Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều
Đề cương ôn tập cuối kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều gồm một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo lý thuyết. Qua đó giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11
TRƯỜNG THPT …………. BỘ MÔN: GDCD |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: GDKT&PL – KHỐI 11 |
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
– Công dân bình đẳng về quyền và pháp luật
– Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
– Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội
Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội
– Ý nghĩa của bình đẳng giới
– Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế – lao động, giáo dục – y tế
– văn hóa – khoa học công nghệ, gia đình
– Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới
Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
– Quyền bình đẳng giữa các dân tộc
– Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
– Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
– Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
– Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại
– Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc
– Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
– Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
– Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
– Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
– Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
– Pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
– Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
– Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
– Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
– Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
– Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
– Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
B.LUYỆN TẬP
I – Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn.
B. Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh.
C. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
D. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề.
Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
C. Hỗ trợ người già neo đơn
D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc
Câu 3: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện công dân bình đẳng về
A. tập tục
B. quyền.
C. trách nhiệm.
D. nghĩa vụ.
Câu 4: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng
A. tập tục.
B. trách nhiệm.
C. quyền.
D. nghĩa vụ.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. năng lực trách nhiệm pháp lí.
B. trạng thái sức khỏe tâm thần.
C. thành phần và địa vị xã hội.
D. tâm lí và yếu tố thể chất.
Câu 6: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm – là thể hiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực
A. Chính trị.
B. Văn hóa.
C. Giáo dục.
D. Lao động.
Câu 7: Ở nước ta hiện nay, nam nữ bình đẳng trong về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức là thể hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực
A. chính trị.
B. văn hóa.
C. kinh tế.
D. gia đình.
Câu 8: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030, huyện Y đã tổ chức các lớp tập huấn, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Ngoài ra, chính quyền huyện còn có các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ,… Các hoạt động này đã góp phần giúp nữ giới phát huy vai trò trong xã hội.
8.1: Kết quả của việc thực hiện các biện pháp như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ… sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực nào dưới đây?
A. Chính trị, văn hóa, lao động.
B. Giáo dục, kinh tế và chính trị.
C. Chính trị, kinh tế, lao động.
D. Kinh tế, văn hóa, lao động.
8.2: Việc chính quyền huyện Y đảm bảo tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên lĩnh vực
A. Kinh tế.
B. Kinh doanh.
C. Chính trị.
D. Lao động.
8.3: Hoạt động động hỗ trợ nghề cho phụ nữ và làm tốt công tác vay vốn đối với chị em phụ nữ đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực
A. Lao động.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Kinh doanh.
………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11