Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo mang tới những dạng câu hỏi ôn tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 4 làm quen với các dạng bài tập trọng tâm, ôn thi cuối học kì 2 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương học kì 2 môn Công nghệ. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Đề cương học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 4 sách Chân trời sáng tạo

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2
MÔN LỊCH SỬ + ĐỊA LÝ – KHỐI 4 (HKII)
Năm học 2023 – 2024

Câu 1: Nêu đặc điểm khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung?

– Đặc điểm khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung có khí hậu nóng mưa nhiều vào mùa thu – đông. Phía bắc dãy Bạch Mã mưa nhiều vào mùa mưa sớm hơn, mùa đông lạnh và ẩm do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi gió mùa Đông Bắc, qua biển. Phía nam dãy bạch Mã quanh năm nắng nóng, càng về phía nam mưa ít hơn, mùa mưa ngắn.

– Vùng Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của bão và gió phơn Tây Nam.

Câu 2: Nêu một số biện pháp phòng chống thiên tai ở vùng Duyên hải miền Trung?

Biện pháp phòng chống thiên tai như: Dự báo khả năng xảy ra thiên tai, trồng cây, trồng rừng, sơ tán người dân,.. để hạn chế thiệt hại và khắc phục hậu quả của thiên tai.

Câu 3: Em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung?

Một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung như làm muối, đánh bắt nuôi trồng hải sản, du lịch biển, giao thông đường biển.

Câu 4: Em hãy cho biết điểm nổi bật của ẩm thực miền Trung?

Điểm nổi bật của ẩm thực miền Trung hầu hết đều mang hương vị đặc trưng là cay và đậm đà. Ngoài những món ăn mặn, còn có các loại bánh, chè và thường được chế biến từ mạch nha, đường phèn,..

Câu 5: Nêu một số biện pháp bảo tồn và giữ gìn giá trị cố đô Huế?

Một số biện pháp bảo tồn và giữ gìn giá trị cố đô Huế.

– Không làm hư hại các di sản văn hóa.

– Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.

– Giữ gìn sạch đẹp môi trường ở khu di tích, danh lam thắng cảnh.

– Giới thiệu những nét đẹp của cố đô Huế.

Câu 6: Hãy cho biết phố cổ Hội An có những công trình kiến trúc tiêu biểu nào?

Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở Hội An là Chùa Cầu, Nhà cổ Phùng Hưng, Hội quán Phúc Kiến,..

Câu 7: Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước?

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu cùng các trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu giáo dục lớn. Đặc biệt, thành phố được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Câu 8: Kể tên các quốc gia vùng tiếp giáp với Tây Nguyên?

Tây Nguyên tiếp giáp với nước Lào, Cam – pu – chia và vùng Duyên hải miền Trung vùng Nam Bộ của nước ta. Tây Nguyên là vùng không tiếp giáp biển.

Câu 9: Kể tên một số cây công nghiệp và vật nuôi chủ yếu ở vùng Tây Nguyên. Cho biết nơi phân bố của chúng?

Vùng Tây Nguyên có cây công nghiệp chủ yếu là: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè,…Tây Nguyên có đàn gia súc lớn. Nhiều trang trại nuôi bò lấy thịt, trang trại bò sữa phát triển ở Lâm Đồng, Gia Lai, ĐắkLắk,.

Câu 10: Kể tên một số dân tộc tiêu biểu ở vùng Tây Nguyên?

Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống như: ÊĐê, Gia Rai, BaNa, Mnông, kinh,…

Câu 11: Hãy mô tả nhà rông ở Tây Nguyên?

Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng. Nhà Rông có vai trò chính là nơi để hội họp, tiếp khách,…Khi làm Nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá. Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng.

Câu 12: Cho biết vùng Nam Bộ loại đất nào lớn nhất và phân bố ở đâu?

Loại đất lớn nhất là đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long thích hợp cho việc trồng lúa và cây ăn quả.

Câu 13: Cho biết vai trò của hoạt động nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Bộ?

Nam Bộ là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Thủy sản được nuôi trồng chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang,…Hình thức nuôi trồng thủy sản đa dạng và ngày càng được cải tiến. Các sản phẩm từ cá ba sa, tôm,…không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Câu 14: Sông ngòi vùng Nam Bộ có đặc điểm gì?

Vùng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các sông lớn của vùng là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu có nguồn nước dồi dào. Các sông thường có mùa lũ và mùa cạn.

Câu 15: Kể tên các nhân vật anh hùng của vùng đất Nam Bộ?

Tên các nhân vật anh hùng của vùng đất Nam Bộ như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Thị Định,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *