Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, tổng hợp kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi cuối học kì 2 đạt kết quả cao. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 – 2024:

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Văn 6 năm 2023 – 2024

    1. Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

    ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

    Câu 1: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

    Câu 2: Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

    => Gộp câu 1, câu 2 thành Phiếu học tập sau:

    Thể loại

    Tên văn bản

    Nội dung chính của văn bản

    Truyện

    (truyện đồng thoại, truyện Puskin, truyện An-đéc-xen)

    Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)

    – Kể về chú Dế Mèn kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận trước những việc làm không đúng.

    – Đem đến bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm…

    Ông lão đánh cá và con cá bàng (Pu-skin)

    Thông qua câu chuyện của ông lão đánh cá hiền lành song nhu nhược cùng mụ vợ tham lam, độc ác, truyện ca ngợi lòng nhân hậu, sự đền đáp dành những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

    Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

    Qua câu chuyện về cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn và bất hạnh trong đêm giao thừa, tác giả muốn gửi gắm thông điệp giàu tính nhân văn: hãy yêu thương và hãy để trẻ thơ được sống trong hạnh phúc.

    Thơ

    (thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)

    Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

    Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

    Lượm (Tố Hữu)

    Hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

    Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp)

    Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và đem đến bài học không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Mỗi người hãy tự tin về những giá trị của bản thân.

    Văn nghị luận

    (nghị luận xã hội)

    Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

    Động vật có vai trò vô cùng quan trọng với con người và môi trường sinh thái.

    Chúng ta cần phải đối xử thân thiện với động vật, yêu quý và bảo vệ động vật như bảo vệ ngôi nhà chung của Trái đất.

    Khan hiếm nước ngọt

    Khẳng định tầm quan trọng của nước ngọt và ý nghĩa của việc tiết kiệm nước ngọt.

    Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

    Văn bản nêu những lợi ích của việc nuôi một thú cưng trong nhà. Từ đó đồng tình với quan điểm nên nuôi một con vật khi nhà có trẻ con.

    Truyện

    (truyện ngắn)

    Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

    – Truyện cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu của em gái đã giúp người anh nhận ra sự hạn chế của chính mình.

    – Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đặc biệt với lứa tuổi học sinh phải biết vượt lên sự hạn chế của bản thân để hướng tới điều hoàn thiện về nhân cách.

    Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)

    Truyện ca ngợi, đề cao tình cảm vô tư, trong sáng của tình bạn. Qua đó, truyện đem đến bài học về cách ứng xử điềm tĩnh, tích cực khi giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè.

    Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn)

    Câu chuyện giàu ý nghĩa giáo dục con người về lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không hối hận.

    Văn bản thông tin

    (thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả)

    Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

    – Ghi lại quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng .

    – Cho thấy tài năng, tình yêu Tổ quốc sâu sắc của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

    – Thể hiện niềm cảm mến, trân trọng của tác giả với bài hát và người nghệ sĩ tài hoa Phạm Tuyên.

    Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

    – Những nguyên nhân chính giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng.

    – Thái độ trân trọng, ngưỡng mộ và khâm phục của tờ báo Smmsport đối với bóng đá Việt Nam.

    Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”

    – Sự ra đời không ngờ đến của một số phát minh.
    – Dù là phát minh ra đời sau quá trình nghiên cứu dài lâu hay do tình cờ bất ngờ, nếu đem lại giá trị cho cuộc sống con người thì đều đáng được trên trọng.

    Câu 3: Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc các thể loại ở học kì II:

    Thể loại

    Chú ý về cách đọc

    Truyện

    (Truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin, truyện An-đéc-xen)

    – Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính.

    – Nhận biết được loài vật được tác giả nhân hoá trong truyện.

    – Chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trong truyện vừa có đặc điểm của loài vật, vừa có tính cách như con người.

    – Rút ra được bài học cho bản thân.

    Thơ

    (Thơ có chứa yếu tố tự sự, miêu tả

    – Xác định được lời người kể chuyện

    – Xác định được các nhân vật và sự kiên, chi tiết miêu tả gắn với từng nhân vật

    – Hiểu được mối quan hệ giữa các chi tiết; sự vận động của cốt truyện và cảm xúc.

    – Có kĩ năng suy luận để nhận biết được những thông tin hàm ẩn.

    Văn nghị luận (nghị luận xã hội)

    – Nhận biết vấn đề mà tác giả nêu trong văn bản.

    – Chỉ ra được các lí lẽ và bằng chứng cụ thể mà người viết đã sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến.

    – Nhận xét được các lí lẽ, bằng chứng (rõ ràng, chặt chẽ, tiêu biểu, phong phú, có sức thuyết phục,…)

    – Nêu được ý nghĩa của vấn đề mà văn bản đặt ra với mọi người.

    – Nhận biết được thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản.

    Truyện ngắn

    – Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính.

    Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí,, hành động và lời nói.

    – Nhận biết được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật; tình cảm của nhà văn.

    – Rút ra đề tài, chủ đề của truyện.

    Rút ra được bài học cho bản thân.

    Văn bản thông tin (thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả)

    – Chỉ ra sự kiện được nêu trong văn bản và mục đích của người viết văn bản đó.

    – Nhận biết được trật tự triển khai nội dung thông tin (theo mối quan hê nguyên nhân – kết quả)

    – Nêu được đặc điểm và tác dụng của hình thức trình bày văn bản (nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản; phần chữ và phần hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…)

    – Hiểu được sự liên quan của vấn đề nêu lên trong văn bản đối với cuộc sống cộng đồng và cá nhân người đọc.

    Câu 4: Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6. Từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách.

    Gợi ý

    Thể loại

    Tập

    Tên văn bản

    Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thể loại ở hai tập sách

    Truyện

    Tập 1

    Thánh Gióng

    Hướng đến thể loại truyền thuyết, cổ tích

    Thạch Sanh

    Sự tích Hồ Gươm

    Tập 2

    Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)

    Hướng đến thể loại truyện đồng thoại và truyện ngắn.

    Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin)

    Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

    Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)

    Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn)

    Thơ

    Tập 1

    À ơi tay mẹ (Bình Nguyên)

    Tập trung vào thể loại lục bát.

    Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương)

    Ca dao Việt Nam

    Tập 2

    Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

    Tập trung vào thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

    Lượm (Tố Hữu)

    Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp)

    Câu 5: Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6. Từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách.

    Gợi ý

    Thể loại

    Tập

    Tên văn bản

    Sự khác biệt về nội dung đề tài của thể loại ở hai tập sách

    Văn bản nghị luận

    Tập 1

    Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh)

    Văn bản nghị luận văn học.

    Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị)

    Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)

    Tập 2

    Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?(Theo Kim Hạnh Bảo, Trần Nghị Du)

    Văn bản nghị luận xã hội.

    Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn)

    Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?(theo Thuỳ Dương)

    Văn bản thông tin

    Tập 1

    Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

    Sự kiện được thuật lại theo trật tự thời gian.

    Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” (Bùi Đình Phong)

    Giờ Trái Đất

    Tập 2

    Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (theo Nguyệt Cát)

    Sự kiện được thuật lại theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

    Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

    Những phát minh ” tình cờ và bất ngờ”

    VIẾT

    Câu 6: Thống kê tên các kiểu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6, tập 2.

    Câu 7: Nêu và chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

    => Gộp câu 6, câu 7 thành Phiếu học tập chung:

    Bài học

    (Học kì II)

    Nội dung đọc hiểu

    Yêu cầu phần viết

    (kiểu văn bản được luyện viết)

    Mối quan hệ giữa nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết

    Bài 6

    Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin, truyện của An-đéc-xen)

    Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

    (văn tự sự)

    – Đọc hiểu văn bản truyện giúp chúng ta biết cách phải xác định nhân vật, cốt truyện, các sự việc tiêu biểu khi viết bài văn tự sự (kể lại trải nghiệm đáng nhớ).

    – Nội dung của văn bản đọc hiểu “Bài học đường đời đầu tiên” cũng là minh hoạ cho việc kể lại trải nghiệm đáng nhớ.

    Bài 7

    Thơ (thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)

    Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

    (văn biểu cảm)

    – Đọc hiểu văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả giúp HS có nắm rõ được nội dung và nghệ thuật của văn bản thơ, để từ đó phục vụ cho việc viết đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự , miêu tả (suy nghĩ, cảm xúc về đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ)

    Bài 8

    Văn bản nghị luận (nghị luận xã hội)

    Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

    (văn nghị luận)

    – Các văn bản đọc hiểu trong bài 8 là những văn bản trình bày ý kiến của tác giả về một hiện tượng đời sống: việc đối xử với động vật; việc sử dụng nước ngọt; việc nuôi các vật nuôi trong nhà.

    – Thông qua đọc hiểu các văn bản thông tin, HS học được cách đưa ra lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục, bảo vệ ý kiến của mình, từ đó phục vụ cho việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.

    Bài 9

    Truyện (truyện ngắn)

    Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

    (văn miêu tả)

    Đọc hiểu văn bản truyện ngắn sẽ giúp ta học tập được cách sử dụng yếu tố miêu tả trong viết văn, giúp ích cho viết bài văn tả cảnh sinh hoạt theo phương thức miêu tả.

    Bài 10

    Văn bản thông tin (thuật lại một sự kiện theo nguyên nhân – kết quả)

    Tóm tắt văn bản thông tin, Viết biên bản

    – Đọc hiểu văn bản thông tin để nắm được cách triển khai thông tin của văn bản, từ đó sẽ có hướng tóm tắt khi thực hành.

    ….

    2. Đề cương học kì 2 môn Văn 6 sách Chân trời sáng tạo

    Phần 1: Ma trận kiểm tra học kì II

    I. Văn bản:

    1. Các văn bản:

    • Học thầy, học bạn
    • Bàn về nhân vật Thánh Gióng
    • Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc
    • Lẵng quả thông
    • Con muốn làm một cái cây
    • Và tôi nhớ khói

    2. Yêu cầu:

    • Nắm được xuất xứ, thể loại, ngôi kể, sự việc, nhân vật, chi tiết tiêu biểu….; phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
    • Nắm được các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
    • Khái quát được đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản hay đoạn trích thuộc văn bản.
    • Bài học, thông điệp.

    II. Tiếng Việt

    1. Nội dung:

    • Từ mượn; Yếu tố Hán Việt
    • Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó.

    2. Yêu cầu:

    • Hiểu được mục đích của việc mượn từ và nắm được nguyên tắc mượn từ.
    • Hiểu được nghĩa các yếu tố Hán Việt.
    • Nắm được ý nghĩa của việc lựa chọn cấu trúc câu. Biết viết câu theo cấu trúc để nhấn mạnh ý nghĩa.

    III. Tập làm văn

    • Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
    • Thuyết minh thuật lại một sự việc.

    Phần 2: Kiến thức ôn tập

    I. VĂN BẢN

    Văn bản

    Ý kiến

    Lí lẽ và bằng chứng

    Học thầy, học bạn

    Học từ thầy là quan trọng

    Lí lẽ 1: Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo

    Lí lẽ 2: Cần một người thầy có hiểu biết, giàu kinh nghiệm.

    Bằng chứng: Thầy Ve-rốc-chi-o dạy dỗ Lê-ô-na-đô Đa Vin- chi thành tài.

    Học từ bạn bè cũng rất quan trọng.

    Lí lẽ: Học từ bạn, đồng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ chịu hơn.

    Bằng chứng: Thảo luận nhóm là một phương pháp học từ bạn hiệu quả để mỗi thành viên đều tích luỹ được tri thức cho mình.

    Bàn về nhân vật Thánh Gióng

    Thánh Gióng là một nhân vật phi thường.

    – Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường.

    – Bằng chứng: những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng, Gióng bay về trời…

    – Lí lẽ 2: Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí

    – Bằng chứng: 3 tuổi bỗng cất tiếng nói, Gióng lớn nhanh như thổi, nhổ bụi tre đánh giặc…

    Thánh Gióng cũng mang những nét bình thường của con người trần thế.

    – Lí lẽ 1: Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định.

    – Bằng chứng: Gióng là một con Người, một con người của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu.

    – Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

    – Bằng chứng: Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ”, “vẫn phải uống nước, ăn cơm với cà”, vẫn mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng,…

    Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

    Ngọt ngào là hạnh phúc

    – Lý lẽ 1: sự dịu dàng, thoải mái, bình yên.

    – Bằng chứng: Sự quan tâm, yêu thương, lời nói ngọt ngào dành cho nhau.

    – Lý lẽ 2: Cuộc sống giàu có, sung túc đầy đủ.

    – Bằng chứng: Tỉ phú Bill Gates dành 45,6% tài sản làm quỹ từ thiện.

    Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau

    – Lý lẽ 1: Khi mang con trong bụng mẹ thấy nặng nề, mệt nhọc, khi sinh con….

    – Bằng chứng: Biết con bình an, con khóc …

    – Lý lẽ 2: Không may mắc bệnh hiểm nghèo vẫn có thể hạnh phúc.

    – Bằng chứng: Võ Thị Ngọc Nữ….

    VĂN BẢN

    PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

    NỘI DUNG

    NGHỆ THUẬT

    Lẵng quả thông

    Tự sự, miêu tả, biểu cảm

    – Câu chuyện kể về cách tặng quà và món quà của nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni, tác giả khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người.

    – Lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện sự quan sát và miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

    – Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu cảm xúc.

    Con muốn làm một cái cây

    Tự sự, miêu tả, biểu cảm

    Truyện Con muốn làm một cái cây kể về kỉ niệm thời thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, với người ông nhân hậu và ước mơ được sống trong một không gian quen thuộc của đứa trẻ.

    -Xây dựng hình ảnh cây ổi, tạo nên nét đặc sắc cho truyện: là hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện, kết nối thời gian từ quá khứ – hiện tại – tương lai.

    -Thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, làm nổi bật được tâm lí trẻ thơ.

    Và tôi nhớ khói

    Tự sự, miêu tả, biểu cảm

    Văn bản là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương.

    – Hình ảnh khói bếp được nhân hóa, mang đủ những cung bậc cảm xúc, trở nên gần gũi, thân quen với con người. Cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc bằng nhiều giác quan.

    I. TIẾNG VIỆT

    1. Từ mượn; Yếu tố Hán Việt:

    – Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.

    Ví dụ: Tráng sĩ, hải sản, gia nhân, radio, axit…

    * Lí do mượn:

    • Do từ thuần Việt còn thiếu để gọi tên sự vật.
    • Để làm giàu thêm cho vốn từ của mình.

    * Nguyên tắc mượn:

    • Mượn khi cần tạo sự trang trọng, nhã nhặn, lịch sự.
    • Không lạm dụng từ mượn gây khó hiểu làm mất đi sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.

    2. Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó:

    • Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.
    • Viết câu nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.

    II. TẬP LÀM VĂN

    • Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
    • Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự việc.

    Dàn ý chung:

    1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

    Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

    Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.

    • Thời gian
    • Không gian
    • Những nhân vật có liên quan
    • Kể lại các sự việc

    Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.

    BẢNG KIỂM

    CÁC PHẦN VIẾT CỦA BÀI

    NỘI DUNG KIỂM TRA

    ĐẠT/

    CHƯA ĐẠT

    Mở bài

    Dùng ngôi thứ nhất để kể

    Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

    Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc

    Thân bài

    Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

    Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng

    Miêu tả chi tiết các sự việc

    Thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc được kể.

    Kết bài

    Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân

    3. Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức

    A. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN ĐỌC

    I. ÔN TẬP TRUYỆN

    Bài

    Văn bản

    Tác giả

    Thể loại

    Nội dung

    Nghệ thuật

    Chuyện về những người anh hùng

    Thánh Gióng

    Dân gian

    Truyền thuyết

    Hình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

    Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.

    Sơn Tinh, Thủy Tinh

    Dân gian

    Truyền thuyết

    “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

    – Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

    – Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

    Thế giới cổ tích

    Thạch Sanh

    Dân gian

    Truyện cổ tích

    Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.

    Thạch Sanh

    Cây khế

    Dân gian

    Truyện cổ tích

    Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người.

    – Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo.

    – Sử dụng chi tiết thần kì.

    – Kết thúc có hậu.

    Vua chích chòe

    Truyện cổ Grim

    Truyện cổ tích

    Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.

    Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, lời kể hấp dẫn, khéo léo , sử dụng biện pháp điệp cấu trúc.

    Khác biệt và gần gũi

    Bài tập làm văn

    Rơ – nê Gô – xi – nhi và Giăng – giắc Xăng – pê

    Truyện ngắn

    – Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên viết một bài TLV phải là hoạt động cá nhân, không thể hợp tác như làm những công việc khác.

    – Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

    – Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn.

    – Lời đối thoại của các nhân vật có nhiều sắc thái.

    II. ÔN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN

    Bài

    Văn bản

    Tác giả

    Thể loại

    Nội dung

    Nghệ thuật

    Chuyện về những người anh hùng

    Ai ơi mồng chín tháng tư

    Anh Thư

    VB thông tin

    – Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

    – Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích.

    Trái đất Ngôi nhà chung

    Trái đất – cái nôi của sự sống

    Hồ Thanh Trang

    Văn bản thông tin.

    – Trái đất là cái nôi của sự sống con người phải biết bảo vệ trái đất. Bảo trái đất là bảo vệ sự sống của chính mình.

    – Kêu gọi mọi người luôn phải có ý thức bảo vệ trái đất.

    – Nghệ thuật vừa theo trình tự thời gian vừa theo trình tự nhân quả giữa các phần trong văn bản. Cái trước làm nảy sinh cho cái sau chúng có quan hệ ràng buộc với nhau

    Các loài chung sống với nhau như thế nào?

    Ngọc Phú

    Văn bản thông tin.

    – Văn bản đề cập đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài.

    – VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ.

    – Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục.

    – Cách mở đầu – kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho VB.

    Trái đất

    Ra – xun Gam – da – tốp

    thơ tự do

    – Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất.

    – Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ..

    III. ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

    Bài

    Văn bản

    Tác giả

    Thể loại

    Nội dung

    Nghệ thuật

    Khác biệt và gần gũi

    Xem người ta kìa

    Lạc Thanh

    Văn nghị luận

    Bài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,… như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.

    Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.

    Hai loại khác biệt

    Giong-mi Mun

    Văn nghị luận

    Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

    – Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục.

    – Cách triển khai từ bằng chứng thực tế để rút ra lí lẽ giúp cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, không mang tính chất giáo lí.

    B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

    I. Kiến thức chung:

    Bài

    Kiến thức Tiếng Việt

    Ví dụ

    Chuyện về những người anh hùng

    Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

    Ví dụ:

    Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.

    Khác biệt và gần gũi

    Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.

    Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thể hiện một ý, có thể dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.

    Ví dụ:

    Trạng ngữ:

    Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dần dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, võ tận và hấp dẫn lạ lùng. (Chỉ thời gian)

    Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. (Chỉ thời gian)

    Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hẳn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. (Chỉ nguyên nhân)

    Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản:

    “ Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn”.

    Từ “khuất” phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh. vì so với từ “mất” và “chết” thì từ “khuất” thể hiện cách nói giảm, nói tránh, bớt đi sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi sinh” chỉ dùng cho những người có công trạng nào đó với cộng đồng. Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên dùng từ “khuất” là hợp lí nhất.

    Trái đất Ngôi nhà chung

    Nhận biết đặc điểm và chức năng văn bản:

    – Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ để xác định tính chất văn bản: văn bản thông thường hay văn bản đa phương thức.

    – Những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. Có thể căn cứ vào chức năng chính mà một văn bản phải đảm nhiệm như thông tin, thuyết phục, hay thẩm mĩ để biết được văn bản thuộc loại nào

    Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ:

    Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

    Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.

    Nhận biết đặc điểm và chức năng văn bản:

    “Trái đất – cái nôi của sự sống” là một văn bản vì có những yêu cầu sau:

    – Có bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.

    – Là văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về trái đất.

    – Nội dung của văn bản bao gồm: vị trí của Trái đất, sự sống trên trái đất, muôn loài trên trái đất, con người trên trái đất, tình trạng trái đất và đưa ra lời kêu gọi để bảo vệ trái đất.

    Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ:

    Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quẩn xã, trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

    Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm,…

    II. Luyện tập:

    Phiếu bài tập số 1 (Dấu chấm phẩy)

    Bài tập 1: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau:

    a) Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ông vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.

    (Phạm Duy Tốn)

    b) Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.

    (Vũ Tú Nam)

    c) Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác : Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.

    (Trần Hoài Dương)

    Bài tập 2: Trong những phần trích sau đây có một số dấu chấm phẩy bị thay thế bằng dấu phẩy. Tìm dấu phẩy đã thay thế cho dấu chấm phẩy đó.

    a) Cần phải nói với bạn rằng, ở xứ Prô-văng-xơ theo lệ thường, cứ đến mùa nóng bức là người ta lùa gia súc lên núi An-pơ. Vật và người sống năm sáu tháng liền trên vùng cao, ở ngoài trời, cỏ ngập đến tận bụng, rồi vừa chớm gió heo may đầu thu mà người ta xuống núi, trở về trang trại và bầy gia súc lại quay về gặm cỏ thảnh thơi trên những sườn đồi màu xám thơm nức mùi cây hương thảo.

    b) Cả con đường dường như cũng rình rịch theo bước chân đi của chúng. Đi đẩu là những con cừu đực già, sừng “giương ra ” phía trước, vẻ dữ tợn, đằng sau chúng là đông đảo họ nhà cừu, nhặng cừu mẹ dáng hơi mệt mỏi, lũ cừu con chạy quẩn dưới chân, những con la đeo gù trang trí màu đỏ, mang những chiếc giỏ lắc lư như ru chúng ngủ theo nhịp bước đi, rồi đến những con chó đẫm mồ hôi, lưỡi lè sát đất và sau cùng là hai chú chăn cừu lực lưỡng khoác áo choàng bằng len thô màu đỏ hoe, dài chấm gót như chiếc áo thụng.

    …..

    >> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *