Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức tổng hợp những kiến thức quan trọng, giúp thầy cô nhanh chóng giao đề cương ôn thi học kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Qua đó, còn giúp các em học sinh nắm chắc kiến thức môn Khoa học lớp 4, để ôn thi học kì 2 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề cương ôn thi kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024

    1. Đề cương học kì 2 môn Khoa học 4 sách Kết nối tri thức

    Câu 1: Suy dinh dưỡng là thiếu chất gì?

    A. Vitamin D
    B. Đạm
    C. Béo
    D. Bột đường

    Câu 2: Bệnh liên quan đến thừa chất dinh dưỡng?

    A. Viêm gan A
    B. Đao, hen suyễn
    C. Suy dinh dưỡng
    D. Béo phì, thừa cân

    Câu 3: Thức ăn của gà là

    A. Hổ.
    B. Thỏ.
    C. Thóc.
    D. Chó

    Câu 4: Chất khoáng có vai trò

    A. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
    B. Cần cho cơ thể hoạt động, phòng tránh bệnh và tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể.
    C. Cấu tạo, xây dựng nên cơ thể và tham gia vào hầu hết các hoạt động sống.
    D. Cần cho các hoạt động sống, giúp cơ thể phòng tránh bệnh.

    Câu 5: Các bệnh liên quan đến thiếu chất dinh dưỡng?

    A. Bệnh Đao
    B. Bệnh suy dinh dưỡng, còi xương
    C. Bệnh béo phì, thừa cân
    D. Bệnh teo cơ, uốn ván

    Câu 6: Khi chúng ta cảm thấy khát nước tức là

    A. Cơ thể đang thiếu nước.
    B. Cơ thể đang thừa nước.
    C. Cơ thể thiếu nước trầm trọng.
    D. Cơ thể thừa quá nhiều nước.

    Câu 7: Để có chế độ ăn lành mạnh cho trẻ từ 6 – 11 tuổi thì cần ăn bao nhiêu lượng ngũ cốc và bột đường?

    A. 1000 – 1500g
    B. 500 – 700g
    C. 300 – 400g
    D. 150 – 250g

    Câu 8: Chuỗi thức ăn được sắp xếp theo thứ tự

    A. Sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau.
    B. Sinh vật đứng sau là thức ăn của sinh vật đứng trước.
    C. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là thực vật, cuối dùng là động vật.
    D. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là động vật, cuối cùng là thực vật.

    Câu 9: Trẻ em từ 6 – 11 tuổi thì nên ăn bao nhiêu g ở nhóm gia vị đường, muối?

    A. 100g
    B. nhỏ hơn 1g
    C. 20g
    D. nhỏ hơn 15g

    Câu 10: Nước lọc có cung cấp chất khoáng cho cơ thể hay không?

    A. Không kết luận được
    B. Không, nó cung cấp vitamin A
    C. Không, nó cung cấp Cal lớn
    D. Có

    Câu 11: Chất béo cung cấp vai trò gì cho cơ thể?

    A. Dự trữ năng lượng và giữ ấm cho cơ thể
    B. Phòng chống bệnh tật
    C. Chống loãng xương
    D. Chống lão hóa da

    Câu 12: Đâu không phải vai trò của nước?

    A. Giúp tiêu hóa thức ăn, hòa tan chất dinh dưỡng và bài tiết chất thải.
    B. Giúp làm mát cơ thể khi thoát mồ hôi.
    C. Giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
    D. Giúp cơ thể có đầy đủ năng lượng sống.

    Câu 13: Khi vui chơi để tránh bị đuối nước thì cần?

    A. Vui chơi thỏa mái, ở đâu cũng được
    B. Chơi ở cạnh vùng sông, suối
    C. Càng xa nhà càng tốt
    D. Chơi xa những nơi nguy hiểm, đặc biệt là sông, suối, ao, hồ,…

    Câu 14: Trong các thức ăn dưới đây, nhóm chất nào chứa nhiều vi-ta-min?

    A. Sữa, rau dền, khoai tây, hàu, trứng.
    B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
    C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
    D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.

    Câu 15: Khi bị các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng, cần làm gì?

    A. Sử dụng những bài thuốc dân gian mà đã được nhiều người sử dụng và có hiệu quả với họ
    B. Cần sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn
    C. Báo cho chính quyền, công an nơi đang thường trú
    D. Đăng bài lên Facebook xin ý kiến của mọi người

    Câu 16: Vai trò của chất dinh dưỡng chính trong cơm đối với cơ thể là

    A. Giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
    B. Thành phần cấu tạo cơ thể.
    C. Cung cấp năng lượng.
    D. Hòa tan các vitamin.

    Câu 17: Những vitamin tan trong dầu là?

    A. A, D, E, K
    B. A, B, C, D
    C. B, C, E, H
    D. D, A, K, H

    Câu 18: Nếu ăn những thức ăn có ít năng lượng trong thời gian dài thì cơ thể?

    A. Tăng cân và béo phì
    B. Suy yếu và teo nhỏ nhanh chóng
    C. Tăng sức đề kháng
    D. Suy nhược

    Câu 19: Vì sao trẻ em được khuyên là không nên thường xuyên uống nước ngọt?

    A. Vì những loại thức ăn đó rất đắt.
    B. Vì chúng khiến trẻ em chậm phát triển chiều cao.
    C. Vì chúng chứa rất ít chất dinh dưỡng, vi-ta-min và chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
    D. Vì chúng khiến da nhanh lão hóa.

    Câu 20: Tại sao không nhìn thấy nấm nhưng khi để đồ vật ngoài không khí ẩm thì sẽ mọc lên nấm?

    A. Vì các bào tử nấm luôn tồn tại trong không khí
    B. Vì nấm được thực phẩm sinh ra
    C. Vì nấm là một loại động vật, chúng tự đi đến
    D. Vì nấm tự sinh ra

    ĐÁP ÁN

    1. B 2. D 3. C 4. B 5. B 6. A 7. D 8. A 9. D 10. D
    11. A 12. D 13. D 14. D 15. B 16. C 17. A 18. D 19. B 20. A

    ….

    2. Đề cương học kì 2 môn Khoa học 4 sách Chân trời sáng tạo

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2
    MÔN KHOA HỌC – KHỐI 4 (HKII)
    Năm học 2023-2024

    Câu 1: Nêu hình dạng, màu sắc, kích thước của các nấm?

    – Nấm có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình chóp nón, hình cầu, hình sợi,…

    – Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,…

    Câu 2: Nêu các bộ phận chính của nấm?

    Gồm mũ nấm, thân nấm và chân nấm.

    Câu 3: Nấm men có những ích lợi gì?

    Nấm men được sử dụng để làm bánh như bánh mì, bánh ngọt,…; sản xuất bia, rượu và chế biến món ăn bổ sung dinh dưỡng.

    Câu 4: Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc do nấm lạ gây ra?

    Để phòng tránh ngộ độc do nấm lạ gây ra chúng ta cần lựa chọn những loại nấm ăn rõ nguồn gốc, không ăn nấm lạ và các thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có màu và mùi lạ,…

    Câu 5: Hãy kể tên một số cách bảo quản thực phẩm phổ biến ở gia đình và địa phương em.

    Bảo quản lạnh, đóng hộp, ướp muối đường, hút chân không, phơi, sấy khô…

    Câu 6: Nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể?

    Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể.

    Câu 7: Em hãy kể tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn?

    Có 4 nhóm chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min và chất khoáng.

    Câu 8: Vai trò của nước đối với cơ thể?

    Nước làm mát cơ thể, tham gia vào quá trình bài tiết các chất thải của cơ thể qua việc đổ mồ hôi, đi tiểu và đại tiện,…

    Câu 9: Chúng ta nhận biết thực phẩm an toàn qua những dấu hiệu nào?

    – Được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh.

    – Không bị nhiễm vi sinh vật, không nhiễm hóa chất.

    – Không bị ôi thiu, dập nát.

    – Không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.

    Câu 10: Theo em, cần làm gì để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng?

    Để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng chúng ta cần có chế độ ăn hợp lí, tập thể dục thể thao thường xuyên, theo dõi chiều cao cân nặng, đi khám sức khỏe định kì,….

    Câu 11: Chuỗi thức ăn là gì?

    Chuỗi thức ăn gồm nhiều sinh vật có mối liên hệ thức ăn với nhau.

    Câu 12: Các chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào?

    Các chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng thực vật.

    Câu 13: Em hãy vẽ chuỗi thức ăn với các sinh vật sau?

    a. Rắn, cỏ, ếch, châu chấu.

    b. Động vật phù du, rong, cá lóc, cá rô.

    Câu 14: Kể tên một số việc làm của em hoặc người thân có thể giữ cân bằng chuỗi thức ăn?

    – Trồng cây xanh.

    – Không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

    – Không khai thác quá mức các loài sinh vật.

    – Không săn bắn động vật hoang dã và động vật quý hiếm….

    Câu 15: Nêu vai trò của thực vật?

    Thực vật có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho người và động vật.

    3. Đề cương học kì 2 môn Khoa học 4 sách Cánh diều

    Câu 1: Tất cả các loại nấm đều có thể ăn được hay không?

    Trả lời: Có nhiều loại nấm ăn được nhưng cũng có nhiều loại nấm ăn vào sẽ bị ngộ độc.

    Câu 2: Bị ngộ độc nấm gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

    Trả lời: Ngộ độc nấm có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê và tử vong.

    Câu 3: Điều gì xảy ra nếu chúng ta ăn phải những thực phẩm bị nhiễm nấm mốc?

    Trả lời: Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm mốc có thể gây ngộ độc với biểu hiện nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy

    Câu 4: Khi bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, chúng ta cần làm gì?

    Trả lời: Khi bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, chúng ta cần: tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa vào cơ thể. Sau đó, bệnh nhân nên uống Oresol để bù điện giải, rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

    Câu 5: Bảo quản thực phẩm bằng cách nào để tránh bị nhiễm nấm mốc?

    Trả lời: Phơi hoặc sấy khô, cấp đông,, lên men( muối chua dưa cải, làm siro ….), ướp muối,…

    Câu 6: Khi nào thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc ?

    Trả lời: Bảo quản không đúng cách

    Câu 7: Nguyên nhân chính khiến chúng ta không nên dự trữ thức ăn tươi sống trong thời gian dài ở tủ lạnh?

    Trả lời: Vì chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc

    Câu 8: Em hãy nêu vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể ?

    Trả lời: Các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia xây dựng cơ thể, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh bệnh.

    Câu 9: Điều gì sẽ xảy ra nếu em thường xuyên ăn những món ăn mà mình thích?

    Trả lời: Nếu em thường xuyên ăn những món ăn mà mình thích, em sẽ bị thừa chất, cơ thể không kịp hấp thụ dinh dưỡng từ những món ăn đó, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Câu 10: Chúng ta phải ăn uống như thế nào để cho cơ thể đủ chất?

    Trả lời: Chúng ta phải ăn nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ, đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

    Câu 11: Vì sao chúng ta phải uống đủ nước mỗi ngày?

    Trả lời: Chúng ta phải uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động của cơ thể:

    Câu 12: Mỗi ngày, em cần uống khoảng bao nhiêu lít nước?

    Trả lời: Mỗi ngày, em cần uống khoảng 1.5 lít nước.

    Câu 14: Thế nào là thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng?

    Trả lời:

    Thực phẩm được sản xuất, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất gây hại cho sức khỏe con người là thực phẩm an toàn.

    Câu 13: Hãy cho biết cây xanh có lợi ích gì cho con người và động vật ?

    Trả lời: Cung cấp ô xi, làm cho môi trường xanh sạch hơn.

    Câu 15: Vì sao chúng ta cần phải sử dụng thực phẩm an toàn?

    Trả lời: Sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của mỗi chúng ta.

    Câu 16: Biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng và thấp còi?

    Trả lời: Bệnh suy dinh dưỡng và thấp còi: Chiều cao thấp, nhẹ cân.

    Câu 17: Biểu hiện của bệnh thiếu máu sắt?

    Trả lời: Bệnh thiếu máu sắt: Hoa mắt, chóng mặt, da nhợt nhạt, xanh xao, tê lạnh chân, tay; khó thở

    Câu 18: Em cần làm gì để phòng tránh các bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng?

    Trả lời: Ăn uống điều độ, cân bằng phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn thực phẩm an toàn thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao….

    Câu 19: Một số nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi?

    Trả lời: Không bơi khi quá đói hoặc quá no; Khởi động kĩ trước khi bơi; Không đi bơi một mình, phải có người lớn đi cùng hoặc nhân viên cứu hộ; Bơi lội ở nơi quy định; Không bơi khi ốm, mệt; Vệ sinh cơ thể sạch sẽ ngay sau khi bơi.

    Câu 20: Trong tự nhiên, các sinh vật có mối liên hệ như thế nào với nhau?

    Trả lời: Trong tự nhiên, sinh vật này có thể là thức ăn của sinh vật khác tạo ra mối liên hệ về thức ăn.

    Câu 21: Hãy cho biết cây xanh có lợi ích gì cho con người và động vật ?

    Trả lời: Cung cấp ôxi, làm cho môi trường xanh sạch hơn.

    ….

    >> Tải file để tham khảo trọn bộ Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học lớp 4 năm 2023 – 2024

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *