Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức giới hạn kiến thức tri thức đọc hiểu văn bản, tiếng Việt, tạo lập văn bản kèm theo đề thi minh họa có đáp án giải chi tiết.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn thi học kì 2 Ngữ văn 8 năm 2023 – 2024

    Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Cánh diều

    TRƯỜNG THCS………….

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024

    MÔN NGỮ VĂN 8

    A. NỘI DUNG ÔN TẬP

    1. Phần đọc hiểu

    a. Truyện

    Khái niệm đề tài và chủ đề đã được giới thiệu ở sách Ngữ văn 6, tập hai. Bài học này hướng dẫn các em cách xác định đề tài và chủ đề. Để xác định đề tài, người ta thường đặt câu hỏi: Tác phẩm viết về cái gì (hiện tượng, phạm vi cuộc sống)? Còn để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? Ví dụ, truyện Lão Hạc (Nam Cao) viết về đề tài người nông dân trong xã hội cũ, còn chủ đề của truyện là vấn đề cuộc sống cùng khổ và nhân phẩm con người. Tuy nhiên, cần chú ý là mỗi tác phẩm lớn có thể đặt ra nhiều vấn đề cơ bản (nhiều chủ đề)

    b. Thơ Đường luật

    Đường luật là thể thơ rất nổi tiếng trong văn học Trung Quốc, có từ thời Đường (618 – 9070, sau đó du nhập sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Ở Việt Nam, trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca truyền thống, cha ông ta đã sáng tạo ra thể thơ Nôm Đường luật mang bản sắc dân tộc. Sang thời hiện đại, thơ Đường luật còn được viết bằng chữ Quốc ngữ.

    Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)

    c. Truyện lịch sử và tiểu thuyết

    Truyện lịch sử là loại truyện có nội dung liên quan đến các nhân vật và sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, truyện lịch sử không chỉ đơn thuần là liệt kê các sự kiện, kể về những con người có thật mà còn được nhà văn hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo thành những hình tượng văn học sinh động.

    d. Nghị luận văn học

    Luận đề là vấn đề trọng tâm bao trùm toàn bộ bài viết, thường được nêu ở nhan đề hoặc phần mở đầu văn bản.

    Lí lẽ là những căn cứ được sử dụng để giải thích, làm rõ cho luận điểm. Để có sức thuyết phục, lí lẽ cần chặt chẽ, xác đáng.

    Bằng chứng là những ví dụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học (các hình ảnh, chi tiết, câu văn, câu thơ,… trong tác phẩm) hoặc ví dụ từ thực tế được đưa ra nhằm chứng minh, củng cố cho lí lẽ

    e. Văn bản thông tin: giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim

    Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim là loại văn bản thông tin có mục đích trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,… của cuốn sách hoặc bộ phim đó.

    Thông tin trong văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo trình tự: từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó.

    2. Phần tiếng Việt

    a. Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

    b. Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình, từ tượng thanh

    c. Câu khẳng định và câu phủ định

    d. Thành phần biệt lập trong câu

    e. Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

    3. Phần Làm văn

    a. Phân tích một tác phẩm truyện

    b. Phân tích một tác phẩm thơ

    c. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

    d. Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

    e. Viết bài giới thiệu một cuốn sách

    B. BÀI TẬP

    1. Phần đọc hiểu

    Văn bản Lão Hạc

    Câu 1. Tác giả đã hóa thân thành nhân vật nào trong tác phẩm?

    A. Con trai lão Hạc
    B. Vợ ông giáo
    C. Ông giáo
    D. Binh Tư

    Câu 2. Trong tác phẩm Lão Hạc, lão là một người như thế nào?

    A. Là người có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý
    B. Là người nông dân sống ích kỉ, gàn dở, ngu ngốc
    C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng
    D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ

    Văn bản Trong mắt trẻ

    Câu 3. Tác giả của bài Trong mắt trẻ là ai?

    A. Antoine de Saint-Exupery
    B. Charles Dickens
    C. George Orwell
    D. J.K Rowling

    Câu 4. Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé có gì đặc biệt?

    A. Nhân vật “tôi” đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán
    B. Nhân vật “tôi” đang phải sống cô độc trên sa mạc Sa-ha-ra
    C. Nhân vật “tôi” bị thương và sắp không qua khỏi
    D. Nhân vật “tôi” buồn vì không ai hiểu bức tranh của mình

    Văn bản Người thầy đầu tiên

    Câu 5. Truyện Người thầy đầu tiên lấy bối cảnh như thế nào?

    A. Bối cảnh cuộc sống ở một vùng quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-xtan vào những năm đầu thế kỉ XX
    B. Bối cảnh ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na
    C. Bối cảnh ở khu nhà trọ thuộc Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ
    D. Bối cảnh xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX

    Câu 6. Tác phẩm Người thầy đầu tiên được sáng tác năm bao nhiêu?

    A. 1961
    B. 1962
    C. 1963
    D. 1964

    Văn bản Mời trầu

    Câu 7. Bài thơ Mời trầu được sáng tác năm bao nhiêu?

    A. 1845
    B. 1848
    C. 1869
    D. Chưa xác định

    Câu 8. Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt?

    A. Miếng trầu là đầu câu chuyện
    B. Cúng ông Công, ông Táo
    C. Cúng ông Công, ông Táo
    D. Bày mâm ngũ quả

    Văn bản Vịnh khoa thi Hương

    Câu 9. Hai câu đề bài thơ thông báo về sự kiện gì?

    A. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba lần trong năm
    B. Theo lệ thường, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần
    C. Nhà nước tổ chức kì thi Hương hàng năm
    D. Tất cả đều sai

    Câu 10. Trong bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả đề cập đến sự khác thường của kì thi này ở câu thơ nào?

    A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với với trường Hà
    B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm ọe quan trường miệng thét loa
    C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra
    D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

    Văn bản Xa ngắm thác núi Lư

    Câu 11. Trong bài Xa ngắm thác núi Lư, tác giả đã so sánh dòng thác núi Lư với điều gì?

    A. Dải lụa
    B. Cánh đồng
    C. Dải ngân hà
    D. Con đường

    Câu 12. Điểm nhìn của bài thơ là?

    A. Ngay dưới chân núi Hương Lô
    B. Trên con thuyền xuôi dòng sông
    C. Trên đỉnh núi Hương Lô
    D. Đứng nhìn từ xa

    Văn bản Cảnh khuya

    Câu 13. Mở đầu tác phẩm xuất hiệu âm thanh gì?

    A. Tiếng đàn
    B. Tiếng hát xa
    C. Tiếng suối
    D. Tiếng hạc bay qua

    Câu 14. Đáp án nào nhận xét đúng nhất bức tranh thiên nhiên nơi cảnh khuya Việt Bắc?

    A. Bức tranh sống động
    B. Bức tranh trong trẻo, tinh sương
    C. Bức tranh trầm mặc, huyền ảo
    D. Bức tranh đượm buồn với gam màu tối

    Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh

    Câu 15. Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh viết về sự kiện lịch sử nào?

    A. Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên
    B. Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán
    C. Quang Trung đại phá quân Thanh
    D. Lê Lợi đại phá quân Minh

    Câu 16. Quang Trung đại phá quân Thanh xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?

    A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán
    B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình
    C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường
    D. Tất cả đáp án trên

    …………….

    Đề cương ôn tập cuối kì 2 Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    TRƯỜNG THCS………….

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024

    MÔN NGỮ VĂN 8

    A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

    1. Văn bản:

    – Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.

    – Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.

    – Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.

    – Nhận biết và phân tích được nét độc đáo trong bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

    – Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

    – Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

    – Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên, văn bản giới thiệu một bộ phim và cách trình bày thông tin trong văn bản; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

    – Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản và vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi ngôn ngữ; liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

    – Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một cuốn sách.

    – Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.

    – Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

    a. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến

    Nội dung

    Cốt truyện đơn tuyến

    Cốt truyện đa tuyến

    1. Khái niệm

    Cốt truyện đơn tuyến là kiểu cốt truyện chỉ có một mạch sự kiện. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện thường tương đối đơn giản tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính.

    Cốt truyện đa tuyến là kiểu cốt truyện tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện. Trong cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện thường phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gần với số phận các nhân vật chính của tác phẩm.

    b. Thơ tự do

    Nội dung

    Kiến thức

    1. Khái niệm

    Thơ tự do là thể thơ không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ.

    2. Vần

    Thơ tự do có thể có vần hoặc không vần. Khi có vần, cách giao vần trong bài thơ tự do rất linh hoạt: vần chân hoặc vần lưng, vần liền hoặc vần cách.

    3. Nhịp

    Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vẫn ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ.

    4. Tính chất

    Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống.

    c. Mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo

    Mạch cảm xúc

    Cảm hứng chủ đạo

    Thơ trữ tình thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của thơ trữ tình. Cảm xúc vận động theo một trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc có nhiều cung bậc và sắc thái, chi phối các yếu tố nội dung và hình thức của một bài thơ trữ tình.

    Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

    d. Văn bản nghị luận văn học

    Nội dung

    Kiến thức

    1. Khái niệm

    – Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản nghị luận trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá của mình và một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác phẩm, tác giả, thể loại….).

    – Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; Ií lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí

    2. Yếu tố trong văn bản nghị luận văn học

    Luận đề

    Luận đề trong văn bàn nghị luận văn học là vấn đề chính (và tác phẩm, tác giả, thể loại ) được bàn luận trong văn bản, thưởng thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản.

    Luận điểm

    Luận điểm trong văn bản nghị luận văn học là những ý chính được triển thai nhằm cụ thể hoá luận đề, dựa trên đạc điểm của đối tượng được bàn luận.

    Lí lẽ

    Lí lẽ trong văn bản nghị luận văn học là những điều được nêu ra một cách có căn cứ, hợp lô-gic để làm có tính đúng đắn của luận điểm. Lí lẽ có thể đan xen yếu tố biểu cảm nhưng cần chặt chỗ, khúc chiết, sắc bén, tránh dài dòng và cảm tính.

    Bằng chứng

    Bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh… được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại… được dùng để làm sáng tỏ luận điểm.

    e. Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học

    Nội dung

    Kiến thức

    1. Vai trò của tác giả và người đọc

    – Tác giả là chủ thể sáng tạo văn bản văn học.

    – Người đọc là chủ thể tiếp nhận.

    2. Quá trình đọc văn bản

    – Quá trình đọc tưởng tượng và cầm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản văn học chính là quá trình tiếp nhận, việc tiếp nhận không thể tách rời đặc điểm của văn bản (thể loại, đề tài, thủ đô, bố cục, biện pháp nghệ thuật các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng).

    – Tuy nhiên, hoàn cảnh tiếp nhận tác phẩm, vốn sống vốn hiểu biếtsự trải nghiệm của mỗi người đọc khác nhau, do đó cách hiểu, cảm nhận về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm sẽ có những nét riêng, không hoàn toàn đồng nhất. Do đó ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với mỗi người đọc, mỗi thời đại có thể được sáng tạo mở rộng và trở nên phong phú hơn.

    B. Phần 2: Đề thi minh họa

    Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    TRẦN ĐĂNG KHOA: TÁC GIẢ CỦA TUỔI THƠ TRONG TRẺO

    Được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, Trần Đăng khoa là người có nét riêng xuất sắc trong số các nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, những chất liệu được dệt trong các tác phẩm hầu hết là sự quen thuộc xung quanh.

    Suốt hơn năm mươi năm sáng tác, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hơn hai mươi tập thơ và trường ca như Khúc hát người anh hùng, Bên cửa sổ may bay hay Chân dung và đối thoại, chưa kể đến một số tập bút kí và tiểu luận phê bình. Tuy nhiên nổi trội nhất vẫn là Góc sân và khoảng trời hay.

    Bằng những đặc sắc trong ngòi bút, Trần Đăng Khoa đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc bao kí ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà đầy chân thật nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa.

    Mười tuổi ông đã có những câu thơ vô cùng trong trẻo và xúc động chạm đến trái tim người đọc. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi và nỗi khó nhọc của người nông dân. Không những thế, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo tần của những người phụ nữ hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bấy nhiêu chân tình cùng nỗi nhớ nhung khắc khoải của quê hương dành cho tiền tuyến….[ Hạt gạo làng ta]

    Quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên….[Trăng ơi từ đâu đến?]

    Thơ của Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương như một bản đồng giao với cách gieo chữ có hồn, có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hôn mà còn khả năng tạo hình, tạo nghĩa tinh tế. Thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé mười bốn tuổi đã phần nào khẳng định tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ xứng đáng với danh xưng “thần đồng” thi ca. Không những thế nhà thơ còn lồng ghép linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa hay từ láy khiến thơ của ông không những hóm hỉnh, vui nhộn mà còn vô cùng có chiều sâu và đầy tinh tế…[Cây dừa]

    Điều khiến thơ ông khác lạ so với những nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng đôi mắt quan sát nhạy bén. Từng vần thơ Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả và để lại trong họ miền kí ức tươi đẹp của những ngày còn thơ bé. Dù có phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ Trần Đăng Khoa vẫn luôn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi những nội dung, nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu chữ…

    Cho đến tận hôm nay, Trần Đăng Khoa vẫn mãi là tinh tú trên bầu trời văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ đóng góp cho thơ ca nước nhà những áng thơ bay bổng mà còn giúp người đọc lưu giữ miền kí ức tuổi thơ vào sâu trong tâm khảm.

    (Theo Thiên Nhi, https://revologuecom/tac-gia-tran-dang-khoa)

    Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

    A. Nghị luận văn học
    B. Nghị luận xã hội
    C. Văn bản thơ
    D. Văn bản truyện trưởng

    Câu 2. Chất liệu làm nên tác phẩm thơ Trần Đăng Khoa là gì?

    A. Con người và các mối quan hệ
    B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh
    C. Những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
    D. Những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên

    Câu 3. Tác giả bài viết đã nhận định phong cách thơ Trần Đăng Khoa như thế nào?

    A. Châm biếm, đả kích
    B. Hài hước vui vẻ, tự nhiên
    C. Mạnh mẽ, mãnh liệt
    D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

    Câu 4. Để chứng minh thơ Trần Đăng Khoa trog veo và xúc động, chạm tới trái tim người đọc, tác giả bài viết đã phân tích những bài nào?

    A. Cây dừa.
    B. Đám ma bác giun.
    C. Hạt gạo làng ta.
    D. Trăng ơi từ đâu đến?

    Câu 5. Tác giả bài viết đã lấy bài thơ nào làm dẫn chứng cho chủ đề gắn bó với quê hương và thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa?

    A. Cây dừa.
    B. Đám ma bác giun.
    C. Hạt gạo làng ta.
    D. Trăng ơi từ đâu đến?

    Câu 6.

    Đánh dấu X vào đặc trưng nghệ thuật của thơ Trần Đăng Khoa được nhắc đến trong văn bản?

    STT

    Đặc trưng nghệ thuật

    Đánh dấu

    1

    Du dương với cách gieo chữ có vần nhịp

    2

    Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ

    3

    Nghệ thuật tương phản đối lập sử dụng triệt để

    4

    Sử dụng linh hoạt nhiều biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, nhân hóa, từ láy

    Câu 7. Văn bản được kết thúc bằng nội dung nào?

    A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa
    B. Bàn về những tác phẩm mới xuất bản của Trần Đăng Khoa.
    C. Phát biểu cảm nghĩ về con người Trần Đăng Khoa thể hiện trong thơ ca.
    D. Nói về con người Trần Đăng Khoa ở thời điểm hiện tại.

    Câu 8. Câu “Trăng ơi…từ đâu đến?” thuộc kiểu câu nào?

    A. Câu hỏi
    B. Câu cầu khiến
    C. Câu cảm thán.
    D. Câu kể.

    Câu 9 (1,0 điểm) Chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa?

    Câu 10 (1,0 điểm) Liệt kê danh sách những bài thơ của Trần Đăng Khoa mà em đã học?

    Phần II. Viết (4,0 điểm)

    Em hãy viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà mình đã được học, được đọc.

    HƯỚNG DẪN ĐỀ THI MINH HỌA

    Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

    Câu

    Nội dung cần đạt

    Điểm

    Câu 1

    A. Nghị luận văn học

    0,5 điểm

    Câu 2

    B. Những sự vật giải dị, quen thuộc xung quanh

    0,5 điểm

    Câu 3

    D. Nhẹ nhàng hồn nhiên nhưng sâu sắc

    0,5 điểm

    Câu 4

    C. Hạt gạo làng ta.

    0,5 điểm

    Câu 5

    D. Trăng ơi từ đâu đến?

    0,5 điểm

    Câu 6

    1, 4

    0,5 điểm

    Câu 7

    A. Khẳng định vẻ đẹp trong phong cách và giá trị thơ ca của Trần Đăng Khoa

    0,5 điểm

    Câu 8

    A. Câu hỏi

    0,5 điểm

    Câu 9

    Học sinh chọn và viết một đoạn thơ giàu tính nhạc của Trần Đăng Khoa.

    VD: Mưa, Mẹ ốm, Trăng ơi từ đâu đến?

    1,0 điểm

    Câu 10

    Học sinh liệt kê những bài thơ đã học của Trần Đăng Khoa theo trí

    1,0 điểm

    ……………..

    Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

    A. KIẾN THỨC ÔN TẬP

    1. Phần đọc hiểu

    a. Tình yêu Tổ quốc

    Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc)

    Thơ thất ngôn bát cú luật Đường: mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Thơ tứ tuyệt luật Đường: mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối

    b. Yêu thương và hi vọng

    – Một số đặc điểm của văn bản truyện:

    + Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ để của truyện.

    + Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thủ đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

    – Tư tưởng của tác phẩm văn học: là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ dung của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề về cuộc sống con người được đặt ra trong tác phẩm. Tư tưởng được biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua để tải, chủ đề, cảm hứng chủ đạo,… Ví dụ: Tư tưởng của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là những chiêm nghiệm sâu sắc về quy luật khắc nghiệt một đi không trở lại của thời gian, vì thế, cần biết quý trọng những gì dang có trong hiện tại. Tư tưởng đó được thể hiện qua cặp hình ảnh sóng đôi mẹ và cau, qua giọng thơ day dứt, thổn thức,…

    c. Cánh cửa mở ra thế giới

    Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bảy cảm nhận, đánh giả của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.

    Cấu trúc văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thưởng gồm các phần sau:

    Phần 1: nêu một số thông tin về tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim,… trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách bộ phim.

    Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giả của người viết về giá trị của cuốn sách/ bộ phim.

    Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách bộ phim và để xuất khuyến khích mọi người nên dọc xem.

    Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim có thể có sa pô (sapo), đoạn nằm ngay dưới nhan để văn bản, nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bải viết và thu hút sự chú ý của người đọc. Loại văn bản này thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hỉnh ảnh từ cuốn sách/ bộ phim được giới thiệu) để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả

    d. Âm vang của lịch sử

    Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,…) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

    Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,…

    e. Cười mình, cười người

    Thơ trào phúng là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. Tiếng cười trong thơ trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, châm biếm, đả kích nhưng không phải bao giờ cũng rạch ròi mà chuyển hóa linh hoạt từ cung bậc nảy sang cung bậc khác. Các bài thơ trào phúng có thể được viết bằng những thể thơ khác nhau: thơ cách luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,…) và thơ tự do.

    Thủ pháp trào phúng: tiếng cười trong thơ trào phúng thường được tạo ra bằng các thủ pháp: phóng đại, ẩn dụ, giễu nhại, lối nói nghịch lí…

    2. Phần tiếng Việt

    a. Đảo ngữ

    b. Câu hỏi tu từ

    c. Biệt ngữ xã hội

    d. Thành phần biệt lập trong câu

    c. Sắc thái nghĩa của từ

    3. Phần Làm văn

    a. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội b. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn họcc. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thíchd. Viết bài văn kể lại một chuyến đi

    ………..

    B. ĐỀ THI MINH HỌA

    Phần I. Đọc hiểu (5 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG

    Ông Phạm Ngũ Lão là chàng trai làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Ông có sức khỏe lạ thường, muôn người không địch nổi.

    Phạm Ngũ Lão mặt mũi khôi ngô, văn võ đều giỏi. Nhà vốn chỉ có nghề làm ruộng, đến ông mới theo nghiệp bút nghiên. Mới hai mươi tuổi ông đã có tính khẳng khái. Trong làng có người tên là Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ làm lễ ăn mừng, cả làng kéo đến mừng rỡ, chỉ Ngũ Lão không đến.

    Bà mẹ Ngũ Lão bảo rằng:

    – Con làm thế nào cho bằng người ta thì làm. Nay người ta ăn mừng, cả làng mừng rỡ, sao con không đến mừng một chút?

    Phạm Ngũ Lão thưa rằng:

    – Thưa mẹ, con chưa làm nên gì để vui lòng mẹ mà con đi mừng người ta thì con lấy làm nhục lắm.

    Nhà ở bên cạnh đường cái, có một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường vót tre đan sọt. Chợt có Hưng Đạo Vương đi qua để vào kinh, quan quân kéo đi rất đông. Quân đi mở đường thấy Ngũ Lão ngồi xếp bằng tròn bên cạnh đường, quát lên bắt phải đứng dậy. Ngũ Lão cứ ngồi nghiễm nhiên như không nghe tiếng. Quân lính cầm ngọn giáo đâm vào đùi, Ngũ Lão cũng cứ ngồi vững không động mình. Đến lúc xe Hưng Đạo Vương đến nơi, trông thấy thế lấy làm lạ gọi đến hỏi, bấy giờ Ngũ Lão mới biết là có quan quân đi qua, và quân lính đã đâm vào đùi mình.

    Hưng Đạo Vương hỏi rằng:

    – Nhà thầy kia ở đâu, sao ta đi qua đây mà cứ ngồi chững chàng làm vậy?

    Ngũ Lão thưa rằng:

    – Tôi đang mải nghĩ một việc, cho nên không biết là ngài trẩy qua đây.

    Hưng Đạo Vương lấy làm kì, hỏi đến việc học hành kinh sử thì hỏi đâu nói đấy, không sót chỗ nào, ứng đối nhanh như nước chảy.

    Hưng Đạo Vương bèn sai quân lấy thuốc dấu dịt vào vết đâm, rồi cho Ngũ Lão ngồi xe đem về kinh, tiến cử lên vua Trần Thánh Tông.

    Vua thấy người có sức khỏe, lại có học thức, cho sung chức quản vệ sĩ. Các vệ sĩ không chịu, xin đấu sức với Ngũ Lão. Ngũ Lão xin vâng, nhưng xin vua cho về nhà ba tháng để thu xếp việc nhà, rồi sẽ xin đấu sức và nhận chức luôn thể.

    Vua cho về, Ngũ Lão về nhà, ra ngoài đồng, tìm chỗ gò cao tập nhảy, cứ cách mười trượng chạy đến nhảy vọt qua gò. Tập luyện xong xuôi rồi, vào kinh đấu sức.

    Khi đấu quyền với các vệ sĩ thì không ai địch nổi. Sau Ngũ Lão thách tất cả các vệ sĩ cùng ra đấu. Các vệ sĩ xúm xít chung quanh hàng trăm người, Ngũ Lão tay đấm chân đá, nhảy nhót như bay, chạm phải ai kẻ ấy không ngũ đau thì què tay. Các vệ sĩ không tài gì mà đánh lại được, bấy giờ mới xin chịu phục.

    Vua thấy người kiên dũng làm vậy, cho theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều. Hưng Đạo Vương có lòng yêu mến, gả con gái nuôi là Nguyên quận chúa cho,

    Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường. Khi Ngũ Lão kéo quân vào đánh giặc, giặc thúc voi sấn lên, Ngũ Lão chỉ chân tay không mà sấn vào gặp đống tre nào thì vớ lấy đống tre chỗ ấy, đập vào chân voi. Voi bị đau, gầm rống lên chạy trở về, giày xéo lên cả quân Ai Lao. Ngũ Lão mới thúc quân đánh tràn sang, quan giặc tan vỡ, phải trốn về nước.

    Vì có những công to ấy, Ngũ Lão được cất lên làm Điện tiền thượng tướng quân. Đến khi mất, được phong làm thượng đẳng phúc thần, và được dân làng Phù Ủng lập miếu thờ ngay ở chỗ nhà Ngũ Lão.

    Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng – Theo Phan Kế Bính (Nam Hải dị nhân lược truyện)

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là:

    A. Miêu tả
    B. Biểu cảm
    C. Tự sự
    D. Nghị luận

    Câu 2. Câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng kể về nhân vật nào?

    A. Hưng Đạo Vương
    B. Phạm Ngũ Lão
    C. Bùi Công Tiến
    D. Trần Thánh Tông

    Câu 3. Tại sao Phạm Ngũ Lão không đến ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ

    A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.
    B. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy ganh tị khi Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
    C. Vì Phạm Ngũ Lão nhà nghèo, không có tiền để đi ăn mừng Bùi Công Tiến đỗ tiến sĩ.
    D. Vì Phạm Ngũ Lão bận rộn công việc, phấn đấu để làm vui lòng mẹ.

    Câu 4. Chi tiết Ngũ Lão bị đâm vào đùi nhưng không hề nhúc nhích cho thấy ông là một người như thế nào?

    A. Là một người không biết sợ, ra vẻ ta đây
    B. Là một người chịu đau tốt
    C. Là một người khảng khái, cương trực
    D. Là một người thích gây ấn tượng, tạo sự chú ý

    Câu 5 (1,0 điểm) Hãy tóm tắt nội dung của văn bản và cho biết câu chuyện dựa trên bối cảnh của sự kiện lịch sử nào?

    Câu 6 (0,5 điểm) Chi tiết nào cho thấy Ngũ Lão là người có tài cầm quân đánh giặc?

    Câu 7 (1,0 điểm) Những nét tính cách nào của Ngũ lão được thể hiện qua câu chuyện trên?

    Câu 8 (0,5 điểm) Nêu suy nghĩ của em về chi tiết mà mình ấn tượng nhất đối với nhân vật trong truyện.

    Phần II. Viết (5,0 điểm)

    Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) mà em ấn tượng nhất.

    ĐÁP ÁN ĐỀ THI MINH HỌA

    Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

    Câu

    Nội dung cần đạt

    Điểm

    Câu 1

    C. Tự sự

    0,5 điểm

    Câu 2

    B. Phạm Ngũ Lão

    0,5 điểm

    Câu 3

    A. Vì Phạm Ngũ Lão cảm thấy chưa làm được gì để vui lòng mẹ, nếu đi mừng người ta thì sẽ lấy làm nhục.

    0,5 điểm

    Câu 4

    C. Là một người khảng khái, cương trực

    0,5 điểm

    Câu 5

    – HS có thể tóm tắt theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được nội dung câu chuyện.

    – Bối cảnh lịch sử: Thời nhà Trần đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam.

    1,0 điểm

    Câu 6

    Những chi tiết cho thấy Phạm Ngũ Lão có tài cầm quân của Phạm Ngũ Lão:

    – Theo Hưng Đạo Vương đi đánh giặc Nguyên thì đánh trận nào cũng thắng, lập nên công trạng rất nhiều.

    – Về sau, vua nước Ai Lao đem hơn một vạn quân và voi sang cướp đất Thanh, Nghệ. Vua sai Ngũ Lão cầm quân đi đánh. Ngũ Lão sai dân chặt tre đực dài độ một trượng, chồng chất trên các vệ đường….

    0,5 điểm

    Câu 7

    Những nét tính cách của Phạm Ngũ Lão:

    – Là một vị tướng tài giỏi xuất sắc đời nhà Trần, đã có công giúp Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên ở phương Bắc và đẩy lùi sự xâm lấn của quân Ai Lao ở phía Nam.

    – Là người tính tình khẳng khái, vừa có chí lớn vừa có tài cao, đã lập công lớn giết giặc cứu nước, nêu tấm gương sáng ngời về chí làm trai cho các thế hệ thanh niên đời sau học tập.

    1,0 điểm

    Câu 8

    HS nêu chi tiết mình ấn tượng và nêu lí do thuyết phục.

    0,5 điểm

    Phần II. Viết (5,0 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn kể lại một chuyến đi

    Mở bài giới thiệu được chuyến đi. Thân bài triển khai được chi tiết chuyến đi. Kết bài nêu được cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi.

    0,25 điểm

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa).

    0,25 điểm

    c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

    1. Mở bài

    – Giới thiệu được chuyến đi: Lí do, mục đích của chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

    2. Thân bài

    Kể diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…)

    – Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,…).

    3. Kết bài

    Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ về chuyến đi.

    3,5 điểm

    d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    0,5 điểm

    e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

    0,5 điểm

    Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

    …………….

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập Văn 8 học kì 2

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *