Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn phạm vi ôn tập kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc nào em không nên thực hiện?

A. Bình tĩnh giải thích khi xảy ra bất hòa với bạn
B. Lan truyền những thông tin tiêu cực về bạn trên mạng xã hội
C. Thể hiện thái độ, cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách chân thành với bạn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Khi thấy bạn thường xuyên nhắc đến những khuyết điểm của em để bàn luận và đùa giỡn trước mọi người, em nên làm gì?

A. Nói xấu lại
B. Giải thích với bạn việc nói xấu như vậy là sai và bạn không nên nói xấu mình như vậy, nếu ai đó nói xấu bạn thì bạn có buồn không
C. Cãi nhau với bạn
D. Đáp án khác

Câu 3: Bạn trách em vì không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra. Em nên làm gì?

A. Em mặc kệ bạn
B. Em không chơi với bạn nữa
C. Em cãi nhau với bạn
D. Em nên giải thích cho bạn giờ kiểm tra là để kiểm tra kiến thức, mọi người cần tự lực học để làm bài kiểm tra

Câu 4: Khi bạn làm điều mình không thích, em nên:

A. Bình tĩnh, nhường nhịn, luôn nhìn về mặt tích cực của bạn
B. Tranh cãi với bạn
C. Cáu gắt với bạn
D. Đáp án khác

Câu 5: Hoạt động nào dưới đây là không phải là hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương?

A. Phát triển kinh tế
B. Phòng, chống tệ nạn xã hội
C. Phá hoại bản sắc văn hóa
D. Bảo vệ môi trường

Câu 6: Đâu là hoạt động giáo dục truyền thống văn hóa?

A. Phát triển các nghề thủ công truyền thống
B. Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ
C. Giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp
D. Tổ chức lễ hội

Câu 7: Khi có thông tin về bão, chúng ta không nên dự trữ các loại lương thực, thực phẩm như thế nào?

A. Có hạn dài
B. Các loại đồ khô: mì tôm, bánh, lương khô,…
C. Các loại đồ hộp, sữa cho trẻ em,…
D. Các thực phẩm tươi sống: tôm, cua, cá,…

Câu 8: Kế hoạch truyền thông về hình thức truyền thông không có nội dung nào dưới đây?

A. Mục tiêu
B. Chi phí
C. Đối tượng
D. Địa điểm

Câu 9: Những môn học như: Vật lí, hóa học, sinh học, công nghệ, tin học có thể định hướng các em sau này làm nghề?

A. Nhà văn, nhà báo
B. Nhà tâm lí học
C. Nhân viên về kinh doanh và quản lý
D. Nhà khoa học

Câu 10: Đâu là nét tính cách sẽ được mọi người yêu quý?

A. Lười biếng
B. Chu đáo
C. Đố kị
D. Thiếu chính kiến

Câu 11: Giờ ra chơi, H thấy các bạn thản nhiên đi giày bẩn vào khu vực cô lao công vừa mới lau dọn xong. Một bạn còn nói:”Không sao, tí nữa cô ấy còn lau lại mà” Em có suy nghĩ gì về các bạn trên?

A. Các bạn đã biết trọng cô lao công
B. Các bạn đã thể hiện thái độ không tôn trọng với cô lao công vì cô đã mất công lau rồi mà lại cố tình đi vào để cô mất công đi lau lại
C. Các bạn thể hiện thái độ tôn trọng với cô lao công
D. Đáp án khác

Câu 12: Ở chương trình học Trung học phổ thông, em có môn học nào hướng đến nghề phiên dịch viên không?

A. Hóa Học
B. Tiếng anh
C. Toán
D. Vật lí

Câu 13: Việc nào khiến em bị cản trở hoàn thành công việc?

A. Việc cẩn thận trong mọi việc
B. Việc thiếu ý chí
C. Việc chu đáo với mọi người
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Hành động nào sau đây không nên làm khi trời đang mưa bão?

A. Ngắt điện toàn bộ các thiết bị điện tử, điện thoại khi có sấm sét
B. Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn
C. Trú ẩn trong nhà, trường học,…
D. Trú, tránh dưới gốc cây, cột điện

Câu 15: Đồ vật nào sau đây là cần thiết phải chuẩn bị trước khi bão đổ bộ?

A. Đồ chơi cho trẻ nhỏ
B. Áo phao, đèn pin
C. Điện thoại
D. Quần áo

Câu 16: Vì sao cần phải học ngoại ngữ tốt hơn?

A. Vì sở thích của bản thân
B. Vì để thể hiện bản thân
C. Vì nghề nào cũng cần có năng lực này
D. Đáp án khác

Câu 17: Đâu là việc em nên làm khi chọn hình thức khảo sát trực tuyến?

A. Chuẩn bị bảng hỏi
B. Chuẩn bị sổ ghi chép
C. Chuẩn bị thiết bị ghi âm
D. Chuẩn bị phiếu khảo sát trên các phần mềm

Câu 18: N chia sẻ với M mong muốn trở thành nhân viên văn phòng mà không thích làm những công việc tay chân. Em có cảm nghĩ gì về N?

A. N không tôn trọng những người làm công việc tay chân
B. N tôn trọng những người làm nghề tay chân
C. M không phải là không tôn trọng nghề lao động bằng tay chân mà bạn chỉ muốn cải thiện để cuộc sống mình không bị vất vả như vậy
D. Đáp án khác

Câu 19: Nhóm học sinh tham gia vẻ tranh tuyên truyền phòng chống dịch từ sáng đến trưa mà chưa xong. T thấy chán và nói với H sẽ không vẽ nữa. H khuyên T cố gắng thêm, chỉ một lúc nữa là sẻ hoàn thành.Nếu em là T, em sẽ làm gì?

A. Bỏ về không làm nữa
B. Để đó hôm khác làm tiếp
C. Cố gắng ở lại làm nốt rồi mới về để hoàn thiện bài cho xong
D. Đáp án khác

Câu 20: Ở chương trình học Trung học phổ thông, em có môn học nào hướng đến nghề bác sĩ không?

A. Tiếng anh
B. Hóa Học
C. Sinh học
D. Toán

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1 Điền vào bảng sau để nhận biết các cách phòng chống một số thiên tai thường gặp:

Loại thiên tai Biện pháp phòng chống
Bão
Hạn hán
Ngập lụt

Trả lời

Thiên tai Biện pháp phòng chống
Bão

– Dự báo chính xác nhất về quá trình hình thành, hướng di chuyển và hoạt động của bão

– Khi có bão, các tàu thuyền trên biển gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.

– Vùng ven biển cần củng cố các công trình đê biển.

– Sơ tán dân khi bão mạnh.

– Chống bão kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng, chống lũ quét, xói mòn ở miền núi

Hạn hán

– Cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt.

– Quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn.

– Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông.

– Xây dựng mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu. – Trồng rừng và bảo vệ rừng.

Ngập lụt

– Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

– Dự trữ nước sạch, lương thực, một số loại thuốc và vật dụng y tế cần thiết.

– Sơ tán người và vật nuôi ở những vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.

  • Lưu các số điện thoại và địa chỉ liên lạc của Ban phòng chống thiên tai, lực lượng chức năng.
  • – Xử lí rác thải, xác động vật sau lũ lụt.

Câu 2  Nêu một số công việc có trong nhóm nghề sau:

Nhóm nghề nông lâm, nghiệp, thủy sản:

Nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến:

Trả lời 

– Nhóm nghề nông lâm, nghiệp, thủy sản:

+ Trồng, thu hoạch lúa.

+ Làm vườn, trồng vườn và vườn ươm khác.

+ Trồng rừng và chăm sóc rừng lấy gỗ.

+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm.

+ Nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, cá…)…

– Nhóm nghề khai khoáng, công nghiệp chế tạo, chế biến:

+ Kĩ sư thăm dò địa chất, khoáng sản.

+ Khai thác vật liệu xây dựng.

+ Chế tạo máy bay.

+ Thiết kế, sản xuất, lắp đặt thang máy.

+ Chế biến lương thực, bánh kẹo.

+ Sản xuất phân bón.

Câu 3 Xử lí tình huống và thực hành kĩ thuyết phục trong các tình huống sau đây:

– Tình huống 1: Minh thích chơi cờ vua và có ý định đăng kí tham gia vào câu lạc bộ cờ vua của trường. Đúng lúc đó, bố lại gợi ý cho Minh tham gia câu lạc bộ khác mà Minh không muốn.

– Tình huống 2: Lan và Tú dạo gần đây chơi khá thân với nhau, thường xuyên cùng nhau đi học, làm bài tập…Mẹ Lan hỏi kĩ Lan về mối quan hệ bạn bè của cả hai.

– Tình huống 3: Nam xin mẹ tham gia câu lạc bộ bóng rổ của trường vì đây là môn thể thao yêu thích. Tuy nhiên, mẹ cho rằng Nam nên tập trung vào việc học và lo rằng việc tham gia câu lạc bộ sẽ làm ảnh hưởng đến việc học.

 Câu 4 Nêu lợi ích của kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *