Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trọng tâm.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo.
Đề cương học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo
UBND THÀNH PHỐ…… |
NỘI DUNG ÔN TẬP HKII |
Câu 1: Để sử dụng hữu ích khoản tiền, em cần rèn luyện thói quen xây dựng kế hoạch chi tiêu như thế nào cho phù hợp?
a) Chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
b) Quyết định sáng suốt và hợp lí cho việc chi tiêu.
c) Đáp ứng vô tư nhu cầu mua sắm theo sở thích cá nhân.
d) a,b đúng.
Câu 2: Cách để tiết kiệm tiền trong gia đình em có thể làm cho gia đình mình là?
a) Nhịn ăn sáng.
b) Không sử dụng lãng phí điện nước, tái chế các vật dụng, đồ vật hư hỏng,…
c) Mua sắm thỏa thích.
d) Thường xuyên tụ tập xem phim.
Câu 3: Sắp xếp các bước kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm sau theo thứ tự:
1) Phân loại các khoản chi.
2) XĐ một số PP giúp tăng tiền tiết kiệm.
3) XĐ khoản tiền cần tiết kiệm.
4) XĐ các khoản chi ưu tiên.
a) 1,2,3,4.
b) 2,3,4,1.
c) 3,1,4,2.
d) 4,3,2,1.
Câu 4: Nếu trong tháng ba mẹ cho em một khoản để chi tiêu nhưng em không sử dụng hết. Mà nhà trường đang quyên góp để ủng hộ đồng bào bị thiên tai hoặc những hoàn cảnh khó khăn bất hạnh thì em có nên sử dụng tiền dư đó giúp đỡ hay không?
a) Không. Vì sao?………………………………………………
……………………………………………………
b) Có. Vì sao?…………………………………………………….
……………………………………………………
Câu 5 Những lợi ích của thói quen tiết kiệm tiền đối với bản thân và gia đình:
a) Có khoản tiết kiệm phòng khi ốm đau, lúc cần thiết.
b) Thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và gia đình.
c) Làm giàu cho bản thân và gia đình.
d) Tất cả đều đúng.
Câu 6: Sắp xếp các khoản chi ưu tiên từ cao đến thấp:
1/ Chi cho sở thích: các khoản tiêu dùng để mua đồ chơi, sách truyện giải trí…
2/ Chi cho ăn uống: các khoản tiêu dùng để mua đồ ăn sáng, ăn vặt….
3/ Chi cho học tập: các khoản tiêu dùng để mua các dụng cụ học tập,…
a) 1,2,3
b) 3,2,1
c) 2,3,1
d) 2,1,3
Câu 7: Trong các nhóm chi tiêu theo em nhóm nào cần hạn chế nhất?
a) Chi cho sở thích: các khoản tiêu dùng để mua đồ chơi, sách truyện giải trí…
b) Chi cho ăn uống: các khoản tiêu dùng để mua đồ ăn sáng, ăn vặt….
c) Chi cho học tập: các khoản tiêu dùng để mua các dụng cụ học tập,…
d) Nhóm nào cũng quan trọng.
Câu 8: Trong các nhóm chi tiêu theo em nhóm nào cần ưu tiên nhất?
a) Chi cho sở thích: các khoản tiêu dùng để mua đồ chơi, sách truyện giải trí…
b) Chi cho ăn uống: các khoản tiêu dùng để mua đồ ăn sáng, ăn vặt….
c) Chi cho học tập: các khoản tiêu dùng để mua các dụng cụ học tập,…
d) Nhóm nào cũng quan trọng.
Câu 9: Bạn An đặt mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền để mua chiếc cặp mới thay cho cặp cũ. Nếu em là An em sẽ tiết kiệm tiền để mua cặp mới bằng cách nào?
a) Tự làm sản phẩm handmade để bán.
b) Thu gom và bán giấy vụn, đồ phế liệu.
c) Nổ lực học tập để nhận phần thưởng khuyến khích.
d) Ý kiến khác:……………………………………
Đáp án: mở
Câu 10. Trong các tình huống sau, tình huống nào giúp tiết kiệm khoản chi tiêu?
a) Bạn A thường xuyên làm mất dụng cụ học tập.
b) Bạn B hay săn sale mua các vật dụng chưa cần thiết.
c) Bạn C tiết kiệm tiền để nạp tiền chơi game.
d) Bạn D hạn chế tiền mua quà vặt và ăn sáng tại nhà.
Câu 11: Mục tiêu của việc sống hòa hợp trong cộng đồng?
a) Hành vi, ứng xử văn hóa, không kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội, tham gia hoạt động thiên nguyện, giới thiệu truyền thống tự hảo của địa phương.
b) Hành vi, ứng xử văn hóa, kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội, tham gia hoạt động thiện nguyện, giới thiệu truyền thống tự hảo của địa phương.
c) Hành vi, ứng xử văn hóa, không kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị XH, không tham gia hoạt động thiên nguyện, giới thiệu truyền thống tự hảo của địa phương.
d) Hành vi, ứng xử văn hóa, không kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị XH, tham gia hoạt động thiên nguyện.
Câu 12: Lợi ích của việc tham gia các hoạt động trong cộng đồng?
a) Học hỏi được nhiều kiến thức, kĩ năng mới.
b) Mở rộng mối quan hệ.
c) Hoàn thiện bản thân.
d) Tất cả đều đúng.
Câu 13: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là vì cộng đồng?
a) Lễ hội chùa hương.
b) Biểu diễn văn nghệ.
c) Thu gom rác thải tại địa phương.
d) Tham gia giao thông
Câu 14: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là văn hóa?
a) Lễ hội chùa hương.
b) Thiện nguyện.
c) Thu gom rác thải tại địa phương.
d) Tham gia giao thông
Câu 15: Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng?
a) Lễ phép với người lớn.
b) Không làm ồn nơi công cộng.
c) Xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng
d) Tất cả các ý trên.
Câu 16: Nguyên tắc khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng?
a) Không tuân thủ văn hóa cộng đồng, thân thiện, cởi mở với mọi người, tôn trọng sự khác biệt.
b) Hiểu và tuân thủ văn hóa cộng đồng, thân thiện, cởi mở với mọi người, tôn trọng sự khác biệt.
c) Hiểu và tuân thủ văn hóa cộng đồng, không thân thiện, cởi mở với mọi người, tôn trọng sự khác biệt.
d) Hiểu và tuân thủ văn hóa cộng đồng, thân thiện, cởi mở với mọi người, không tôn trọng sự khác biệt.
Câu 17: Hành vi nào sau đây thể hiện sự ích kỉ không vì cộng đồng?
a) Xếp hàng thanh toán tiền ở siêu thị.
b) Mọi người hỗ trợ lẫn nhau khi tham gia thiện nguyện.
c) Mở nhạc thật lớn tạo không khi náo nhiệt khi tổ chức sinh nhật tại nhà.
d) Ăn mặc chỉnh tề khi tham gia lễ hội văn hóa thiên liêng.
Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện ứng xử văn hóa khi tham gia hoạt động cộng đồng?
a) Không xếp hàng thanh toán tiền ở siêu thị.
b) Mọi người hỗ trợ lẫn nhau khi tham gia thiện nguyện.
c) Mở nhạc thật lớn tạo không khi náo nhiệt khi tổ chức sinh nhật tại nhà.
d) Mặc áo ba lỗ, quần đùi khi tham gia lễ hội văn hóa thiên liêng.
Câu 19: Trong lớp có bạn hay có hành động bất thường, không hòa hợp được với mọi người vì hay có hành động lập dị. Theo em, em sẽ giúp bạn ấy hòa nhập với bạn bè như thế nào?
a) Thấu hiểu và giúp đỡ các bạn, không xa lánh kì thì, giúp bạn phát triển và chứng minh khả năng của bản thân bạn đó.
b) Không quan tâm các bạn đó.
c) Xa lánh các bạn đó vì bạn không giống mình.
d) Lập nhóm trêu chọc bạn đó cho vui.
Câu 20: Ở lứa tuổi các bạn hiện nay có thể tham gia thiện nguyện vì cộng đồng được hay chưa?
a) Chưa. Vì còn quá nhỏ.
b) Được. Thiện nguyện không phân biệt tuổi tác.
Câu 21: Mục tiêu của việc góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính?
a) Nhận diện được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.
b) Biết tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện các biện pháp cụ thể góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
c) Biết tuyên truyền mọi người về hậu quả của hiệu ứng nhà kính và vận động thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
d) Tất cả các ý trên
Câu 22: những ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với tự nhiên ?
a) Khí hậu: gây ra các hiện tượng như thủng tầng ozone, nóng lên toàn cầu, băng tan ở hai cực, lũ lụt, hạn hán,… Nguồn nước: ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất, dẫn đến sự thiếu hụt nước uống, nước cho các ngành công – nông – lâm nghiệp.
b) Cảnh quan thiên nhiên: diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều vùng đất ven biển bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao.
c) Sinh vật: nhiều loài sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi về nhiệt độ, môi trường sống và dần dần biến mất, tuyệt chủng.
d) Tất cả các ý trên
Câu 23: Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sức khỏe và đời sống con người?
a) Thiếu nước sinh hoạt, mất điện,hư hỏng nhà cửa, cầu đường, phương tiện đi lại,…Gây ra thiệt hại về mùa màng, chăn nuôi, thủy sản, Dịch bệnh, Nghèo đói.
b) Không ảnh hưởng nhiều đến con người.
c) Diện tích rừng bị thu hẹp, nhiều vùng đất ven biển bị nhấn chìm do mực nước biển dâng cao.
d) Nhiều loài sinh vật không thích nghi được với sự thay đổi về nhiệt độ, môi trường sống và dần dần biến mất, tuyệt chủng.
Câu 24: Em sẽ thực hiện những việc làm nào phù hợp với em để góp phần giảm hiểu hiệu ứng nhà kính ?
a) Tiết kiêm điện, nước.
b) Tăng cường sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời, gió.
c) Tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon, chai nhựa.
d) Tất cả các ý trên
Câu 25: Em sẽ thực hiện những việc làm nào bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của em?
a) Em còn nhỏ chưa bảo vệ được cảnh quan.
b) Trồng cây xanh.
c) Tổ chức các hoạt động tình nguyện để dọn dẹp vệ sinh cảnh quan xung quanh em
d) Cả b và c đều đúng
Câu 26: Em có ý tưởng cho sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường sau chuyến tham quan?
a) Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền.
b) Làm video nói về thực trạng môi trường, ý thức của người dân ở địa điểm tham quan và một số biện pháp để khắc phục.
c) Cùng chính quyền địa phương tổ chức các buổi trò chuyện, giao lưu để nâng cao ý thức người dân ở khu vực.
d) Tất cả các ý trên
Câu 27: Để thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính em sẽ làm như thế nào?
a) Vẽ tranh tuyên truyền.
b) Sử dụng điện nước vô tư.
c) Không tắt điện lớp sau giờ học
d) Không tham gia vì không có ích.
Câu 28: Theo em những thuận lợi khi thực hiện các hoạt động trong giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
a) Nhận diện được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.
b) Biết tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện các biện pháp cụ thể góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
c) Biết tuyên truyền mọi người về hậu quả của hiệu ứng nhà kính và vận động thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
d) Tất cả các ý trên
Câu 29: Theo em những khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong giảm thiểu hiệu ứng nhà kính?
a) Nhận diện được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính.
b) Biết tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện các biện pháp cụ thể góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
c) Công tác vận động người dân còn hạn chế
d) Biết tuyên truyền mọi người về hậu quả của hiệu ứng nhà kính và vận động thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.