Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức giới hạn kiến thức tri thức đọc hiểu văn bản, tiếng Việt, tạo lập văn bản kèm theo đề thi minh họa có đáp án giải chi tiết.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Văn 7 năm 2023 – 2024 (3 Sách)

    Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Kết nối tri thức

    A. Tiếng Việt ôn thi học kì 2

    I. Nêu khái niệm Thành ngữ . Cho ví dụ minh họa

    II. Các biện pháp tu từ: SO SÁNH, NHÂN HÓA, ĐIỆP NGỮ, ẨN DỤ

    1. Thế nào là So sánh? Cho ví dụ minh họa.

    2. Thế nào là Nhân hóa? Cho ví dụ minh họa.

    3. Thế nào là Điệp ngữ? Cho ví dụ minh họa.

    4. Thế nào là Ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.

    5. Thế nào là Hoán dụ? Cho ví dụ minh họa.

    6. Thế nào là Nói quá, tác dụng. Cho ví dụ minh họa

    III. Dấu câu

    Nêu công dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ minh họa.

    IV. Mạch lạc và Liên kết trong văn bản

    a. Nêu khái niệm Mạch lạc. Nêu khái niệm Liên kết.

    b. Kể tên một số phép liên kết thường dùng

    V. Thuật ngữ: Đặc điểm và chức năng của thuật ngữ? Cho ví dụ minh họa.

    VI. Cước chú và tài liệu tham khảo

    1. Thế nào là Cước chú? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa.

    2. Thế nào là tài liệu tham khảo? Cách ghi cước chú? Cho ví dụ minh họa

    VII. Từ Hán Việt

    1. Thế nào là từ Hán Việt? Cho ví dụ minh họa

    2. Cách xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt?

    B. Tập làm văn ôn thi học kì 2 Văn 7

    I. Bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

    2. Dàn bài

    -Mở bài :

    + Giới thiệu đôi nét về nhân vật

    + Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.

    – Thân bài:

    + Kể lại diễn biến sự việc. Lưu ý sử dụng các yếu tố miêu tả

    – Nêu ý nghĩa của sự việc.

    – Kết bài: Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc.

    II. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến tán thành)

    *Bố cục bài viết cần đảm bảo:

    a. Mở bài: Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý‎ kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

    b. Thân bài:

    – Trình bày thực chất ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận.

    – Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý:

    +Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

    +Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

    +Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)….

    c. Kết bài: khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

    III. Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Trình bày ý kiến phản đối)

    *Bố cục bài viết cần đảm bảo:

    a. Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận và bày tỏ ý‎ kiến phản đối cách nhìn nhận về vấn đề.

    b. Thân bài:

    -Ý 1 trình bày thực chất của ý kiến, quan niệm đã nêu để bàn luận

    -Ý 2 phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng)

    -Ý 3 nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng)

    c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

    IV. Phân tích một nhân vật văn học yêu thích

    1. MB: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban đầu của em về nhân vật

    2. TB:

    -Bối cảnh và những mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật

    – Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ… của nhân vật)

    – Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật…

    -Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

    3. KB: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

    ĐỀ VĂN VẬN DỤNG

    Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Sách là người bạn tốt của con người. Hãy viết bài văn thể hiện sự đồng tình của em với ý kiến trên.

    Đề 2: Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của máy tính, máy photo,… nên học sinh đến lớp không cần ghi chép bài vào vở.

    Đề 3: Trong thời đại công nghệ này, không cần phải viết chữ đẹp

    C. Đề thi minh họa học kì 2 Văn 7

    ĐỀ SỐ 1

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:

    Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.

    (Trích Hương khúc – Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

    A. Tự sự và thuyết minh.
    B. Tự sự và nghị luận.
    C. Tự sự và miêu tả.
    D. Tự sự và biểu cảm.

    Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?

    A. Người mẹ
    B. Bà và mẹ.
    C. Tôi và bà.
    D. Tôi và mẹ.

    Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

    A. Ngôi thứ nhất .
    B. Ngôi thứ hai.
    C. Ngôi thứ ba
    D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.

    Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?

    A. Rau khúc và bột nếp.
    B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh.
    C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn.
    D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.

    Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

    A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.
    B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.
    C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.
    D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.

    Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?

    A. Nấu.
    B. Rán.
    C. Nướng
    D. Xào.

    Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

    A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.
    B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.
    C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.
    D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.

    Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

    A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
    B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
    C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.
    D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

    Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

    Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

    Phần II. Viết (4 điểm)

    Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?

    ĐÁP ÁN ĐỀ THI

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    A

    0,5

    2

    C

    0,5

    3

    A

    0,5

    4

    D

    0,5

    5

    B

    0,5

    6

    A

    0,5

    7

    A

    0,5

    8

    D

    0,5

    9

    – HS nêu được sự đặc biệt của món bánh khúc

    1,0

    10

    – HS nêu được tình cảm của người cháu dành cho bà, của người thưởng thức dành cho người làm bánh.

    1,0

    Đáp án phần II

    Hình thức

    Bố cục đủ 3 phần MB-TB-KB

    Phần thân bài chia đoạn hợp lý theo luận điểm

    Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả

    0.5 đ

    Kĩ năng

    Đúng kiểu bài văn nghị luận: Luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng lý lẽ phù hợp, lập luận chặt chẽ…

    0.5 đ

    Nội dung

    A/ Mở bài:

    – Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.

    B/ Thân bài

    – Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau.

    – Thực trạng:

    + Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay

    + Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc

    + Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game.

    – Nguyên nhân:

    Chủ quan:

    + Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi.

    + Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu…

    Khách quan:

    + Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách

    + Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách…

    + Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này

    – Hậu quả:

    + Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau…

    + Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ…

    – Biện pháp:

    + Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả.

    + Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại.

    + Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách…

    3/ Kết bài

    – Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp…

    – Mở rộng, kết luận lại vấn đề.

    0.25 đ

    0.25 đ

    0.25 đ

    0.5 đ

    0.5 đ

    0.5 đ

    0.25 đ

    Sáng tạo

    – Có những dẫn chứng thuyết phục; lập luận thuyết phục, chặt chẽ; có thêm luận điểm mở rộng…

    0.5 đ

    ĐỀ SỐ 2

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau:

    “ Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.

    (…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yêu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh thiếu niên những kĩ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, biết khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu, cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh những tấm gương sống cao đẹp, sống có trách nhiệm và nghĩa tình, sẵn sàng xả thân vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy những giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “lá lành đùm lá rách”. “thương người như thể thương thân”.

    (Theo http:/tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018)

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1. Đoạn trích trên mang đặc trưng của kiểu văn bản nào?

    A. Văn bản thông tin
    B. Văn bản nghị luận
    C. Văn bản tự sự, miêu tả
    D. Văn bản thuyết minh

    Câu 2. Mở đầu đoạn trích người viết nêu lên thực trạng gì?

    A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm
    B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động.
    C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng
    D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp..

    Câu 3: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?

    A. Vô cảm là lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì.
    B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có).
    C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong long và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức.
    D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan

    Câu 4. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo em đó là trách nhiệm của ai?

    A. Trách nhiệm của gia đình.
    B. Trách nhiệm của nhà trường.
    C. Trách nhiệm của xã hội.
    D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội.

    Câu 5: Theo em, khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi ứng xử đẹp, mang tính nhân văn sẽ tác động như thế nào đến giới trẻ?

    A. Sẽ là tấm gương cho giới trẻ noi theo.
    B. Sẽ khiến cho giới trẻ ngưỡng mộ.
    C. Sẽ khiến cho giới trẻ có lối sống đẹp.
    D. Sẽ khiến giới trẻ sống có trách nhiệm.

    Câu 6. Theo em, khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?

    A. Kinh tế sẽ phát triển vững mạnh.
    B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị.
    C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa, nhân văn.
    D. Môi trường lành mạnh, trong sáng.

    Câu 7 . Nội dung chính mà đoạn trích muốn thể hiện là gì?

    A. Đoạn trích nêu lên thực trạng vể hiện tượng vô cảm ở giới trẻ hiện nay.
    B. Đoạn trích nêu lên vấn đề về thói vô cảm ở giới trẻ hiện nay.
    C. Đoạn trích nêu lên thực trạng về thói vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng đó..
    D. Đoạn trích nêu vấn đề vô cảm ở giới trẻ và đưa ra giải pháp để thay đổi thực trạng.

    Câu 8. Tác dụng của việc sử dụng các phép liên kết trong đoạn trích trên là:

    A. Tạo tính mạch lạc và liên kết trong các câu văn trong đoạn văn.
    B. Thể hiện rõ liên kết về mặt chủ đề của đoạn văn.
    C. Tạo sự liên kết logic về mặt nội dung cho đoạn văn.
    D. Tạo sự mạch lạc hoặc liên kết về mặt
    hình thức cho đoạn văn.

    Câu 9. Từ bài viết em thấy rằng xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào?

    Câu 10. Theo em học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đầy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ (nêu ít nhất hai biện pháp/ việc làm).

    II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

    Viết một bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co.

    Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Chân trời sáng tạo

    I. Tri thức đọc hiểu văn bản

    1/ Văn nghị luận

    a. Khái niệm

    Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

    b. Đặc điểm

    Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:

    – Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

    – Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

    – Ý kiến lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

    2/ Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

    a/ Về cấu trúc và đặc điểm hình thức

    – Về cấu trúc, loại văn bản này thường có 3 phần:

    Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình) (Ví dụ: Cách đọc sách hiệu quả…).

    Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động.

    Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động.

    Một số văn bản có thể có thêm phần giải thích sự cần thiết của mỗi bước thực hiện

    – Về đặc điểm hình thức: loại văn bản này thường sử dụng các con số (1, 2, 3,…), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,…) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba,…) để giới thiệu trình tự thực hiện; từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan; sử dụng câu chứa nhiều động từ, cầu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện; dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chi dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ xưng hô ngôi thứ hai (ví dụ. bạn,..) để chỉ người đọc.

    b/ Cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản thông tin.

    Văn bản thông tin cỏ thể triển khai ý tưởng và thông tin theo một số cách sau: theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động); theo quan hệ nhân quá (trình bày thông tin theo quan hệ ý nghĩa nhân quả bằng một số từ ngữ như: lí do (của)…, nguyên nhân (của)…, vì, nên, do đó,…)’, theo mức độ quan trọng của thông tin (thông tin chính được ưu tiên trình bày trước hoặc được làm nổi bật bằng cách in đậm, tô màu, gạch dưới hoặc lặp đi lặp lại,…).

    Khi viết, người viết có thể kết hợp nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin, nhưng thường chọn một cách triển khai chính để làm nổi bật thông tin. Trong văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, người viết thường chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi qua việc hình bày thứ tự các bước

    3/ Truyện khoa học viễn tưởng

    – Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Truyện khoa học viễn tưởng có các đặc điểm như sau:

    – Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ, gặp người ngoài hành tinh,…

    – Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

    – Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

    – Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,…).

    II. Tri thức tiếng Việt

    1/ Liên kết trong văn bản

    a. Đặc điểm và chức năng

    – Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở lên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.

    – Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:

    + Nội dung các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

    + Các câu các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết phù hợp.

    b. Một số phép liên kết thường dùng

    + Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

    + Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

    + Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước

    + Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

    2. Nói giảm nói tránh

    – Nói giảm nói tránh là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

    Ví dụ: Cô ấy trông thật xấu xí -> Cô ấy trông không được xinh lắm

    – Đặt câu có sử dụng phép nói giảm, nói tránh

    3. Đặc điểm và chức năng của số từ

    – Số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.

    – Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Số từ chỉ số lượng bao gồm: Số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba, bốn,…), số từ chỉ số lượng ước chừng (vài, mươi, dăm,…).

    – Khi biểu thị số thứ tự của danh từ, số từ thường đứng sau danh từ (thứ hai, thứ ba,…).

    + Vd1: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

    – (Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)

    – +Vd2: Đã dậy chưa hả trầu

    – Tao hái vài lá nhé

    – Cho bà và cho mẹ

    – Đừng lụi đi trầu ơi

    (Trần Đăng Khoa, Đánh thức trầu)

    4. Các cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

    – Biến CN, VN và TN trong câu từ 1 từ thành 1 cụm từ.

    – Biến CN, VN và TN trong câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ phức tạp có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

    2. Tác dụng

    – Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ: làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

    III. Tạo lập văn bản

    1/ Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

    * Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ‎ kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

    *Yêu cầu đối với kiểu bài:

    – Nêu được vấn đề cần bàn luận

    – Trình bày được ý‎ kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận

    – Đưa ra lí lẽ, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ‎ý kiến

    *Bố cục bài viết cần đảm bảo:

    Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ‎ kiến của người viết về vấn đề ấy

    Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, đưa ra được bằng chứng đa dạng cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ, xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện

    Kết bài: khẳng định lại ‎ kiến và đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

    IV. Đề thi minh họa học kì 2 Văn 7

    ĐỀ SỐ 1

    I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    “Chúng tôi đi chừng nửa tiếng đồng hồ. Đáy biển ngày càng nhiều đá. Những con sò, các lớp giáp xác nhỏ li ti phát ra ánh sáng lân tinh yếu ớt. Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín. Chân tôi trượt trên tấm thảm thực vật dính nhơm nhớp và nếu không có gậy thì tôi đã bị ngã nhiều lần. Quay lại, tôi vẫn thấy ánh sáng đèn pha tàu Nau-ti-lúx. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi. Những đống đá dưới đáy đại dương mà tôi vừa nói trên mang dấu vết một sự sắp đặt nhất định mà tôi không giải thích nổi. Ngoài ra còn một số hiện tượng kỳ lạ nữa. Tôi cảm thấy dưới đế giày bằng chì của tôi đang lạo xạo những xương khô. Phải chăng chúng tôi đang bước trên mảnh đất đầy xương?… Ánh sáng soi đường cho chúng tôi ngày càng rực đỏ, tựa như ánh lửa của đám cháy phía chân trời. Lửa cháy trong nước kích thích tính tò mò của tôi đến cao độ. Có phải đó là ánh điện không? Hay là tôi đang được chứng kiến một hiện tượng của thiên nhiên mà các nhà bác học chưa hề biết? Tôi thoáng có ý nghĩ: biết đâu cái lò lửa ngầm dưới biển này không do bàn tay con người duy trì? Biết đâu tôi chẳng gặp ở đây những người bạn, những người đồng chí của Nê-mô, đang sống một cuộc đời độc đáo như Nê-mô? Biết đâu tôi chẳng gặp cả một đám người vì chán ghét những ràng buộc trên mặt đất mà đi tìm độc lập tự do dưới đáy biển? Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi. Trong trạng thái bị kích thích cao độ ấy, nếu có gặp một thành phố xây dưới nước như Nê-mô hằng mơ ước, thì tôi cũng sẽ cho là chuyện rất tự nhiên. Con đường chúng tôi đi ngày càng sáng tỏ. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía sau ngọn núi cao hơn đáy biển hai trăm mét. Nhưng ánh hào quang đó chỉ phản ánh những tia sáng bị khúc xạ trong nước biển. Bản thân cái nguồn phát sáng thì ở bên kia ngọn núi. Thuyền trưởng Nê-mô vững bước giữa những đống đá ngổn ngang. ông ta rất thông thạo con đường này. Tôi yên tâm đi theo Nê-mô. Đối với tôi, Nê-mô giống như một vị thần biển! Tôi ngắm nhìn vóc người cao lớn của Nê-mô in trên ánh hồng. Một giờ đêm chúng tôi tới chân núi. Nhưng muốn trèo lên sườn núi dốc đứng thì phải theo những con đường nhỏ rất khó đi nằm giữa rừng cây rậm rạp. Đây đúng là một rừng cây đã chết, trụi hết lá, đã hóa đá vì tác động của muối biển… Cảnh tượng thật chẳng lời lẽ nào tả xiết! Thuyền trưởng Nê-mô vẫn đi trước. Tôi không muốn bị tụt lại nên cố theo sát Nê-mô. Chiếc gậy rất được việc. Chỉ cần bước hụt là có thể lao xuống vực thẳm nằm kề bên những con đường hẹp. Tôi nhảy qua những khe núi sâu mà nếu ở trên cạn thì tôi đành chịu không dám vượt…”

    (Trích Chương 33Hai vạn dặm dưới đáy biển– Junles Verne; Lê Anh (Đỗ Ca Sơn) dịch từ bản tiếng Nga; Nhà xuất bản Văn học)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào? (Biết)

    A. Văn bản truyện ngụ ngôn
    B. Văn bản thông tin
    C. Văn bản khoa học viễn tưởng
    D. Văn bản tản văn, tùy bút

    Câu 2: Điều gì kích thích tính tò mò của nhân vật “tôi” đến cao độ? (Biết)

    A. Lửa cháy trong nước
    B. Đống xương khô
    C. Các loại động vật kì lạ
    D. Những ngọn núi dưới đáy biển

    Câu 3: Thuyền trưởng Nê-mô được so sánh với ai? (Biết)

    A. Vị thần núi
    B. Vị thần biển
    C. Vị thần ánh sáng
    D. Vị thần khổng lồ

    Câu 4: Đoạn văn trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? (Biết)

    A. Ngôi thứ ba.
    B. Ngôi thứ hai.
    C. Ngôi thứ nhất.
    D. Kết hợp nhiều ngôi kể.

    Câu 5: Vì sao thuyền trưởng Nê-mô lại tự tin trong cuộc thám hiểm ở dưới đáy biển được nêu trong đoạn trích? (Biết)

    A. Ông đã từng thám hiểm ở vị trí này
    B. Ông rất khỏe mạnh, cường tráng
    C. Ông có những thiết bị hiện đại
    D. Ông có nhiều kinh nghiệm với các cuộc thám hiểm

    Câu 6: Nghĩa của từ “ám ảnh” trong câu “Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi” là gì? (Hiểu)

    A. Điều tốt đẹp luôn lởn vởn trong tâm trí, không sao xua đi được
    B. Điều không hay luôn lởn vởn trong trí, không sao xua đi được
    C. Sự tưởng tượng về một thế giới không có thực
    D. Hình ảnh khắc sâu trong tâm trí không sao xua đi được

    Câu 7: Trong các câu dưới đây câu văn nào sử dụng số từ? (Hiểu)

    A. Một ánh hào quang trăng trắng phát ra từ phía ngọn núi […].
    B. Những ý nghĩ vớ vẩn, mung lung cứ ám ảnh tôi mãi.
    C. Chúng tôi càng đi xa thì ánh sáng đó càng mờ đi
    D. Đáy biển ngày càng nhiều đá.

    Câu 8: Câu sau dùng cụm chủ-vị để mở rộng thành phần nào? (Hiểu)

    “Tôi thoáng thấy những đống đá được hàng triệu động vật giống như những bông hoa và tảo phủ kín”

    A. Mở rộng thành phần chủ ngữ
    B. Mở rộng thành phần trạng ngữ
    C. Mở rộng thành phần vị ngữ.
    D. Mở rộng cả chủ ngữ và vị ngữ.

    Câu 9: Theo em, việc khám phá, thám hiểm những miền đất lạ có quan trọng đối mỗi người hay không? Vì sao? (Vận dụng)

    Câu 10: Em hãy nêu hai đến ba cách để có thể khám phá được những vùng đất mới lạ. (Vận dụng)

    II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

    Em hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý. (Vận dụng cao)

    ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    A

    0,5

    3

    B

    0,5

    4

    C

    0,5

    5

    A

    0,5

    6

    B

    0,5

    7

    A

    0,5

    8

    C

    0,5

    9

    HS trả lời có hoặc không, có lý giải phù hợp.

    1,0

    10

    HS nêu được ít nhất 02 cách thức khám phá những vùng đất mới lạ.

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài nêu được nhân vật sẽ biểu cảm và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết giành cho nhân vật, thân bài lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, kết bài khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với nhân vật

    0,25

    c. Triển khai vấn đề

    HS lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thành giành cho nhân vật.

    – Giới thiệu được nhân vật sẽ biểu cảm

    – Biểu lộ những tình cảm, cảm xúc giành cho nhân vật: hình dáng, hành động, tính cách, kỉ niệm,…(sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả, tự sự để biểu cảm)

    – Khẳng định được tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật

    – Rút ra được điều đáng nhớ đối với bản thân.

    2.5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, sáng tạo.

    0,5

    ĐỀ SỐ 2

    I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    LỄ HỘI ĐỀN HÙNG

    Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).

    Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Linh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hằng năm thường xuyên diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.

    Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Đồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh giày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.

    Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu, … của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích, ….

    Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.

    Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

    Lễ hội đền Hùng | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ (phutho.gov.vn)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lễ hội đền Hùng” thuộc loại văn bản nào? (Biết)

    A. Văn bản biểu cảm
    B. Văn bản nghị luận
    C. Văn bản thông tin
    D. Văn bản tự sự

    Câu 2: Văn bản “Lễ hội đền Hùng” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? (Biết)

    A. Thời gian, địa điểm, phần lễ – hội, ý nghĩa
    B. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần lễ
    C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa
    D. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần hội

    Câu 3: Đền Hùng nằm ở tỉnh nào? (Biết)

    A. Nam Định
    B. Phú Thọ
    C. Bắc Giang
    D. Thái Bình

    Câu 4: Lễ hội đền Hùng nhắc đến ngành nghề nào của nước ta? (Biết)

    A. Công nghiệp
    B. Thương nghiệp
    C. Nông nghiệp
    D. Lâm nghiệp

    Câu 5: Ý nào đúng nhất khi nhận xét về số từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu”. (Biết)

    A. Số từ biểu thị số lượng chính xác
    B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng
    C. Số từ biểu thị số thứ tự
    D. Số từ biểu thị số lượng

    Câu 6: Sự tích nào sau đây liên quan đến lễ hội đền Hùng? (Hiểu)

    A. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”
    B. Sự tích “Cây lúa”
    C. Sự tích “Quả dưa hấu”
    D. Sự tích “Trầu cau”

    Câu 7: “Lễ hội đền Hùng” nhắc đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam ta? (Hiểu)

    A. Tương thân tương ái
    B. Uống nước nhớ nguồn
    C. Tôn sư trọng đạo
    D. Lá lành đùm lá rách

    Câu 8: Nhắc đến lễ hội đền Hùng, người dân Việt Nam ta thường hay nhắc nhở nhau bằng bài ca dao nào? (Hiểu)

    A.Dù ai nói ngả nói nghiêng
    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
    B.Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    C. Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
    D.Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.

    Câu 9: Theo em, lễ hội đền Hùng có ý nghĩa gì trong cuộc sống của người Việt Nam ta? (Vận dụng)

    Câu 10: Em hãy nêu 02 việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn? (Vận dụng)

    II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

    Viết một bài văn bày tỏ cảm xúc về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ). (Vận dụng cao)

    HƯỚNG DẪN CHẤM

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    A

    0,5

    3

    B

    0,5

    4

    C

    0,5

    5

    A

    0,5

    6

    A

    0,5

    7

    B

    0,5

    8

    C

    0,5

    9

    HS trả lời những ý nghĩa hợp lí.

    1,0

    10

    HS nêu được ít nhất 02 việc làm thể hiện lòng biết ơn.

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với người thân.

    0,25

    c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí

    HS triển khai bài văn theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác biểu cảm, kết hợp miêu tả, tự sự. Sau đây là một số gợi ý:

    – Giới thiệu về nhân vật biểu cảm.

    – Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc chân thật của người viết qua những phương diện:

    + Biểu cảm về ngoại hình.

    + Biểu cảm về tính tình, việc làm, sở thích,…

    + Biểu cảm về một kỉ niệm đáng nhớ.

    – Khẳng định tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

    2.5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo.

    0,5

    Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 Cánh diều

    Phần 1: Đọc hiểu văn bản

    – Ôn tập lại kiến thức về truyện ngụ trong đề cương ôn tập giữa kì II.

    A. Đọc hiểu thơ tự do:

    • Ngữ liệu:
    • Văn bản thơ (tương đương về đề tài, thể thơ với các văn bản trong SGK – chủ đề về tình phụ tử, tình mẫu tử).

    2. Yêu cầu đọc hiểu thơ bốn chữ, năm chữ

    a. Mức độ nhận biết:

    – Nhận diện được thể thơ.

    – Chỉ ra được vần của bài thơ/khổ thơ.

    – Chỉ ra được nhịp của bài thơ/khổ thơ.

    – Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ… trong khổ thơ, bài thơ.

    b. Mức độ thông hiểu:

    – Nội dung: Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ.

    – Nghệ thuật: Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

    c. Mức độ vận dụng:

    – Liên hệ với một tình huống liên quan đến chủ đề bài thơ trong đời sống và viết đoạn văn.

    B. Đọc hiểu văn bản Nghị luận:

    • Ngữ liệu:
    • Văn bản nghị luận (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).

    2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Nghị luận:

    a. Mức độ nhận biết:

    – Nhận diện được kiểu văn bản, phương thức biểu đạt.

    – Nêu được nội dung nghị luận của văn bản.

    b. Mức độ thông hiểu:

    – Hiểu được cách trình bày luận điểm, luận cứ… mà tác giả đưa ra

    c. Mức độ vận dụng:

    – Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết bài văn hoặc đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.

    C. Đọc hiểu văn bản Kí:

    • Ngữ liệu:
    • Văn bản tùy bút hoặc tản văn (tương đương về nội dung với các văn bản trong SGK).

    2. Yêu cầu đọc hiểu văn bản Kí:

    a. Mức độ nhận biết:

    – Nhận diện được văn bản đó là tùy bút hay tản văn.

    – Nêu được nội dung văn bản đó viết về vấn đề gì.

    b. Mức độ thông hiểu:

    – Hiểu được lời nhắn gửi của tác giả qua văn bản đó.

    c. Mức độ vận dụng:

    – Liên hệ với một tình huống liên quan đến nội dung của văn bản để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó.

    Phần 2: Thực hành tiếng Việt

    Nắm vững kiến thức về tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ thể.

    1. Mức độ hiểu

    – Tìm tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt trong một tình huống cụ

    – Nêu được tác dụng của thể tục ngữ, thành ngữ; nói quá; nói giảm nói tránh; dấu chấm lửng; từ Hán Việt.

    2. Mức độ vận dụng

    – Biết vận dụng kiến thức về tiếng Việt để viết đoạn văn

    Phần 3: Thực hành viết

    – Viết được bài văn phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học.

    – Viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

    Phần 4: Đề thi minh họa cuối kì 2 Văn 7

    ĐỀ THI MINH HỌA KIỂM TRA CUỐI KỲ II

    Môn: Ngữ văn lớp 7

    (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc đoạn văn sau:

    Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình. Có thể nói, thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.

    Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời. Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

    (Theo Trần Thị Cẩm Quyên, in trong Văn học và tuổi trẻ, viên nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 11 -2021)

    Trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

    Câu 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

    A.Tự sự
    B. Miêu tả
    C. Nghị luận
    D. Biểu cảm

    Câu 2. Theo tác giả, tại sao Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trở ngại và thất bại?

    A. Bởi không có con đường nào là bằng phẳng, dễ đi, nếu muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt, vượt qua thất bại của chính mình.
    B. Bởi thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng mà mình đã chọn.
    C. Bởi thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
    D. Bởi cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công

    Câu 3. Theo em, đâu là câu văn mang luận điểm trong đoạn văn thứ 2?

    A. Quả thực là như vậy, việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng.
    B. Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công.
    C. Thất bại là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
    D. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc.

    Câu 4. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu: “Cuộc sống thăng trầm như bản hoà ca, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng và êm đềm thành công”.

    A. Ẩn dụ, so sánh
    B. So sánh, liệt kê
    C. So sánh, điệp ngữ
    D. So sánh, nhân hoá

    Câu 5.Từ “thành công” trong đoạn văn trên được hiểu như thế nào?

    A. Những điều tốt đẹp đang chờ phía trước.
    B. Điều mình mong muốn đạt được.
    C. Những điều có ích cho cuộc sống.
    D. Đạt được kết quả, mục đích như dự định.

    Câu 6. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?

    “Đôi lúc, ta tự trách vì những quyết định sai lầm của mình. Nhưng đó là lúc ta nhận thức và rút ra bài học, biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc”.

    A. Phép lặp
    B. Phép thế
    C. Phép nối
    D. Phép liên tưởng

    Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau có công dụng gì?

    Đặng Thuỳ Trâm từng viết:”Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

    A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
    B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
    C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm nghĩa mỉa mai
    D. Đánh dấu tên tác phẩm

    Câu 8. Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến câu tục ngữ nào?

    A. Đoàn kết là sức mạnh.
    B. Thất bại là mẹ thành công.
    C. Thất bại là thầy của chúng ta.
    D. Đừng sợ thất bại.

    Thực hiện yêu cầu:

    Câu 9. Em có tán thành với quan điểm của tác giả trong đoạn trích trên không? Vì sao?

    Câu 10. Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về thái độ sống của thế hệ các bạn trẻ ngày nay khi đứng trước những khó khăn và thất bại (viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu)

    PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (4.0 điểm)

    Viết bài văn nghị luận thể hiện ý kiến của em về quan niệm: Vệ sinh trường học là trách nhiệm của người lao công đã được nhà trường trả lương.

    …………..

    Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Văn 7

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *