Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận cuối học kì 2.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập Lịch sử 9 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử 9 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 9.

Đề cương ôn thi cuối kì 2 Lịch sử 9 năm 2023 – 2024

TRƯỜNG THCS….

Tổ Văn- Sử

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ 9

A. Kiến thức lý thuyết

1. Việt Nam sau cách mạng tháng Tám

1.1. Tình hình chung

– Đất nước trong thế ngàn cân treo sợi tóc: chính quyền non trẻ, kinh tế nghèo nàn, đói, mù chữ, tệ nạn xã hội, tài chính trống rỗng, ngân hàng Đông Dương không kiểm soát được, kẻ thù đông và mạnh (20 vạn quân tưởng phía Bắc, 16000 quân Anh ở phía Nam theo sau là thực dân Pháp, 6 vạn quân Nhật chưa giải giáp, các thế lực phản động chống phá).

1.2. Giải quyết khó khăn

– 6/1/1946 tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước bầu quốc hội đầu tiên. Tiếp đó là bầu hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Đây là lần đầu tiên dân ta thực hiện quyền làm chủ.

– Đảng phát động phong trào diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính, từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn và củng cố chính quyền.

– 23/8/1945 Pháp gây chiến ở Nam bộ. Cả nước ủng hộ Nam bộ kháng chiến.

– Tưởng mưu đồ lật đổ chính quyền của ta ở miền Bắc. Ta hòa hoãn nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở miền Nam. Chính quyền cách mạng được giữ vững.

– Pháp âm mưu đưa quân ra Bắc thỏa hiệp với Tưởng bằng hiệp ước Hoa – Pháp 28/2/1946. Ta kí hiệp định Sơ bộ với Pháp 6/3/1946 cho phép quân Pháp ra Bắc thay Tưởng giải giáp quân Nhật để đuổi Tưởng về nước.

– Pháp cố tình phá hoại hiệp định Sơ bộ. Nguy cơ chiến tranh bùng nổ sớm. 14/9/1946 Hồ Chí Minh kí tiếp Tạm ước nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi khác ở Việt Nam nhằm kéo dài thời gian hòa bình chuẩn bị kháng chiến và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ thế giới.

2. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ

– Pháp cố tình gây chiến bằng các hoạt động khiêu khích nhất là ở Hà Nội.

– 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi ta đầu hàng giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

– 19/8/1946 Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 20h ngày 19/12/1946 ta nổ súng đánh Pháp nhằm giành thế chủ động.

– “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (HCM) và chỉ thị toàn dân kháng chiến đã vạch rõ đường lối của Đảng là “toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh” và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cuộc chiến tranh của ta mang tính nhân dân và tính chính nghĩa.

– 19/12/1946 cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong nội thành Hà Nội, các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Sau hơn 1 tháng chiến đấu 17/2/1947 trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội về chiến khu Việt Bắc an toàn.

– Cuộc chiến đấu các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 làm phá sản âm mưu đánh nhanh kết thúc chiến tranh của Pháp, giam chân địch trong các thành phố lớn tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân và kháng chiến lâu dài.

3. Chiến dịch Việt Bắc

– Để mở rộng chiếm đóng và “đánh nhanh, thắng nhanh” Pháp âm mưu tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bộ đội chủ lực của ta kết thúc chiến tranh.

– Pháp huy động 12000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương chia làm 3 cánh. 7/10/1947 đổ quân dù xuống Bắc Cạn, chợ Mới, chợ Đồn. Cùng ngày quân bộ từ Lạng Sơn lên Cao bằng rồi vòng xuống Bắc Cạn và Đài Thị. 9/10/1947 binh đoàn thủy – bộ từ Hà Nội theo sông Hồng, sông Lô, Gâm lên đánh lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị.

– 15/10/1947 Ban thường vụ trung ương Đảng họp ra chỉ thị phải phá tan cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc.

– Ta bao vây đánh tỉa quân dù. Đường số 4 ta đánh địch ở Bản Sao, đèo Bông Lau (30/10/1947). Đường thủy ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe Lau. Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc (21/12/1947).

– Kết quả: Ta đập tan cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc.

– Ý nghĩa: Phá tan kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bảo vệ an toàn cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.

– Pháp thất bại ở Việt Bắc có âm mưu mới chuyển sang đánh lâu dài với ta: dùng người Việt trị người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

– Ta đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao đưa cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn mới.

4. Chiến dịch Biên Giới

– 10/1949 nước CH DCND Trung Hoa ra đời. TQ, Liên Xô, các nước dân chủ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

– Pháp suy yếu, lệ thuộc Mĩ. Mĩ can thiệp nhiều hơn vào chiến tranh Đông Dương.

– Pháp thực hiện kế hoạch Rơve khóa chặt biên giới Việt Trung ngăn chặn đường liên lạc giữa ta và quốc tế (hệ thống phòng ngự đường số 4) và cô lập Việt Bắc (hành lang ĐôngTây) tiến công Việt Bắc lần 2

– Chủ trương của ta: Mở chiến dịch Biên Giới nhằm mở đường liên lạc quốc tế.

– 16/9/1950 ta đánh Đông Khê. 18/9/1950 ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, cô lập Cao Bằng. Hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

– 30/9/1950 Pháp từ Thất Khê đánh lên Đông Khê đón cánh quân từ Cao bằng rút về. Cả hai cánh quân này đều bị tiêu diệt. Pháp buộc phải rút khỏi đường số 4 (22/10/1950). Ta chọc thủng hành lang Đông tây ở Hòa Bình.

– Sau hơn 1 tháng chiến đấu từ 16/9 đến 22/10/1950 ta giải phóng 750 km biên giới 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông Tây. Kế hoạch Rơve bị phá sản. Ta hoàn thành mục tiêu mở đường liên lạc với quốc tế.

– 23/12/1950 Pháp – Mĩ kí hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương âm mưu giành lại quyền chủ động Mĩ tăng viện trợ cho Pháp lập kế hoạch Đlatđtaxinhi: xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm kết hợp phản công lực lượng cách mạng.

5. Đại hội Đảng toàn quốc lần 2 (2/1951)

– Nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi Đảng tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang) 1951 với các nội dung chính.

+ Thông qua báo cáo chính trị (HCM), báo cáo bàn về cách mạng Việt Nam (Trường Chinh).

+ Đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao Động Việt Nam, Lào và Campuchia xây dựng ở mỗi nước một Đảng riêng cho phù hợp với tình hình mỗi nước.

+ Bầu BCH trung ương và Bộ chính trị của Đảng do Hồ Chí Minh là chủ tịch và Trường Chinh làm tổng bí thư.

– Từ 1951-1953 ta đẩy mạnh kháng chiến toàn dân về mọi mặt (chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa…). 1/5/1952 Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc tổ chức tại Việt Bắc bầu được 7 anh hùng.

6. Chiến cuộc Đông xuân 1953-1954

– 7/5/1953 Nava được cử sang làm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. kế hoạch quân sự Nava được vạch ra với mục đích xoay chuyển cục diện, kết thúc chiến tranh trong danh dự trong vòng 18 tháng. Nội dung gồm 2 bước:

+ Bước 1: Thu đông 1953 xuân 1954: phòng ngự miền Bắc, “bình định trung và nam Đông Dương”.

+ Bước 2: Thu đông 1954 tiến công chiến lược miền Bắc giành thắng lợi quân sự quyết định kết thúc chiến tranh.

– Pháp xin viện trợ của Mĩ (73% chi phí quân sự cho chiến tranh Đông Dương) tập trung lực lượng cơ động mạnh ở đồng bằng Bắc bộ (44 tiểu đoàn trong số với 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương). Pháp tăng cường bắt lính phát triển ngụy quân.

– 9/1953 Bộ chính trị TU đảng họp đề ra phương hướng chiến lược của ta là: Tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta.

– Thực hiện phương hướng chiến lược trên, tháng 12/1953, bộ đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ), Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

– Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào – Việt mở cuộc tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp.

– Tháng 1/1954, liên quân Lào – Việt tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.

– Tháng 2/1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâycu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plâycu, nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.

– Ngoài ra ta đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch: Nam bộ, Bình Trị Thiên. kế hoạch Na va bước đầu phá sản. Đồng bằng Bắc bộ địch chỉ còn 20 tiểu đoàn.

…………….

B. Một số bài tập ôn luyện

I: TRẮC NGHIỆM :

Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau

Câu 1. Cách mạng miền Nam trong những ngày đầu năm 1954 chuyển sang hình thức đấu tranh nào?

A. Đấu tranh chính trị chống Mỹ-Diệm.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh ngoại giao.

Câu 2. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ra đời sau

A. sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
B. thắng lợi trong phong trào “Đồng khởi” của quân và dân ta ở miền Nam Việt Nam.
C. sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 3. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh?

A. thực dân kiểu cũ.
B. thực dân kiểu mới.
C. ngoại giao.
D. kinh tế.

Câu 4. Thắng lợi mở đầu của quân dân ta chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là trận nào?

A. Ấp Bắc.
B. Vạn Tường.
C. Bình Giã.
D. Đồng Xoài.

Câu 5. Trận Vạn Tường có ý nghĩa lịch sử là?.

A. tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.
B. buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược khác.
C. đánh bại Mỹ về quân sự.
D. được coi là Ấp Bắc đối với Mỹ, mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Câu 6: Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là?.

A. Đế quốc Mĩ
B. Thực dân Pháp
C. Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
D. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm.

Câu 7: Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là.?

A. Phong trào “Đồng khởi”
B. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
D. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn vào ngày 16-6-1963.

Câu 8: Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là

A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
B. Quân viễn chinh Mĩ
C. Quân đồng minh Mĩ
D. Quân viễn chinh và đồng minh Mĩ

Câu 9: Ba mũi tiến công của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) là.?

A. Chính trị, quân sự, binh vận
B. Chính trị, kinh tế, quân sự
C. Chính trị, quân sự, ngoại giao
D. Quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Câu 10: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961-1965) là?.

A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
B. Đưa quân Mĩ ào ạt vào miền Nam.
C. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.
D. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 11 :Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là.?

A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa
B. Cố vấn Mĩ
C. Phương tiện chiến tranh của Mĩ
D. Ấp chiến lược.

Câu 12. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn nói về ý nghĩa lịch sử của hiệp định Gionevo 1954.

Với hiệp định Gionevo 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết ….(1)…., Mĩ thất bại trong âm mưu ….(2)……chiến tranh xâm lược Đông Dương, miền Bắc nước …….(3)………, chuyển sang giai đoạn ………(4)………….

II. Tự luận

Câu 1: Tại sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Ý nghĩa chiến thắng lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ?

HS làm rõ những ý sau:

* Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ là vì:

– Kế hoach NaVa đã bị phá sản, Pháp quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên PhủVà biến Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế hoạch NaVa. Do đó muốn kết thúc chiến tranh ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ.

– Ngày 6/12/1953 TW Đảng họp mà nhận định: Điện Biên Phủ Là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ là dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế bằng đường không.

– Quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm

– Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường.

Trên cơ sở phân tích tình hình TW Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết định chiến lược giữa ta và địch.

*.Ý nghĩa của chiến dịch sử Điện Biên Phủ: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch NaVa của Pháp và Mỹ, xoay chuyển cục diện chién tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta. Buộc Pháp, Mỹ phải ký hiệp định Giơ Ne Vơ.

Câu 2: Sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương, tình hình nước ta như thế nào? Đảng ta đã giải quyết tình hình đó ra sao?

* Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương.

– Ngày 10/10/ 1954 Pháp rút khỏi Hà Nội.

– Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 – 1955), Miền Bắc hoàn toàn giải phóng nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.

– Miền Nam: Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.

* Đảng ta đã giải quyết nhiệm vụ của mỗi miền ra sao?

– Miền Bắc : tiến hành cách mạng XHCN.

– Miền Nam đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà.

– Nhiệm vụ chung của cả nước: Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

Câu 3: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì giống và khác với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

HS làm rõ những ý sau:

Giống nhau : đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới; đều thực hiện âm mưu chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam .

Khác nhau :

+ Về lực lượng : Chiến tranh đặc biệt lực lượng chủ yếu là quân Sài Gòn còn quân M ĩ chỉ là cố vấn chỉ huy; Chiến tranh cục bộ lực lượng tham gia chủ yếu là quân Mĩ, quân đồng minh ngoài ra có quân Sài Gòn.Quân Mĩ ĩ ngày càng tăng quân số .

+ Về qui mô :Chiến tranh đặc biệt chủ yếu ở miền Nam:Chiến tranh cục bộ mở rộng cả 2 miền Nam-Bắc

+ Về tính chất : chiến tranh cục bộ ác liệt hơn, thể hiện ở mục tiêu, lực lượng tham chiến, phương tiện chiến tranh

+ Về vai trò của quân Mĩ : Chiến tranh đặc biệt, quân Mĩ chỉ là cố vấn chỉ huy; Chiến tranh cục bộ, quân Mĩ vừa tực tiếp tham gia chiến đấu vừa là cố vấn chỉ huy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *