiệt năng
B. Cơ năng
C. Quang năng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Cấu trúc chung của mạch điện gồm mấy thành phần chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Ở nước ta, mạng điện trong nhà có cấp điện áp là:
A. 220V
B. 110V
C. 380V
D. Đáp án khác
Câu 6: Mô đun cảm biến theo tín hiệu đầu vào là
A. Mô đun cảm biến chuyển động
B. Mô đun cảm biến hồng ngoại
C. Mô đun cảm biến khí độc hại
D. Mô đun cảm biến quang dẫn
Câu 7: Chức năng của tiếp điểm đóng cắt là?
A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,…) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
D. Dẫn điện từ nguồn điện đến phụ tải điện
Câu 8: Hình ảnh sau là kí hiệu của phần tử nào trong mạch điện điều khiển?
A. Rơ le điện
B. Nguồn một chiều
C. Công tắc hai cực
D. Cầu chì
Câu 9: Mô đun cảm biến theo tính năng và ứng dụng là
A. Mô đun cảm biến ánh sáng
B. Mô đun cảm biến nhiệt độ
C. Mô đun cảm biến chuyển động
D. Mô đun cảm biến nhiệt điện trở
Câu 10: Sơ đồ khối mạch điện điều khiển không gồm bộ phận nào?
A. Nguồn điện
B. Thiết bị đóng cắt và điều khiển
C. Phụ tải điện
D. Bộ phận truyền dẫn
Câu 11: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển điều hòa tự động?
A. Cảm biến ánh sáng
B. Cảm biến nhiệt độ
C. Cảm biến độ ẩm
D. Cảm biến hồng ngoại
Câu 12: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển đóng/mở rèm cửa tự động?
A. Cảm biến ánh sáng
B. Cảm biến nhiệt độ
C. Cảm biến độ ẩm
D. Cảm biến hồng ngoại
Câu 13: Nội dung thực hiện ở bước vận hành mạch điện là?
A. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ mạch điện
B. Xác định thành phần chính và đầu nối của mạch điện
C. Xác định vị trí cổng đầu vào, cổng ra của mô đun
D. Cấp nguồn, kiểm tra hoạt động của mạch điện; đánh giá và điều chỉnh
Câu 14: Vai trò của mô đun cảm biến là?
A. Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,…) thành tín hiệu điện.
B. Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
C. Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
D. Điều khiển đóng, cắt nguồn điện cho các thiết bị điện theo tín hiệu cảm nhận của cảm biến
Câu 15: Nội dung thực hiện ở bước lắp ráp mạch điện là?
A. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và thiết bị theo sơ đồ mạch điện
B. Xác định thành phần chính và đầu nối của mạch điện
C. Xác định vị trí cổng đầu vào, cổng ra của mô đun
D. Tiến hành đấu nối theo sơ đồ mạch điện
Câu 16: Loại mô đun cảm biến nào được sử dụng trong mạch điện điều khiển đóng/mở rèm cửa tự động?
A. Cảm biến ánh sáng
B. Cảm biến nhiệt độ
C. Cảm biến độ ẩm
D. Cảm biến hồng ngoại
Câu 17: Công việc của kĩ sư điện là?
A. Lắp đặt, điều chỉnh và sửa chữa bộ phận điện trong thiết bị gia dụng
B. Tư vấn, thiết kế hệ thống cho động cơ điện, thiết bị điện
C. Lắp đặt, sửa chữa đường dây điện, cáp điện
D. Sử dụng các dụng cụ để kiểm tra các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện
Câu 18: Đâu không phải năng lực cụ thể của kĩ sư điện?
A. Tư duy sáng tạo trong tư vấn, thiết kế
B. Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong nghiên cứu, thiết kế
C. Khả năng tự tìm hiểu và giải quyết các bài toán kĩ thuật
D. Khả năng phân tích dữ liệu đo lường nhằm xác định sự cố, hư hỏng
Câu 19: Môi trường làm việc của kĩ sư điện là?
A. Các công ty truyền tải điện, công ty phân phối điện, công ty xây lắp điện
B. Viện nghiên cứu, công ty tư vấn thiết kế, công ty sản xuất thiết bị điện
C. Các nhà máy sản xuất, các công ty lắp đặt và sửa chữa điện
D. Các trung tâm bảo hành, sữa chữa
Câu 20: Để nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đánh giá bản thân qua các yêu cầu nào?
A. Phẩm chất của người làm trong lĩnh vực kĩ thuật điện
B. Năng lực cụ thể của ngành nghề
C. Phẩm chất và năng lực cụ thể của ngành nghề
D. Đáp án khác
II. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu những nguyên nhân chính gây tai nạn điện.
Trả lời:
Nguyên nhân chính gây tai nạn điện như:
– Do tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện.
– Do tiếp xúc gián tiếp với máy móc, thiết bị điện bị nhiễm điện.
– Do vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
Câu 2: Nêu công dụng của giày cách điện.
Trả lời:
Giày cách điện có công dụng là: bảo vệ đôi chân không chạm vào vùng bị nhiễm điện khi phải làm việc trong môi trường có nguy cơ rò rỉ điện.
Câu 3: Mô tả các biện pháp đảm bảo an toàn điện và nêu mục đích khi thực hiện những biện pháp này.
Trả lời:
Các biện pháp đảm bảo an toàn điện và mục đích:
– Sử dụng dụng cụ có vỏ cách điện để tránh bị điện giật.
– Kiểm tra nguồn điện để phát hiện và khắc phục kịp thời hư hỏng.
– Sử dụng thiết bị chống giật để tránh bị điện giật.
– Kiểm tra, bọc kín chỗ cách điện bị hỏng trên vỏ dây dẫn tránh điện giật.
Câu 4: Em hãy nêu đặc tính của vật liệu cách điện. Kể tên một số vật liệu cách điện phổ biến.
Trả lời:
- Vật liệu cách điện có khả năng dẫn điện rất kém hoặc không dẫn điện nên được dùng để chế tạo các bộ phận cách điện trong các dụng cụ an toàn điện.
- Một số vật liệu cách điện phổ như cao su, thủy tinh, nhựa, chất dẻo, gỗ khô,…
Câu 5: Tại sao không nên chạm vào mạch điện, các thiết bị và đồ dùng điện nếu chưa biết cách sử dụng?
Trả lời:
Không nên chạm vào mạch điện, các thiết bị và đồ dùng điện nếu chưa biết cách sử dụng vì có thể gây ra tai nạn điện do không biết cách xử lý an toàn, dẫn đến nguy cơ điện giật hoặc hỏa hoạn.
Câu 6: Giả sử có người bị giật điện, em sẽ thực hiện quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện như nào?
Trả lời:
Quy trình sơ cứu người bị tai nạn điện:
– Phương pháp hô hấp nhân tạo:
+ Bước 1: Nâng cằm, đẩy đầu nạn nhân về phía sau
+ Bước 2: Một tay nâng cằm, một tay bịt mũi nạn nhân, lấy hơi và thổi hai hơi mạnh liên tiếp vào miệng nạn nhân. Để lồng ngực nạn nhân tự xẹp xuống.
+ Bước 3: Lặp lại bước 2 khoảng 20 lần/ phút đối với người lớn, 30 lần/ phút đối với trẻ em.
– Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực:
+ Bước 1: Đặt hai bàn tay chồng lên nhau trên vùng giữa ngực, dưới xương ức của nạn nhân.
+ Bước 2: Ấn mạnh tay xuống ngực nạn nhân rồi thả ra.
+ Bước 3: Lặp lại bước 2 với nhịp độ 100 lần/phút.
……..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 8 Cánh diều